Bức Tường Berlin - Nghiên Cứu Quốc Tế

Skip to content

Nguồn: East Germans kill man trying to cross Berlin Wall, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, lính canh Đông Đức đã bắn hạ một thanh niên đang cố gắng trốn thoát qua Bức tường Berlin vào Tây Berlin và để mặc anh ta chảy máu đến chết. Sự kiện trở thành một trong những biến cố tồi tệ nhất xảy ra tại một trong những biểu tượng xấu nhất của Chiến tranh Lạnh.

Sự kiện năm 1962 xảy ra gần một năm sau ngày Bức tường Berlin được xây dựng. Tháng 08/1961, chính quyền Đông Berlin bắt đầu dựng hàng rào thép gai tại ranh giới giữa Đông và Tây Berlin. Chỉ trong vài ngày, một bức tường bê tông đã được xây dựng, hoàn chỉnh với các tháp canh. Trong những tháng tiếp theo, rất nhiều thép gai, súng máy, đèn rọi, đồn bảo vệ, chó, mìn và hàng rào bê tông đã được dựng lên, ngăn cách hoàn toàn hai nửa thành phố. Các quan chức Mỹ lên án hành động của phía cộng sản, nhưng chẳng làm gì để ngăn chặn việc xây dựng bức tường. Continue reading “17/08/1962: Lính Đông Đức bắn người cố vượt Bức tường Berlin”

Nguồn: Berlin is divided, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, ngay sau nửa đêm, quân đội Đông Đức đã bắt đầu dựng hàng rào bằng dây thép gai và gạch để ngăn cách Đông Berlin do Liên Xô kiểm soát với Tây Berlin do các nước phương Tây dân chủ kiểm soát.

Sau Thế chiến II, nước Đức bị đánh bại đã bị chia thành các khu vực thuộc kiểm soát của Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp. Thành phố Berlin, dù về mặt kỹ thuật là thuộc khu vực kiểm soát của Liên Xô, cũng bị chia đôi. Người Liên Xô đóng ở phía đông thành phố. Sau khi cầu hàng không của Đồng Minh vào tháng 06/1948 đánh bại nỗ lực của Liên Xô nhằm phong tỏa Tây Berlin, họ đã kiểm soát Đông Berlin chặt hơn. Trong 12 năm tiếp theo, bị tách biệt hoàn toàn với phần phía Tây và về cơ bản bị chuyển thành một vệ tinh của Liên Xô, Đông Đức đã chứng kiến khoảng 2,5 đến 3 triệu người dân sang Tây Đức để tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Đến năm 1961, mỗi ngày có khoảng 1.000 người Đông Đức – bao gồm nhiều lao động có tay nghề, chuyên gia và trí thức – rời đi. Continue reading “13/08/1961: Berlin bị chia cắt”

Nguồn: Soviets agree to hand over power in West Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, nhằm thực hiện các thoả thuận đã đạt được tại nhiều hội nghị thời chiến khác nhau, Liên Xô đã hứa sẽ chuyển giao quyền lực cho lực lượng của Anh và Mỹ ở Tây Berlin. Dù việc phân chia Berlin (và cả nước Đức) thành các khu vực chiếm đóng chỉ là biện pháp tạm thời sau chiến tranh, nhưng các đường phân chia đã nhanh chóng trở thành vĩnh viễn. Thành phố Berlin bị chia đôi đã trở thành một biểu tượng cho những căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh.

