Bụi Công Nghiệp Là Gì? Cách Phân Loại Và Xử Lý Bụi Công Nghiệp Hiện ...

Ở bài viết này Thành Vinh Phát giới thiệu đến các bạn bụi công nghiệp là gì? Cũng như vai trò cần thiết quan trọng để giữ bầu không khí trong lành tại nơi làm việc, kéo dài tuổi thọ máy móc và sức khỏe của mọi người.

Bụi công nghiệp là gì? 

Khái niệm

Bụi là tập hợp các hợp chất khác nhau có kích thước lớn nhỏ rất rõ rệt, một vài loại bụi quá nhỏ khó nhìn thấy bằng mắt thường và luôn bay lơ lửng trong không khí. Bụi được chia ra làm hai loại chính đó là bụi bay và bụi lắng, với bụi bay là các hạt bay trong không khí gọi với cái tên Aerozon còn với bụi lắng thì hạt bụi tự động đọng lại trên các bề mặt vật thể nào đó và được gọi là Aerogen.

Nguyên nhân của bụi công nghiệp

Tự nhiên 

Thông thường bụi được phát sinh ra do tự nhiên nhất là núi lửa, cháy rừng, động đất hay gió bão. Đồng thời bụi còn được sản sinh ra do chính việc sinh hoạt và sản xuất của con người thông qua quá trình làm việc, thi công sản xuất hay chế biến các sản phẩm nào đó với nguyên liệu rắn hoặc là vận chuyển sản phẩm ở dạng bột,…

Hoạt động công nghiệp 

Ngoài ra trong lĩnh vực xây dựng cũng sản sinh ra bụi rất nhiều, đặc biệt khi ngành nghề nào cho ra nhiều bụi rất dễ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và còn làm ảnh hưởng đến môi trường sống của mọi người chung quanh nữa. Chính điều này mà mọi người cần lưu ý hơn khi làm việc để phòng tránh bụi công nghiệp cùng các loại bụi khác tốt nhất.

Bụi công nghiệp

Những loại bui công nghiệp hiện nay 

Bụi công nghiệp chia theo nguồn gốc thường có các loại sau đây: – Bụi từ kim loại: gỉ sắt, Mn, Si, đồng,… – Bụi từ gỗ hay cát. – Bụi từ động vật nhất là lông. – Bụi thực vật: như phế phẩm, mạt gỗ, rác,… – Bụi từ các hóa chất: bột xà phòng, vôi, bột phần, nước thải lẫn hoá chất,…

Dựa theo kích thước

Bụi được chia theo kích thước sau:

– Bụi bay: 0,00110 micromet.

– Các hạt mù: 0,1 – 10 micromet.

– Các hạt khói: 0,001 – 0,1 micromet.

– Bụi lắng: lớn hơn 10 micromet.

Dụa theo nguồn gốc

Trong quá trình sản xuất, những hạt vật chất rất nhỏ từ hoạt động sản xuất sẽ được tạo ra. Chúng bay lơ lửng trong không khí mà với mắt thường rất khó có thể nhìn được. Những nơi như công trường xây dựng, xí nghiệp, nhà máy…sẽ có lượng bụi tập trung nhiều hơn cả.

Căn cứ vào nguồn gốc, kích thước của  bụi mà người ta phân bụi công nghiệp ra thành nhiều loại. Theo nguồn gốc có thể chia ra làm bụi hữu cơ và vô cơ. Hay dựa theo kích thước của bụi có thể chia ra làm ba nhóm. Nhóm nhìn được qua kính hiển vi; bằng mắt thường. Hoặc nhóm chỉ nhìn được qua kính hiển vi điện tử.

Trong quá trình sản xuất, những hạt vật chất rất nhỏ từ hoạt động sản xuất sẽ được tạo ra. Chúng bay lơ lửng trong không khí mà với mắt thường rất khó có thể nhìn được. Những nơi như công trường xây dựng,

Những ngành công nghiệp phát thải nhiều bụi nhất hiện nay

Ngành công nghiệp thải ra bụi nhiều nhất đó là ngành xây dựng, ngành thiết kế bàn ghế gỗ, ngành sản xuất kim loại và sản xuất các hóa chất. Bụi công nghiệp thường xuất hiện nhiều ở ngành xây dựng nhất là việc thi công đất đá, bốc nhà cửa, trộn bê tông, chế biến các bật liệu để nghiền hay nát nhỏ vật liệu.

Khi vận chuyển cũng sẽ sản sinh ra bụi, nghề sơn cũng tạo ra bụi do phun sơn lên vật liệu cũng là hành động làm cho bụi bay lơ lửng trong không trung. Ngành thiết kế bàn ghế gỗ thông qua cách mài gỗ cũng tạo ra bụi.

