Bức Xạ điện Từ – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
Mô tả sự lan truyền sóng điện từ hình sin, phân cực phẳng (tuyến tính) theo chiều dương trên trục z trong không gian 3 chiều, qua môi trường đồng nhất, đẳng hướng và không phân tán, như chân không. Thành phần điện trường (biểu diễn bằng các mũi tên màu xanh) dao động trên trục x còn thành phần từ trường (các mũi tên màu đỏ) dao động vuông góc, cùng pha với nó trên trục y. Có thể thấy sóng điện từ là một sóng ngang.
Bài viết về
Điện từ học
Solenoid
  • Điện
  • Từ học
  • Lịch sử
  • Giáo trình
Tĩnh điện
  • Chất cách điện
  • Chất dẫn điện
  • Cảm ứng tĩnh điện
  • Điện ma sát
  • Điện thông
  • Điện thế
  • Điện trường
  • Điện tích
  • Định luật Coulomb
  • Định luật Gauss
  • Độ điện thẩm
  • Mômen lưỡng cực điện
  • Mật độ phân cực
  • Mật độ điện tích
  • Phóng tĩnh điện
  • Thế năng điện
Tĩnh từ
  • Định luật Ampère
  • Định luật Biot–Savart
  • Định luật Gauss cho từ trường
  • Độ từ thẩm
  • Lực từ động
  • Mômen lưỡng cực từ
  • Quy tắc bàn tay phải
  • Từ hóa
  • Từ thông
  • Từ thế vectơ
  • Từ thế vô hướng
  • Từ trường
Điện động
  • Bức xạ điện từ
  • Cảm ứng điện từ
  • Dòng điện Foucault
  • Dòng điện dịch chuyển
  • Định luật Faraday
  • Định luật Lenz
  • Lực Lorentz
  • Mô tả toán học của trường điện từ
  • Phương trình Jefimenko
  • Phương trình London
  • Phương trình Maxwell
  • Tenxơ ứng suất Maxwell
  • Thế Liénard–Wiechert
  • Trường điện từ
  • Vectơ Poynting
  • Xung điện từ
Mạch điện
  • Bộ cộng hưởng
  • Dòng điện
  • Dòng điện một chiều
  • Dòng điện xoay chiều
  • Điện dung
  • Điện phân
  • Điện trở
  • Định luật Ohm
  • Gia nhiệt Joule
  • Hiện tượng tự cảm
  • Hiệu điện thế
  • Lực điện động
  • Mạch nối tiếp
  • Mạch song song
  • Mật độ dòng điện
  • Ống dẫn sóng điện từ
  • Trở kháng
Phát biểu hiệp phương saiTenxơ điện từ(tenxơ ứng suất–năng lượng)
  • Dòng bốn chiều
  • Thế điện từ bốn chiều
Các nhà khoa học
  • Ampère
  • Biot
  • Coulomb
  • Davy
  • Einstein
  • Faraday
  • Fizeau
  • Gauss
  • Heaviside
  • Henry
  • Hertz
  • Joule
  • Lenz
  • Lorentz
  • Maxwell
  • Ørsted
  • Ohm
  • Ritchie
  • Savart
  • Singer
  • Tesla
  • Volta
  • Weber
  • x
  • t
  • s

Bức xạ điện từ (hay sóng điện từ) là sự kết hợp (nhân vector) của dao động điện trường và từ trường vuông góc với nhau, lan truyền trong không gian như sóng. Sóng điện từ cũng bị lượng tử hoá thành những "đợt sóng" có tính chất như các hạt chuyển động gọi là photon.

Khi lan truyền, sóng điện từ mang theo năng lượng, động lượng và thông tin. Sóng điện từ với bước sóng nằm trong khoảng 380 nm và 760 nm có thể được quan sát bằng mắt người và gọi là ánh sáng. Môn vật lý nghiên cứu sóng điện từ là điện động lực học, một chuyên ngành của điện từ học.

