Bug Là Gì? Nguyên Nhân Xuất Hiện Bug Trong Phát Triển Phần Mềm

Bug là một thuật ngữ chuyên ngành dành riêng cho các coder và tester. Thuật ngữ này để nói về các lỗi phát sinh trong quá trình phát triển phần mềm. Bug là một phần tất yếu của mọi hình thức code hiện nay. Mona Media sẽ giúp bạn tìm hiểu bug là gì, tại sao lại có bug và xử lý như thế nào khi xảy ra bug ngay trong bài viết bên dưới.

Bug là gì?

Bug là những lỗi phần mềm được tạo ra trong quá trình code. Lỗi này có thể do code sai hoặc gặp các vấn đề không tương thích. Cũng có thể là lỗi do không hiểu ý tưởng và code sai lệch với yêu cầu ban đầu.

Thông thường bug sẽ được các tester kiểm định chất lượng và phát hiện, xử lý trước khi đưa sản phẩm đến người dùng. Quá trình tìm lỗi gọi là Debug và quá trình sửa bug thì gọi là Fixbug. Đây là cách nâng cao chất lượng của một sản phẩm trước khi chúng được người dùng trải nghiệm.

Cách ghi lại Bug hiệu quả và khoa học

Muốn fixbug tốt thì quá trình debug phải tìm được bug và ghi lại một cách khoa học. Mô tả bù, cách fix và nội dung fix cùng bài học kinh nghiệm là điều quan trọng để không bị tái phạm lần sau. Nguyên tắc của ghi lại bug sẽ được thực hiện theo quy trình như sau:

Cách ghi lại bug chuyên nghiệp và khoa học:

  • Ngày phát hiện bug.
  • Triệu chứng của bug là gì. Bạn có thể miêu tả, chụp ảnh hoặc quay video lại.
  • Nguyên nhân: ghi lại nguyên nhân sau khi fixbug.
  • Cách tìm ra và xử lý bù như thế nào. Nên tạo các thư mục excel để hoàn thiện testcase trong quá trình debug.

Những báo cáo chi tiết này sẽ giúp người tiếp quản code đọc dễ hiểu hơn. Nếu gặp lỗi tương tự cũng dễ dàng tìm ra đúng chỗ sai để khắc phục. Những lý do phát triển bug trong quá trình code và test sẽ được chúng tôi chia sẻ ở bên dưới.

Nguyên nhân phát sinh bug khi lập trình phần mềm

Bug trong quá trình phát triển phần mềm có thể được tạo ra bởi rất nhiều lý do. Bỳ cần được phát hiện và Fix kịp thời để mang đến các sản phẩm ở mức độ hoàn hảo cao nhất. Dưới đây là những lý do thường gặp nhất trong quá trình code và tạo bug:

1. Bug phát sinh do yếu tố con người

Coder không phải là các siêu máy tính, trí tuệ nhân tạo. Trong quá trình code, xử lý thông tin và tìm các kỹ thuật code có thể phạm một số sai lầm. Những người trực tiếp tạo ra sản phẩm đôi lúc cũng có những sai sót ngoài ý muốn. Đó chính là nguyên nhân tạo nên bug. Cũng chính vì vậy mà mỗi sản phẩm trước khi cho ra thị trường luôn có test kiểm duyệt trong các phân đoạn và test tổng thể khi hoàn thiện sản phẩm.

2. Hiểu sai vấn đề cần code và thiết kế phần mềm

Các developer chưa hoàn toàn hiểu ý tưởng thiết kế phần mềm. Trong quá trình trao đổi có thể hiểu lầm và code theo cách hiểu của developer. Thất bại của việc trao đổi thông tin này dễ đến những đoạn code không đúng với mong muốn. Điều này rất dễ thực hiện, chỉ cần hiểu đúng ý tưởng và tiến hành code lại mà thôi.

3. Ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian

Bug được tạo ra bởi các sản phẩm bị hạn chế thời gian code. Deadline quá nhanh khiến developer hoạt động hết năng suất, căng thẳng và có những sai sót vì không thể suy nghĩ các dòng code một cách tối ưu nhất.

4. Logic design không thiết thực để code

Design phức tạp hoặc vượt quá kỹ thuật code nên không thể thực hiện được. Điều này cần có sự trao đổi tương tác giữa developer và những người có thẩm quyền để chỉnh sửa thiết kế phù hợp hơn. Hoặc gia hạn thêm thời gian, mời các coder chuyên nghiệp để cùng hợp tác và thực hiện.

5. Cách code của lập trình viên chưa thực sự hiệu quả

Một số developer trình độ chưa cao, cách viết code còn sơ sài, nhập nhằng và không tối ưu hóa. Đây cũng là nguyên nhân thường xuyên xảy ra khi phát hiện bug. Một số dự án người phát triển còn phải tìm một đội developers mới để tiến hành tìm lỗi và sửa code. Điều này còn khó hơn rất nhiều so với build một dự án code hoàn toàn mới.