Sản xuất kim loại phải mài kim loại và nung hay nấu kim loại cho ra sản phẩm thích hợp nên cũng tạo ra bụi rất độc hại. Sản xuất các hóa chất cũng tạo ra bụi do việc các hóa chất trộn lẫn vào nhau tạo ra các khói bụi khác nhau có chứa chất độc hại nếu hít phải sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người

Bụi công nghiệp là loại bụi sinh ra do hoạt động sản xuất của con người thông qua quá trình gia công, chế biến sản phẩm, xây dựng, vận chuyển… Có rất nhiều loại bụi công nghiệp khác nhau:

>> Xem thêm: Tác hại của việc không vệ sinh sửa chữa máy lạnh tại văn phòng nhà xưởng.

Tác hại của bụi công nghiệp 

Đối với người lao động

Chỉ điểm sơ qua việc phân loại đã có thể thấy được tác hại của bụi công nghiệp. Trong sản xuất, loại bụi độc hại này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động máy móc và sức khỏe người lao động:

Người lao động: Phải tiếp xúc trực tiếp với quá nhiều bụi dẫn đến các bệnh về

– Tác hại đến mắt: Hạt bụi vào mắt có thể gây viêm giác mạc, viêm màng tiếp hợp làm giảm thị lực, tổn thương mắt.

Tác hại đến da: Bám vào lỗ chân lông gây bệnh viêm da, khô da, nắc nẻ, dị ứng ngứa, hoặc nghiêm trọng hơn nếu ảnh hưởng từ bụi hóa chất có thể dẫn đến ung thư.

– Tác hại đến đường hô hấp: Tùy vào nguồn gốc của bụi sẽ dẫn đến các bệnh như viêm họng, phổi, phế quản. Đặc biệt, hạt bụi có kích thước nhỏ vào phế nang có thể gây ra bệnh bụi phổi.

 Đối với máy móc, nhà xưởng

  • Hạt bụi bám vào máy móc làm cho thiết bị công nghiệp nhanh hao mòn, hư hỏng.
  •  Bụi bám vào ổ trục, bánh răng làm tăng ma sát, giảm năng suất hoạt động.
  • Bám vào mạch động cơ gây nên hiện tượng đoản mạch và cháy thiết bị

Các phương pháp phòng chống bụi công nghiệp

Hạn chế tối đa việc thải bụi công nghiệp ra môi trường

Các công ty chuyên sản xuất các chất độc hại hay thậm chí là các công xưởng sản xuất các thiết bị hay sản phẩm khác nhau phải hạn chế thải chất thải ra môi trường bên ngoài, không mài thiết bị ở môi trường ngoài để các bụi bẩn bay lơ lửng ở ngoài không khí nhiều hơn, cần có cách khắc phục ngay lập tức để hạn chế tối đa việc thải bụi công nghiệp

Hiện nay thì cách tốt nhất đó là xây dựng công ty ở nơi xa thành thị, luôn vệ sinh hợp lý các thiết bị khi sử dụng và hình thành khu sản xuất sản phẩm có chứa chất độc hại để mà loại bụi đó ít ra môi trường ngoài hơn.

Lắp đặt hệ thống xử lý bụi công nghiệp

Lắp đặt các hệ thống thông gió tại các xưởng sản xuất để có thể giảm bớt lượng bụi trong xưởng. Hệ thống hút bụi và xử lí bụi trước khi chúng thải ra môi trường xung quanh. Hoặc công nghiệp hóa, cơ khí hóa sản xuất. Sử dụng công nghệ hiện đại giúp công nhân không phải tiếp xúc nhiều với bụi.

Biện pháp tổ chức

 – Bố trí đường vận chuyển riêng biệt cho các xe chở nguyên vật liệu mang nhiều bụi.

– Tưới ẩm mặt đường vận chuyển, công trình khi trời nắng gió, hanh khô.

– Trồng nhiều cây xanh quanh khu vực nhà máy, xí nghiệp.

 Biện pháp y tế

– Khám sức khỏe định kỳ cho công nhân nhằm phát hiện, điều trị kịp thời bệnh nghề nghiệp liên quan đến hô hấp.

– Thường xuyên kiểm tra nồng độ bụi trong nhà máy để có biện pháp vệ sinh, lọc, giảm hàm lượng bụi.

Doanh nghiệp cần phải làm gì?

Trang bị đầy đủ cho công nhân, người lao động trang phục bảo hộ, khẩu trang, kính mắt,… để sử dụng khi tham gia sản xuất.

  • Bố trí, lắp đặt các hệ thống hút bụi công nghiệp, lọc bụi công nghiệp.
  • Tạo ra phòng làm việc riêng biệt đối với những công đoạn sản xuất phát sinh nhiều bụi và khí thải công nghiệp độc hại.
  • Kiểm tra thường xuyên hàm lượng bụi tại môi trường nhà xưởng, nhà máy sản xuất để kịp thời xử lý

Thành Vinh Phát hi vọng rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ mang đến những kiến thức hữu ích dành cho bạn! Quý khách hàng có nhu cầu mua túi lọc bụi có thể liên hệ đến Hotline: 0903 958 034 để được tư vấn và hỗ trợ 

0/5 (0 Reviews)

Từ khóa » Bụi Trong Sản Xuất Là Gì