Nhà toán học người Scotland là James Clerk Maxwell (1831-1879) đã mở rộng các công trình của Michael Faraday và nhận thấy rằng chính mối liên hệ khăng khít giữa điện và từ làm loại sóng này có thể tồn tại. Những tính toán của ông chứng tỏ rằng sóng điện từ có thể truyền với vận tốc ánh sáng và điều này khiến cho ông ngờ rằng chính ánh sáng cũng là một loại sóng điện từ. Năm 1888, Heinrich Hertz đã dùng điện phát ra các sóng có tính chất giống như ánh sáng và do đó đã xác nhận những ý tưởng của Faraday và Maxwell.

Mọi vật thể đều phát ra bức xạ điện từ, do dao động nhiệt của các phân tử hay nguyên tử hoặc các hạt cấu tạo nên chúng, với năng lượng bức xạ và phân bố cường độ bức xạ theo tần số phụ thuộc vào ở nhiệt độ của vật thể, gần giống bức xạ vật đen. Sự bức xạ này lấy đi nhiệt năng của vật thể. Các vật thể cũng có thể hấp thụ bức xạ phát ra từ vật thể khác; và quá trình phát ra và hấp thụ bức xạ là một trong các quá trình trao đổi nhiệt.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Phổ điện từ

Sóng điện từ được phân loại theo bước sóng, từ dài đến ngắn:

Bảng phân chia các bức xạ sóng điện từ/ánh sáng[1]
Tên Bước sóng Tần số (Hz) Năng lượng photon (eV)
Radio hay sóng vô tuyến 1 mét - 100000 km 300 MHz - 3 Hz 12.4 feV - 1.24 meV
Vi ba 1 mm - 1 mét 300 GHz - 300 MHz 1.7 eV - 1.24 meV
Tia hồng ngoại 760 nm - 1 mm 430 THz - 300 GHz 1.24 meV - 1.7 eV
Ánh sáng nhìn thấy 380 nm - 760 nm 790 THz - 430 THz 1.7 eV - 3.3 eV
Tia tử ngoại 10 nm - 380 nm 30 PHz - 790 THz 3.3 eV - 124 eV
Tia X 0,01 nm - 10 nm 30 EHz - 30 PHz 124 eV - 124 keV
Tia gamma ≤ 0,01 nm ≥ 30 EHz 124 keV - 300+ GeV

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.
  • Sóng điện từ tuân theo các quy luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ.
  • Sóng điện từ tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ.
  • Trong quá trình lan truyền sóng điện từ mang theo năng lượng.[2]

Vận tốc trong chân không

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong chân không, các thí nghiệm đã chứng tỏ các bức xạ điện từ đi với vận tốc không thay đổi, thường được ký hiệu là c=299.792.458 m/s, thậm chí không phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Hiện tượng này đã thay đổi nhiều quan điểm về cơ học cổ điển của Isaac Newton và thúc đẩy Albert Einstein tìm ra lý thuyết tương đối.

Sóng ngang

[sửa | sửa mã nguồn]

Sóng điện từ là sóng ngang, nghĩa là nó là sự lan truyền của các dao động liên quan đến tính chất có hướng (cụ thể là cường độ điện trường và cường độ từ trường) của các phần tử mà hướng dao động vuông góc với hướng lan truyền sóng.[2]

Như nhiều sóng ngang, sóng điện từ có hiện tượng phân cực.

Năng lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năng lượng của một hạt photon có bước sóng λ là hc/λ, với h là hằng số Planck và c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Như vậy, bước sóng càng dài thì năng lượng photon càng nhỏ.

Tương tác với vật chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tương tác với các nguyên tử, phân tử và các hạt cơ bản, các tính chất sóng điện từ phụ thuộc ít nhiều vào bước sóng (hay năng lượng của các photon). Dưới đây là một vài ví dụ. Xin xem chi tiết thêm ở các trang dành cho các loại sóng điện từ riêng.

Radio

[sửa | sửa mã nguồn]

Radio có ít tương tác với vật chất vì năng lượng của photon nhỏ. Nó có thể đi vượt qua khoảng cách dài mà không mất năng lượng cho tương tác, do vậy được sử dụng để truyền thông tin, như trong kỹ thuật truyền thanh.

Khi thu nạp radio bằng ăng-ten, người ta tận dụng tương tác giữa điện trường của sóng với các vật dẫn điện. Các dòng điện sẽ dao động qua lại trong vật dẫn điện dưới ảnh hưởng của dao động điện trong sóng radio.