6. Cách build version không đồng nhất

Nếu một function đã được test ở bản build trước và sau một vài lần build, bug hồi quy xảy ra và chúng ta không biết bug nảy sinh từ bản build nào thì rất khó để xử lý. Vì vậy chúng ta cần kiểm soát việc đặt version cho các bản build sao cho đồng nhất để tiện cho việc debug hơn.

7. Quy trình kiểm thử, tester thiếu chuyên nghiệp

Tester không kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng của sản phẩm. Việc kiểm thử thiếu chuyên nghiệp này khiến sản phẩm khi vận hành trên thực tế sẽ gây ra nhiều lỗi. Đó chính là lý do vì sao các ứng dụng, sản phẩm hiện nay đều có nâng cấp và update version mới sau một thời gian sử dụng.

Xem thêm: Tester là gì? Tester giỏi cần có những kỹ năng nào

8. Sử dụng tool có sẵn

Các tool của bên thứ 3 cung cấp có chữa lỗi. Việc sử dụng các tool có sẵn này sẽ dẫn đến lỗi trong quá trình phát triển phần mềm. Nếu có sử dụng các tool hỗ trợ cần phải test kỹ trước khi sản phẩm cho ra mắt thị trường.

9.Thay đổi thiết kế ngay trước lúc release

Trước lúc release sản phẩm đã hoàn chỉnh. Nếu thay đổi thiết kế vào thời điểm này sẽ gặp nhiều vấn đề phức tạp. Quá trình thay đổi code, tính năng, kiểm thử sẽ không có nhiều thời gian nên dễ dẫn đến sai lầm. Khi một dự án thay đổi thiết kế ở phút chót sẽ rất khó để tránh được các bug xuất hiện trong ứng dụng phần mềm. Do đó khi lập trình các phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm vàng hay phần mềm quản lý nhà hàng,… bạn cần phải kiểm tra bug hoàn chỉnh trước khi bắt đầu gửi đến khách hàng sử dụng.

Có trường hợp bug không phải là bug

Bug không phải là bug là một điều thú vị. Khi bug không phải là bug chúng sẽ thuộc vào các trường hợp chúng không thuộc đặc tả của thiết kế ban đầu. Không làm khó chịu đến người dùng hoặc ảnh hưởng đến tính năng. Bug không đến từ ứng dụng, sản phẩm mà do thiết bị của người dùng bị lỗi.

Những loại bug thường xuyên gặp phải

Trong quá trình lập trình các developer có thể gặp một số lỗi như:

Bug tí hon từ các đoạn code nhỏ có vấn đề. Đôi lúc phải mất cả ngày trời để tìm các lỗi này. Chỉ vì quên dấu chấm phẩy ‘;’ hoặc các loại dấu ngoặc ‘(), hoặc thụt lề sai. Vì thế nên xảy ra các bug ngoài ý muốn. Nhiều người đã lục tung các dòng code. Nhưng sau đó mới phát hiện ra, chúng tạo ra bug chỉ vì những sai lầm và thiết sót nhỏ.

Bug không tồn tại dù đã review code rất kỹ lưỡng. Có thể do các trình biên dịch cũ bị lỗi. Chỉ nần nâng cấp các trình biên dịch lên thì mọi chuyển sẽ ổn.

Bug loại khủng xảy ra do lỗi cú pháp, sai chính tả hoặc đặt tên biến giống nhau. Những lỗi này có thể do tính toán sai thuật toán, tài nguyên bị hạn chế hoặc dữ liệu hay truy cập bị vi phạm. Code cần phải lập trình theo cú pháp đặc biệt và theo dõi tỉ mỉ những dòng code mình đã viết. Một developer luôn nhớ mình đã viết cái gì và định vị được lỗi sai ở đâu để tìm cách xử lý nhanh chóng.

Bug ẩn thân đặc biệt không hiển thị trong trình biên dịch. Sự cố không mong muốn này xảy ra khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Chúng thường ẩn ở dạng lỗi hỏng và được nhiều người lợi dụng để hack vào hệ thống, ứng dụng…

Bug là một trong những hiện tượng đau đầu đối với các developer. Các QA/tester là người phải cần mẫn trải nghiệm và tìm lỗi trước khi sản phẩm cho ra thị trường. Hiện nay mọi ứng dụng, sản phẩm có liên quan đến code đều cần tìm lỗi, phát hiện lỗi và sửa lỗi. Quy trình debug, fixbug chính là cách hoàn thiện sản phẩm và giúp người dùng có những trải nghiệm tốt nhất.

Từ khóa » Viết Code Bug