BỨC XẠ MẶT TRỜI GÂY LÃO HÓA VÀ UNG THƯ DA - NATTIME
Có thể bạn quan tâm
Skip to content
Bức xạ mặt trời có nhiều tác hại ảnh hưởng sức khỏe và làn da của bạn. Gây lão hóa da hoặc ảnh hưởng ở các bộ phận khác. Nguy hiểm hơn là gây ra tình trạng ung thư da. Để hiểu hơn cùng mình theo dõi bài viết dưới đây nhé.
BỨC XẠ MẶT TRỜI LÀ GÌ?
Bạn có thể hiểu đơn giản về bức xạ của mặt trời là
- Bức xạ mặt trời là bức xạ hay năng lượng mà chúng ta nhận được từ mặt trời. Nó còn được gọi là bức xạ sóng ngắn. Bức xạ có nhiều dạng. Chẳng hạn như ánh sáng nhìn thấy, sóng vô tuyến, nhiệt (hồng ngoại), tia X và tia tử ngoại.
- Đo bức xạ cao hơn vào những ngày trời quang, nắng. Và thường thấp hơn vào những ngày nhiều mây. Khi mặt trời lặn hoặc có những đám mây dày che khuất mặt trời, bức xạ mặt trời được đo bằng không.
- Là năng lượng bức xạ do mặt trời phát ra từ phản ứng nhiệt hạch hạt nhân tạo ra năng lượng điện từ.
- Phổ của bức xạ gần bằng phổ của vật đen có nhiệt độ khoảng 5800 K. Khoảng một nửa bức xạ nằm trong phần sóng ngắn nhìn thấy được của phổ điện từ. Một nửa còn lại chủ yếu nằm trong phần cận hồng ngoại. Một số nằm trong phần tử ngoại của quang phổ.
- Ánh mặt trời tác động lên cơ thể là do các tia UV (bức xạ cực tím )của mặt trời.
Các loại tia UV phổ biến
- Tia UVA: bước sóng dài, nguy hiểm nhất trong 3 loại. Và là tác nhân chính gây hại cho da và sức khỏe. Khi tiếp xúc với da có thể tổn thương sâu vào các mô da. Từ 320 đến 400 nanomet là bước sóng của UVA
- Tia UVB: bước sóng ngắn hơn UVA nhưng vấn gây ra tình trạng cháy da. Từ 290 đến 320 nanomet là bước sóng của UVB
- Tia UVC: yếu nhất trong 3 loại, không thông qua được tầng ozon. Từ 100 đến 290 nanomet là bước sóng của UVC. Nhưng nó được tồn tại trong các nguồn sáng nhân tạo như đèn diệt khuẩn…
TÁC HẠI CỦA BỨC XẠ MẶT TRỜI
Bức xạ của ánh nắng mặt trời có những tác hại khó lường chúng ta không thể bỏ qua thông tin dưới đây
Gây lão hóa da
- Các rối loạn da khác liên quan đến tia cực tím bao gồm dày sừng actinic và lão hóa da sớm.
- Dày sừng kích hoạt là sự phát triển da xảy ra trên các vùng cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Dày sừng actinic là một yếu tố nguy cơ của ung thư biểu mô tế bào vảy
- Các bộ phận mặt, bàn tay, cẳng tay, cổ… đặc biệt dễ bị loại tổn thương này.
- Khi bị ảnh hưởng lâu của ánh nắng mặt trời quá mức da trở nên sạm nhăn và tổn hại nhiều. Lão hóa biểu hiện sau nhiều năm sau khi phần lớn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của một người. Có tới 90% những thay đổi về da thường được cho là lão hóa do ánh nắng mặt trời.
- Xuất hiện tàn nhang, hình thành nếp nhăn da
Suy giảm hệ miễn dịch
- Tiếp xúc nhiều với bức xạ là tác nhân gây hại đến quá trình tự bảo vệ của da. Cụ thể, da thường có lớp bảo vệ ngăn chặn các tác nhân gây tổn hại da. Nhưng tiếp xúc quá nhiều với bức xạ UV có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm giảm khả năng bảo vệ của da trước những kẻ xâm lược này.
- Lớp bảo vệ miễn dịch này bao gồm các tế bào bạch cầu chuyên biệt được gọi là tế bào lympho T và tế bào da được gọi là tế bào Langerhans.
- Sự suy giảm tầng ôzôn làm giảm khả năng bảo vệ tự nhiên của bầu khí quyển khỏi bức xạ tia cực tím (UV) có hại của mặt trời.