Vi sóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tần số dao động của vi sóng trùng với tần số cộng hưởng của nhiều phân tử hữu cơ có trong sinh vật và trong thức ăn. Do vậy vi sóng bị hấp thụ mạnh bởi các phân tử hữu cơ và làm chúng nóng lên khi năng lượng sóng được chuyển sang năng lượng nhiệt của các phân tử. Tính chất này được sử dụng để làm lò vi sóng.

Điều này cũng nói lên rằng sử dụng thiết bị hay lò vi sóng thì cần đứng xa vùng có tác động của sóng lúc phát sóng, cỡ 1 m trở lên, vì các màn chắn không chắn hết được sóng.[3] Vi sóng dư tác động lên mô của ta theo hai mức độ:[4]

  • Mức nhẹ là làm biến tính một số phân tử protein trong tế bào, tức là gây sai lệch một chút cấu trúc phân tử, nó không "chết" và vẫn tham gia được vào hoạt động sống của tế bào. Nếu sai lệch này xảy ra trong phân tử DNA là nơi chứa mã di truyền, thì gọi là biến dị, và quá trình phân bào sau đó sẽ cho ra loạt các tế bào lỗi di truyền. Khi đó nếu hệ bạch huyết không đủ mạnh để loại bỏ được những tế bào lỗi này thì chúng phát triển thành ung thư.
  • Mức nặng là biến tính mạnh, phân tử không còn tham dự được vào hoạt động sống. Nếu lượng phân tử bị biến tính lớn thì tế bào chết.

Khi có nhiều tế bào chết thì được gọi là "bỏng vi sóng"[5]. Số tế bào chết nằm xen với tế bào sống, và giảm dần từ mặt da vào đến bề dày da, của sóng 2450 MHz là đến 17 mm. Hiện tượng này có thể xảy ra khi đặt laptop làm việc lên đùi, do quá gần vi sóng dư do laptop phát ra[6]. Tổn thương vi sóng không hiện ra thành vùng rõ như bỏng nhiệt truyền thống, và nhiều người không nhận ra. Thông thường thì bạch cầu dọn được các tế bào chết, nhưng việc dọn các tế bào lỗi di truyền thì tùy thuộc vào khả năng của hệ thống bạch huyết của từng cá thể, để lại nguy cơ phát sinh ung thư.

Ánh sáng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các dao động của điện trường trong ánh sáng tác động mạnh đến các tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người. Có ba loại tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người, cảm nhận 3 vùng quang phổ khác nhau (tức ba màu sắc khác nhau). Sự kết hợp cùng lúc 3 tín hiệu từ ba loại tế bào này tạo nên những phổ màu sắc phong phú. Để tạo ra hình ảnh màu trên màn hình, người ta cũng sử dụng ba loại đèn phát sáng ở 3 vùng quang phổ nhạy cảm của người.

Sóng vô tuyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Những sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài km được dùng trong thông tin vô tuyến nên gọi là các sóng vô tuyến. Người ta chia sóng vô tuyến thành: sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung và sóng dài.[2]

Lý thuyết

[sửa | sửa mã nguồn]

Lý thuyết điện từ của James Clerk Maxwell đã giải thích sự xuất hiện của sóng điện từ như sau. Mọi điện tích khi thay đổi vận tốc (tăng tốc hay giảm tốc), hoặc mọi từ trường biến đổi, đều là nguồn sinh ra các sóng điện từ. Khi từ trường hay điện trường biến đổi tại một điểm trong không gian, theo hệ phương trình Maxwell, các từ trường hay điện trường ở các điểm xung quanh cũng bị biến đổi theo, và cứ như thế sự biến đổi này lan toả ra xung quanh với vận tốc ánh sáng.

Biểu diễn toán học về từ trường và điện trường sinh ra từ một nguồn biến đổi chứa thêm các phần mô tả về dao động của nguồn, nhưng xảy ra sau một thời gian chậm hơn so với tại nguồn. Đó chính là mô tả toán học của bức xạ điện từ. Tuy trong các phương trình Maxwell, bức xạ điện từ hoàn toàn có tính chất sóng, đặc trưng bởi vận tốc, bước sóng (hoặc tần số), nhưng nó cũng có tính chất hạt, theo thuyết lượng tử, với năng lượng liên hệ với bước sóng như đã trình bày ở mục các tính chất.