Trong một số hội nghị thời chiến, Mỹ, Anh và Liên Xô đã đồng ý rằng sau thất bại của Đức, nước này sẽ bị chia thành ba khu vực chiếm đóng. Berlin, thủ đô của Đức, cũng sẽ bị chia cắt tương tự. Tuy nhiên, khi chiến tranh ở châu Âu chấm dứt vào tháng 05/1945, quân đội Liên Xô đã hoàn toàn kiểm soát Đông Đức và toàn bộ Berlin. Một số quan chức Mỹ, những người xem Liên Xô là một mối đe dọa đang nổi lên đối với hòa bình sau chiến tranh ở châu Âu, tin rằng Liên Xô sẽ không bao giờ từ bỏ quyền kiểm soát bất cứ phần nào của Berlin. Continue reading “11/07/1945: Liên Xô đồng ý chuyển giao Tây Berlin”

Nguồn: Berlin Wall opened for first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, hơn hai năm sau khi Bức tường Berlin được chính quyền Đông Đức xây dựng để ngăn chặn người dân chạy trốn chế độ cộng sản, gần 4.000 người Tây Berlin đã được phép qua Đông Berlin để thăm người thân. Theo một thỏa thuận giữa Đông và Tây Berlin, hơn 170.000 người Tây Berlin cuối cùng cũng được cho phép sang thăm Đông Berlin một ngày.

Ngày này đã được đánh dấu bằng những khoảnh khắc cảm động và cả những luận điệu tuyên truyền. Bức tường Berlin được xây dựng hồi tháng 08/1961 khiến nhiều gia đình phải ly tán, bạn bè phải chia xa. Vậy nên cuộc đoàn tụ đã diễn ra cùng những giọt nước mắt, những nụ cười, và nhiều cảm xúc, khi cha mẹ và con cái được gặp lại nhau, dù chỉ trong một thời gian ngắn. Continue reading “20/12/1963: Bức tường Berlin mở cửa lần đầu tiên”

berlin-wall-down

Nguồn: “East Germany opens the Berlin Wall,” History.com (truy cập ngày 08/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1989, chính quyền Đông Đức đã mở cửa Bức tường Berlin, cho phép người dân được tự do đi lại từ miền Đông sang miền Tây Berlin. Ngày hôm sau, người dân nước Đức bắt đầu phá dỡ bức tường trong niềm vui sướng. Một trong những biểu tượng xấu xí và khét tiếng nhất của Chiến tranh Lạnh sớm sụp đổ; những mảnh vỡ nhanh chóng được đưa về làm kỷ niệm. Động thái này của Đông Đức diễn ra sau quyết định mở cửa biên giới Áo-Hung được đưa ra vài tuần trước đó của chính quyền Hungary. Điều này về cơ bản đã chấm dứt mục đích của Bức tường Berlin khi được dựng lên, do người dân Đông Đức giờ đây đã có thể đi vòng qua nó bằng cách sang Hungary, sang Áo, từ đó qua Tây Đức. Continue reading “09/11/1989: Bức tường Berlin sụp đổ”

ss-091102-berlin-wall-22.ss_full

Nguồn: “Berlin Wall built,” History.com (truy cập ngày 14/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 15/08/1961, hai ngày sau khi đám hàng rào dây kẽm gai được dựng lên để phong tỏa lối đi lại giữa Đông và Tây Berlin, chính quyền Đông Đức bắt đầu cho xây dựng một bức tường – Bức tường Berlin – để đóng cửa vĩnh viễn lối tiếp cận sang Tây Berlin. Trong 28 năm sau đó, Bức tường Berlin được canh phòng nghiêm ngặt đã trở thành biểu tượng hữu hình nhất của Chiến tranh Lạnh, một “bức màn sắt” đúng nghĩa chia cắt châu Âu.

