Bức Tranh Sơn Mài Dát Vàng độc đáo Của Họa Sĩ Nguyễn Đức Nùng

Bức tranh sơn mài dát vàng độc đáo của Họa sĩ Nguyễn Đức Nùng

Được mệnh danh là một trong những những bức tranh tiêu biểu, thuộc thể loại tranh sơn mài của hội họa Việt Nam. Bức tranh “Bình minh trên nông trang” hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Quốc Gia Singapore. 

Vài nét về Họa sĩ Nguyễn Đức Nùng

Nguyễn Đức Nùng (sinh ngày 10/3/1914, mất ngày 4/1/1983) là một trong những họa sĩ tranh sơn mài xuất sắc nhất của Việt Nam.

Quê ông ở xã Phú Lâm, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Năm 1938, Nguyễn Đức Nùng tốt nghiệp trường Mĩ thuật Đông Dương và trở thành hội viên của Hội Mĩ thuật Việt Nam từ năm 1957.

Không chỉ là họa sĩ, Nguyễn Đức Nùng còn là một người chiến sĩ anh dũng trong thời kì kháng chiến chống giặc. Tham gia cách mạng từ những ngày đầu tổng khởi nghĩa. Ông từng giữ các chức vụ nhiều chức vụ quan trọng như: Trưởng ban hội hoạ Đoàn Văn hóa Cứu quốc Thừa Thiên Huế, Biên tập báo Chống giặc của Hội Liên Việt Khu IV, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mĩ thuật Việt Nam,…

Các tác phẩm sơn mài của họa sĩ Nguyễn Đức Nùng

Các tác phẩm sơn mài của ông chủ yếu là đề tài cách mạng, kháng chiến và sản xuất. Theo phong cách hiện thực với nhiều tìm tòi, thể nghiệm, sáng tạo, mang tính khái quát và có giá trị nghệ thuật cao. Tên của các bức tranh của ông thường chứa đựng sự dung dị, giản đơn. “Bình minh trên nông trang” hay “Quay tơ dệt vải” là một ví dụ điển hình.

Nguyễn Đức Nùng là một trong những họa sĩ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp nghiên cứu của Mĩ thuật Việt Nam. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông tác sáng tác trên nhiều vật liệu khác nhau. Nhưng tiêu biểu là tranh sơn mài với kỹ thuật truyền thống.

Ông đã để lại cho nền hội họa Việt Nam nhiều tác phẩm, như: Mùa mưa trên công trường (1963), Quay tơ dệt vải (1957), Đế quốc Mĩ lại thử bom nguyên tử (1958), Tình mẫu tử (1967),…

Bức tranh “Tình mẫu tử”

Bức tranh “Quay tơ dệt vải”

Nét độc đáo của bức tranh sơn mài dát vàng “Bình minh trên nông trang”

“Bình minh trên nông trang” (1958) được xem là một trong những bức tranh tiêu biểu nhất trong sự nghiệp của Nguyễn Đức Nùng.

Bức tranh là lời cổ vũ tinh thần vừa lao động vừa chiến đấu của nhân dân ta. Vì tương lai tươi sáng trong giai đoạn kháng chiến chống giặc đầy khó khăn.

Thông qua hình ảnh người đàn ông rắn rổi, ra đồng trong buổi sớm bình minh. Ánh sáng rực rỡ ấy của bầu trời như tượng trưng cho mong ước về tương lai tươi sáng. Khiến ta liên tưởng đến tinh thần cách mạng của đất nước lúc bấy giờ.

Nét đặc biệt nhất của bức tranh chính là bầu trời rực rỡ được dát vàng. Ánh vàng đã làm cho bức tranh trở nên sinh động và chân thật hơn.

Như chúng ta đã biết, thông thường vàng được dùng để làm đồ trang sức, tranh đồng mạ vàng, dát vàng, tượng Phật dát vàng,… Việc kết hợp giữa nghệ thuật dát vàng và tranh sơn mài của Họa sĩ Nguyễn Đức Nùng. Chính là một ý tưởng vô cùng mới lạ và độc đáo trong nền hội họa Việt Nam.

Hiện bức tranh đang được đặt tại Bảo tàng Nghệ thuật Quốc Gia Singapore.

Nói vê bức tranh tiến sĩ Phoebe Scott cho biết:

“Bức tranh đặc biệt bởi cách xử lý sơn mài đẹp. Nhân vật người nông dân toát lên vẻ anh hùng, mang tính biểu tượng những năm 1950 – 1960. Đây là sự bổ sung quan trọng cho tác phẩm nghệ thuật từ Việt Nam trong bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Singapore”.

Từ khóa » Tranh Sơn Mài Dát Vàng