Phương trình Maxwell

[sửa | sửa mã nguồn]

Có thể chứng minh dao động điện từ lan truyền trong không gian dưới dạng sóng bằng các phương trình Maxwell.

Xét trường hợp điện trường và/hoặc từ trường biến đổi trong chân không và không có dòng điện hay điện tích tự do trong không gian đang xét; 4 phương trình Maxwell rút gọn thành:

∇ ⋅ E = 0     ( 1 ) {\displaystyle \nabla \cdot \mathbf {E} =0\qquad \qquad \qquad \ \ (1)} ∇ × E = − ∂ ∂ t B ( 2 ) {\displaystyle \nabla \times \mathbf {E} =-{\frac {\partial }{\partial t}}\mathbf {B} \qquad \qquad (2)} ∇ ⋅ B = 0     ( 3 ) {\displaystyle \nabla \cdot \mathbf {B} =0\qquad \qquad \qquad \ \ (3)} ∇ × B = μ 0 ϵ 0 ∂ ∂ t E       ( 4 ) {\displaystyle \nabla \times \mathbf {B} =\mu _{0}\epsilon _{0}{\frac {\partial }{\partial t}}\mathbf {E} \qquad \ \ \ (4)}

Nghiệm tầm thường của hệ phương trình trên là:

E = B = 0 {\displaystyle \mathbf {E} =\mathbf {B} =\mathbf {0} } ,

Để tìm nghiệm không tầm thường, có thể sử dụng đẳng thức giải tích véc tơ:

∇ × ( ∇ × A ) = ∇ ( ∇ ⋅ A ) − ∇ 2 A {\displaystyle \nabla \times \left(\nabla \times \mathbf {A} \right)=\nabla \left(\nabla \cdot \mathbf {A} \right)-\nabla ^{2}\mathbf {A} }

Bằng cách lấy rôta hai vế của phương trình (2):

∇ × ( ∇ × E ) = ∇ × ( − ∂ B ∂ t )       ( 5 ) {\displaystyle \nabla \times \left(\nabla \times \mathbf {E} \right)=\nabla \times \left(-{\frac {\partial \mathbf {B} }{\partial t}}\right)\qquad \qquad \qquad \quad \ \ \ (5)\,}

Rồi đơn giản hóa vế trái (tận dụng phương trình (1) trong quá trình đơn giản hóa):

∇ × ( ∇ × E ) = ∇ ( ∇ ⋅ E ) − ∇ 2 E = − ∇ 2 E   ( 6 ) {\displaystyle \nabla \times \left(\nabla \times \mathbf {E} \right)=\nabla \left(\nabla \cdot \mathbf {E} \right)-\nabla ^{2}\mathbf {E} =-\nabla ^{2}\mathbf {E} \qquad \quad \ (6)\,}

Và đơn giản hóa vế phải (tận dụng phương trình (4) trong quá trình đơn giản hóa):

∇ × ( − ∂ B ∂ t ) = − ∂ ∂ t ( ∇ × B ) = − μ 0 ϵ 0 ∂ 2 ∂ 2 t E ( 7 ) {\displaystyle \nabla \times \left(-{\frac {\partial \mathbf {B} }{\partial t}}\right)=-{\frac {\partial }{\partial t}}\left(\nabla \times \mathbf {B} \right)=-\mu _{0}\epsilon _{0}{\frac {\partial ^{2}}{\partial ^{2}t}}\mathbf {E} \qquad (7)}

Cân bằng 2 vế (6) và (7) để thu được phương trình vi phân cho điện trường:

∇ 2 E = μ 0 ϵ 0 ∂ 2 ∂ t 2 E {\displaystyle \nabla ^{2}\mathbf {E} =\mu _{0}\epsilon _{0}{\frac {\partial ^{2}}{\partial t^{2}}}\mathbf {E} }

Có thể thực hiện các biến đổi tương tự như trên để thu được phương trình vi phân với từ trường:

∇ 2 B = μ 0 ϵ 0 ∂ 2 ∂ t 2 B {\displaystyle \nabla ^{2}\mathbf {B} =\mu _{0}\epsilon _{0}{\frac {\partial ^{2}}{\partial t^{2}}}\mathbf {B} } .