Sau khi Thế chiến II kết thúc, nước Đức bị chia cắt thành bốn khu vực chiếm đóng dưới sự kiểm soát của các nước Đồng Minh. Berlin, thủ đô của nước Đức, cũng bị chia cắt thành bốn khu vực tương tự, mặc dù nó nằm sâu trong vùng kiểm soát của Liên Xô. Tương lai của nước Đức và của Berlin là vấn đề lớn không thể giải quyết được trong các cuộc đàm phán hậu thế chiến, những căng thẳng tiếp tục được đẩy lên cao khi Mỹ, Anh, và Pháp quyết định thống nhất ba vùng chiếm đóng của họ thành một thực thể tự trị duy nhất – Cộng hòa Liên bang Đức (tức Tây Đức). Continue reading “15/08/1961: Bức tường Berlin được dựng lên”

Nguồn: “Reagan challenges Gorbachev to tear down the Berlin Wall,” History.com (truy cập ngày 11/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1987, trong một trong những bài phát biểu nổi tiếng nhất thời Chiến tranh Lạnh của Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, ông đã thách lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev “phá đổ” Bức tường Berlin, biểu tượng của thời kỳ đàn áp của chủ nghĩa cộng sản ở một nước Đức bị chia cắt.

Năm 1945, sau thất bại của Đức trong Thế chiến II, thủ đô Berlin bị phân chia thành bốn khu vực, trong đó Mỹ, Anh, và Pháp kiểm soát miền Tây còn Liên Xô nắm quyền ở miền Đông nước Đức. Tháng 5 năm 1949, ba khu vực ở miền Tây hợp nhất thành Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) còn miền Đông thành lập nên Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) vào tháng 10 cùng năm. Continue reading “12/06/1987: Reagan thách Gorbachev phá đổ Bức tường Berlin”

Search for: Search

Nghe podcast NCQT

Nghien cuu Quoc te

Kênh Podcast chính thức của Dự án Nghiên cứu Quốc tế (http://nghiencuuquocte.org/), dành cho các thính giả quan tâm về các vấn đề thời sự quốc tế.

Listen OnApple PodcastsListen OnExternalListen OnSpotifyListen OnPocket CastsListen OnRadioPublicChính sách Trung Đông của Trump có đưa ông vào lịch sử?

Liệu sự trở lại của Donald Trump có báo hiệu hồi kết cho áp lực của Mỹ lên người Israel và người Palestine về giải pháp hai nhà nước hay không? Câu trả lời là không. Vì điều đó phụ thuộc vào việc Donald Trump nào sẽ nắm giữ Nhà Trắng.

Xem thêm.

Search EpisodesClear Search Chính sách Trung Đông của Trump có đưa ông vào lịch sử? 24/11/2024 Sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn chưa chết 22/11/2024 Chiến tranh Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tranh thế giới? 21/11/2024 Làm thế nào để được Donald Trump tuyển dụng? 20/11/2024 Trung Quốc nên lo lắng về Triều Tiên 20/11/2024 Chủ nghĩa biệt lập Mỹ không có nghĩa là đóng cửa và ‘đoạn tuyệt với thế giới’ 19/11/2024 Tập vẫn sẽ theo đuổi “Trung Hoa Mộng” bất chấp sự trở lại của Donald Trump 18/11/2024 Chiến dịch vùng xám của Trung Quốc chống lại Đài Loan đang phản tác dụng 15/11/2024 Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam: Cơ hội và thách thức 14/11/2024 Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào? 13/11/2024 Load MoreSearch Results placeholderPrevious EpisodeShow Episodes ListNext EpisodeShow Podcast Information

Bài được đọc nhiều

  • Các vụ tấn công hàng loạt ở Trung Quốc gây lo ngại và bị kiểm duyệt Các vụ tấn công hàng loạt ở Trung Quốc gây lo ngại và bị kiểm duyệt
  • Trung Quốc nên lo lắng về Triều Tiên Trung Quốc nên lo lắng về Triều Tiên
  • Chiến tranh Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tranh thế giới? Chiến tranh Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tranh thế giới?
  • Chính sách Trung Đông của Trump có đưa ông vào lịch sử? Chính sách Trung Đông của Trump có đưa ông vào lịch sử?
  • Thế giới hôm nay: 22/11/2024 Thế giới hôm nay: 22/11/2024
  • Chuyên gia tài chính Trung Quốc bàn về VinFast, Vingroup và kinh tế Việt Nam Chuyên gia tài chính Trung Quốc bàn về VinFast, Vingroup và kinh tế Việt Nam
  • Sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn chưa chết Sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn chưa chết
  • 21/11/1776: George Washington điều Charles Lee đến New Jersey 21/11/1776: George Washington điều Charles Lee đến New Jersey
  • 23/11/1876: “Boss” Tweed bị dẫn độ về Mỹ 23/11/1876: “Boss” Tweed bị dẫn độ về Mỹ
  • Cuộc chiến ngầm của Nga chống lại ngành vận tải biển phương Tây Cuộc chiến ngầm của Nga chống lại ngành vận tải biển phương Tây