Tổn thương mắt
- Có nhiều tình trạng tổn thương mắt khác nhau như nổi thịt ở mắt, ung thư vùng da quanh mắt, thoái hóa điểm vàng hay đục thủy tinh thể
- Đục thủy tinh thể là việc độ trong suốt của mắt bị mất đi. Nghiêm trọng hơn của tình trạng này nếu không được điều trị sẽ dẫn đến mất thị giác vĩnh viễn. Các bức xạ của ánh nắng mặt trời mạnh sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng này
Phá vỡ cấu trúc collagen và gốc tự do
- Bức xạ tia cực tím có thể khiến collagen bị phá vỡ với tốc độ cao hơn quá trình lão hóa bình thường.
- Tiếp xúc nhiều với bức xạ sẽ dẫn đến hình thành nếp nhăn và chảy xệ ở da
- Các gốc tự do gây ra ung thư bằng cách kích thích số lượng enzym phá vỡ collage tăng nhanh.
Ung thư da
- Khi tiếp xúc với tia cực tím hoặc tia cực tím quá nhiều có thể gây cháy nắng, tổn hại lớn đến da. Lâu dần chính nó sẽ là tác nhân gây ung thư nguy hiểm
- Những tổn hại nó gây ra cho sức khỏe và da là vô cùng to lớn. Vì vậy bạn sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ da khỏi tác hại của bức xạ.
CÁCH TRÁNH TIA BỨC XẠ
- Thoa kem chống nắng: Vì các loại kem chống nắng sẽ có khả năng bảo vệ làn da tránh bị các tia bực xạ xâm nhập vào. Sẽ tránh được nguy cơ cháy da và sạm da.
- Hạn chế ra nắng từ 10 giờ sáng đến khoảng 4 giờ chiều vì lúc này nắng mạnh, là cơ hội của các tia bức xạ hoạt động. Nếu có việc cần thiết phải ra ngoài thì cần tìm những nơi có bóng râm để đi và che chắn cho da đầy đủ
- Tránh xa các bề mặt có khả năng phản chiếu ánh nắng như gương, cát và luôn che chắn khi nhà có nhưng nơi chiếu nắng bằng rèm…Vì nếu không nó sẽ phản chiếu ánh nắng lên da gây nguy cơ cháy da
- Mặc đầy đủ khẩu trang vải chống nắng, quần áo chống nắng…những chất liệu có khả năng chống nắng tốt
- Đeo kính râm bảo vệ mắt khi ra khỏi nhà.
Bài viết dưới đây đã đưa đến cho bạn những tác hại của bức xạ của mặt trời – sự nguy hiểm của nó cần được quan tâm. Hy vọng bạn sẽ có những biện pháp đúng đắn để bảo vệ sức khỏe làn da của mình.
Post navigation← Previous Bài viếtNext Bài viết → 0888893343Từ khóa » Các Loại Bức Xạ Mặt Trời
-
Bức Xạ Mặt Trời – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Loại Bức Xạ Mặt Trời: đặc điểm Và Hoạt động
-
Bức Xạ Mặt Trời Là Gì? Bức Xạ Mặt Trời Nào Có Sức Mạnh Lớn Nhất?
-
Bức Xạ Mặt Trời - Thiết Bị Ngôi Nhà
-
Các Loại Bức Xạ Do Mặt Trời Phát Ra Là Gì?
-
Bức Xạ Mặt Trời Là Gì? Bản đồ Bức Xạ Mặt Trời Tại Việt Nam
-
Bức Xạ Mặt Trời: Nó Là Gì, đặc điểm Và Các Loại | Năng Lượng Tái Tạo ...
-
[PDF] BỨC XẠ MẶT TRỜI, KHÍ QUYỂN VÀ BÀI TẬP TỰ NHIÊN ĐẠI ...
-
Đặc điểm Của Bức Xạ Mặt Trời, Các Mối Nguy Hiểm Và Hơn Thế Nữa
-
Mối Nguy Hiểm Của Các Loại Bức Xạ Và Cách Bảo Vệ Mắt - Matanhsang
-
Bức Xạ Mặt Trời Và Hệ Thống điện Năng Lượng Mặt Trời
-
Bức Xạ Mặt Trời - Ad
-
Tổng Quan Về ảnh Hưởng Của ánh Sáng Mặt Trời - MSD Manuals