Hai phương trình vi phân trên chính là các phương trình sóng, dạng tổng quát:

∇ 2 f = 1 c 0 2 ∂ 2 f ∂ t 2 {\displaystyle \nabla ^{2}f={\frac {1}{{c_{0}}^{2}}}{\frac {\partial ^{2}f}{\partial t^{2}}}\,}

với c0 là tốc độ lan truyền của sóng và f miêu tả cường độ dao động của sóng theo thời gian và vị trí trong không gian. Trong trường hợp của các phương trình sóng liên quan đến điện trường và từ trường nêu trên, ta thấy nghiệm của phương trình thể hiện điện trường và từ trường sẽ biến đổi trong không gian và thời gian như những sóng, với tốc độ:

c 0 = 1 μ 0 ϵ 0 {\displaystyle c_{0}={\frac {1}{\sqrt {\mu _{0}\epsilon _{0}}}}}

Đây chính là tốc độ ánh sáng trong chân không. Nghiệm của phương trình sóng cho điện trường là:

E = E 0 f ( k ^ ⋅ x − c 0 t ) {\displaystyle \mathbf {E} =\mathbf {E} _{0}f\left({\hat {\mathbf {k} }}\cdot \mathbf {x} -c_{0}t\right)}

Với E0 là một hằng số véc tơ đóng vai trò như biên độ của dao động điện trường, f là hàm khả vi bậc hai bất kỳ, k ^ {\displaystyle {\hat {\mathbf {k} }}} là véc tơ đơn vị theo phương lan truyền của sóng, và x là tọa độ của điểm đang xét. Tuy nghiệm này thỏa mãn phương trình sóng, để thỏa mãn tất cả các phương trình Maxwell, cần có thêm ràng buộc:

∇ ⋅ E = k ^ ⋅ E 0 f ′ ( k ^ ⋅ x − c 0 t ) = 0 {\displaystyle \nabla \cdot \mathbf {E} ={\hat {\mathbf {k} }}\cdot \mathbf {E} _{0}f'\left({\hat {\mathbf {k} }}\cdot \mathbf {x} -c_{0}t\right)=0} E ⋅ k ^ = 0       ( 8 ) {\displaystyle \mathbf {E} \cdot {\hat {\mathbf {k} }}=0\qquad \qquad \qquad \quad \ \ \ (8)\,} ∇ × E = k ^ × E 0 f ′ ( k ^ ⋅ x − c 0 t ) = − ∂ ∂ t B {\displaystyle \nabla \times \mathbf {E} ={\hat {\mathbf {k} }}\times \mathbf {E} _{0}f'\left({\hat {\mathbf {k} }}\cdot \mathbf {x} -c_{0}t\right)=-{\frac {\partial }{\partial t}}\mathbf {B} } B = 1 c 0 k ^ × E       ( 9 ) {\displaystyle \mathbf {B} ={\frac {1}{c_{0}}}{\hat {\mathbf {k} }}\times \mathbf {E} \qquad \qquad \qquad \quad \ \ \ (9)\,}
Một trường hợp đặc biệt của sóng điện từ lan truyền theo phương z, gọi là sóng phẳng điều hòa với thành phần điện trường chỉ dao động theo phương y, E = (0, Aysin[k(z-c0t)], 0), còn từ trường chỉ dao động điều hòa theo phương x, B = (0, Axsin[k(z-c0t)], 0) = (0, [Ay/c]sin[k(z-c0t)], 0).

(8) suy ra điện trường phải luôn vuông góc với hướng lan truyền của sóng và (9) cho thấy từ trường thì vuông góc với cả điện trường và hướng lan truyền; đồng thời E0 = c0 B0. Nghiệm này của phương trình Maxwell chính là sóng điện từ phẳng.