Chủ đề mới

  • ‘Black Myth: Wukong’ và sức mạnh mềm của Trung Quốc
  • Tương lai các liên kết tiểu đa phương ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương khi Trump trở lại chính trường
  • Nhiệm vụ thất bại, tàu thăm dò Luna-25 của Nga đâm vào Mặt Trăng

Tìm bài theo chủ đề

Tìm bài theo chủ đề Select Category Ấn phẩm (36) Tiếng Anh (23) Tiếng Việt (13) Biên dịch (280) Bình luận (4,176) Các vấn đề chung (1,526) Các vấn đề toàn cầu (110) Chính sách công (39) Chính trị học đại cương (95) Công nghệ (10) Kinh điển (16) Lịch sử (970) Lý thuyết QHQT (66) Nhập môn QHQT (28) Phân tích CSĐN (75) Phương pháp NCKH (11) Thuật ngữ QHQT (115) Tôn giáo (92) Từ ngữ thú vị (1) Văn minh nhân loại (84) Xã hội (42) Chính trị – An ninh (2,258) An ninh CA-TBD (570) An ninh quốc tế (752) Chính trị quốc tế (596) Địa chính trị (97) Quân sự – Chiến lược (472) Tranh chấp Biển Đông (259) Điểm sách (55) Hỏi-Đáp (378) Kinh tế – Luật pháp (849) Kinh tế chính trị quốc tế (506) Kinh tế quốc tế (286) Lịch sử kinh tế (126) Luật pháp quốc tế (82) Nghiên cứu (2) Nhân vật (339) Quốc gia – Khu vực (3,993) Ấn Độ (64) ASEAN (237) Châu Á (100) Châu Âu (593) Châu Mỹ (40) Hoa Kỳ (1,064) Nga (344) Nhật Bản (196) Tây Á – Châu Phi (201) Trung Quốc (1,685) Việt Nam (860) Sự kiện (2,637) Thế giới hôm nay (1,129) Thông báo (16) Tin tham khảo (109) Từ điển ngoại giao (31) Tư liệu (357) Video (13) Xã luận (16)

Links hữu ích

  • Báo cáo Thường niên 2023 và Kêu gọi tài trợ năm 2024

NCQT trên Telegram

Theo dõi NCQT trên Telegram để nhận được thông báo bài viết mới và các thông tin, tài liệu… hữu ích khác: https://t.me/DAnghiencuuquocte

Nhận thông báo qua Email

Nhập địa chỉ email và đăng ký để được nhận thông báo khi có bài viết mới qua email.

Địa chỉ email

Đăng ký

RSS Latest articles on FULCRUM.SG

  • Prabowo’s Overtures to China and Ramifications on the South China Sea DisputeIn one sentence, Jakarta appears to have undermined its long-standing position in the South China Sea.
  • Thailand-China Visa-Free Policy: Boon or Bane to Tourism?Thailand’s new visa-free policy for Chinese tourists is a double-edged sword.
  • Should Southeast Asia Try to Pick Up the Pieces On IPEF?The US is likely to pull out of the Indo-Pacific Economic Framework. But the remaining members should be able to advance the framework.

Từ khóa » Bức Tường Berlin ở đâu