Năng lượng và xung lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Mật độ năng lượng của trường điện từ nói chung:

u = (E.D + B.H)/2

Trong chân không:

u = (ε0|E|2 + μ0|H|2)/2

Với sóng điện từ phẳng tuân thủ phương trình (9) nêu trên, ta thấy năng lượng điện đúng bằng năng lượng từ, và:

u = ε0|E|2 = μ0|H|2

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phương trình truyền xạ
  • Phổ điện từ
  • Nguy hiểm của sóng điện từ
  • Ánh sáng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Haynes, William M. biên tập (2011). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản thứ 92). CRC Press. tr. 10.233. ISBN 1-4398-5511-0.
  2. ^ a b c Bộ Giáo Dục Đào tạo Việt Nam, Vật lý 12, Bài 22: Sóng điện từ
  3. ^ Kitchen, R. (2001). RF and Microwave Radiation Safety Handbook. Newnes. p. 60. ISBN 9780750643559.
  4. ^ Shckorbatov YG, Pasiuga VN, Kolchigin NN, Grabina VA, Batrakov DO, Kalashnikov VV, Ivanchenko DD, Bykov VN (2009): The influence of differently polarised microwave radiation on chromatin in human cells. International Journal of Radiation Biology 85 (4), p. 322–329
  5. ^ Fleck H (1983). Microwave oven burn. Bull N Y Acad Med 59 (3), p. 313–7. PMC 1911632. PMID 6573221.
  6. ^ Cẩn trọng khi đặt laptop lên đùi. Thanh Niên Online, 08/10/2010. Truy cập 11/11/2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bức xạ điện từ.
  • Electromagnetic radiation (physics) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  • Bức xạ tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • x
  • t
  • s
Bức xạ
Bài viết chính
Bức xạ không ion hóa
  • Lực bức xạ âm
  • Sóng vô tuyến
  • Vi ba
  • Hồng ngoại
  • Ánh sáng
  • Tử ngoại
Bức xạ ion hóa
  • Tia phóng xạ (Hạt alpha • Hạt beta • Tia gamma)
  • Phông phóng xạ
  • Bức xạ vũ trụ
  • Phân hạch hạt nhân
  • Tổng hợp hạt nhân
  • Phân rã phóng xạ
  • Lò phản ứng hạt nhân
  • Vũ khí hạt nhân
  • Gia tốc hạt
  • Hạt nhân phóng xạ
  • Tia X
  • Cân bằng bức xạ Trái Đất
  • Bức xạ điện từ
  • Bức xạ nhiệt
  • Sóng hấp dẫn
Bức xạ và sức khỏe
  • Xạ trị
  • Nhiễm xạ cấp tính
  • Khoa học Sự sống
  • Vật lý sức khỏe
  • An toàn laser
  • An toàn laser và hàng không
  • Bức xạ từ điện thoại di động
  • Điện tử không dây và sức khoẻ
Tai nạn phóng xạ
  • Costa Rica 1996
  • Zaragoza 1990
  • Goiânia 1987
  • Morocca 1984
Bài viết liên quan
  • Chu kỳ bán rã
  • Vật lý hạt nhân
  • Xơ cứng do bức xạ
  • Sinh học phóng xạ
  • x
  • t
  • s
Các lực cơ bản trong vật lý
Lực vật lý
  • Tương tác mạnh
      • Gluon
    • Cơ bản
    • Tàn dư
  • Tương tác điện yếu
    • Tương tác yếu
      • Boson W và Z
    • Tương tác điện từ
      • Photon
  • Tương tác hấp dẫn
      • Graviton
Bức xạ
  • Bức xạ điện từ
  • Bức xạ hấp dẫn
Tương tác phỏng đoán
  • Lực thứ năm
  • Nguyên tố thứ năm
  • Danh sách thuật ngữ vật lý
  • Vật lý hạt
  • Triết học vật lý
  • Vũ trụ
  • Weakless Universe
Cổng thông tin:
  • icon Vật lý
  • Thiên văn học
  • icon Y học
  • Hóa học
  • icon Thực vật
  • icon Sao
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • GND: 4014297-8
  • LCCN: sh85042179
  • NKC: ph135373

Từ khóa » Tính Chất Hạt Sóng điện Từ