Búi Trĩ Sưng đau Phải Làm Sao? (Cách Giảm đau Trĩ Nhanh)
Có thể bạn quan tâm
Búi trĩ sưng đau là nỗi ám ảnh của nhiều người, gây đau đớn, khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt của nhiều người. Vậy cách giảm sưng đau búi trĩ như thế nào hiệu quả nhanh nhất, an toàn, đơn giản thì hãy xem trong bài viết dưới đây.
Hiện tượng sa búi trĩ sưng đau là như thế nào?
Búi trĩ sưng đau do trĩ sa ra ngoài chứng tỏ bệnh đã tiến triển nặng nếu không kịp thời chữa trĩ sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Búi trĩ xuất hiện sưng tấy gây đau rát, khó chịu cho người bệnh, lúc này cần phải tìm cách giảm sưng đau búi trĩ trước khi chữa trị.
Sa búi trĩ sưng đau là hiện tượng búi trĩ bị lòi ra ngoài, sa xuống vùng hậu môn khi người bệnh đi đại tiện hoặc vận động mạnh. Đây là biến chứng của bệnh trĩ ở cấp độ trung bình đến cấp độ nặng.
Búi trĩ được hình thành do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch xung quanh trực tràng hậu môn, khiến cho khu vực này bị phình to. Ban đầu búi trĩ chỉ là những khối thịt thừa nhỏ, khi phát triển nặng sẽ phình lên và sa hẳn ra ngoài.
Triệu chứng sa búi trĩ có thể dễ dàng nhận thấy sau một thời gian chảy máu hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Chúng gây khó khăn khi đi đại tiện, ngứa ngáy hậu môn và có thể gây nhiễm trùng, làm gia tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng khi không được điều trị sớm và đúng cách.
Xem thêm: Cách nhét búi trĩ vào trong đơn giản, không đau, hiệu quả không ngờ
Cách giảm sưng đau búi trĩ đơn giản hiệu quả nhanh
Người bệnh không nên e ngại và xấu hổ khi mắc trĩ mà cần phải chủ động thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt trước khi bệnh tiến triển quá nặng. Ngoài ra người bệnh có thể kết hợp các cách giảm sưng đau búi trĩ tại nhà đơn giản hiệu quả ở dưới đây:
1. Tắm hay ngâm hậu môn trong nước ấm
Đây cũng là một giải pháp giảm sưng đau do búi trĩ hiệu quả. Nước ấm vừa có tác dụng thư giãn tinh thần, làm sạch hậu môn lại vừa có tác dụng tăng cường lưu thông máu và giảm sưng đau búi trĩ. Nếu trong nhà có bồn tắm bạn nên xả đầy nước ấm rồi ngâm mình trong đó 15- 20 phút. Một cách khác đơn giản hơn là pha nước ấm vào chậu, thêm vài hạt muối ăn và ngồi bó gối trong đó 15 phút. Tình trạng búi trĩ bị sưng và đau sẽ mau chóng được khắc phục.
2. Rửa hậu môn bằng nước sau khi đi vệ sinh
Nhiều người có thói quen dùng giấy vệ sinh lau chùi mỗi khi đi ngoài xong. Điều này vô cùng tai hại bởi việc sử dụng khăn giấy có thể khiến hậu môn bị kích ứng, ngứa rát và không thể được làm sạch. Từ đó vi khuẩn sẽ xâm nhập vào búi trĩ khiến nó bị sưng và đau hơn. Chính vì vậy các chuyên gia y tế khuyến cáo ngay cả khi bạn không bị trĩ thì vẫn nên dùng nước sạch để rửa hậu môn sau khi đi cầu thay vì dùng giấy vệ sinh tái chế và được tẩm ướp hóa chất độc hại.
3. Tránh những hoạt động làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn trực tràng
Rặn mạnh khi đi cầu, mang vác vật nặng, đứng hay ngồi trong thời gian quá lâu…đều là những hoạt động làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng và khiến cho búi trĩ sưng đau nặng hơn. Nếu bạn khó đi cầu, hãy cố gắng ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước để tránh táo bón. Bên cạnh đó sau 1-2 giờ làm việc cần đi lại vận động vài phút để kích thích lưu thông tuần hoàn máu giúp cho búi trĩ dần thu nhỏ lại.
4. Chườm đá
Chườm đá lạnh có tác dụng giảm đau tức thì và bạn có thể áp dụng bất cứ lúc nào rảnh rỗi để không phải chịu những bức bối khó chịu do búi trĩ bị sưng và đau. Cách thực hiện rất đơn giản như sau: Bạn hãy lấy vài cục đá nhỏ bọc vào chiếc khăn sạch và chườm vào hậu môn. Hơi lạnh sẽ tạm thời làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác , từ đó xoa dịu các cơn đau hiệu quả.
5. Ngồi làm việc trên một tấm đệm
Có thể bạn chưa biết việc thường xuyên ngồi trên các vật cứng như ghế gỗ hay sàn nhà… lại chính là yếu tố thuận lợi thúc đẩy búi trĩ hình thành. Chính vì vậy hãy trang bị cho mình một tấm đệm lót mông vừa vặn và có thể mang theo bên mình tới nơi làm việc hay bất cứ chỗ nào. Chắc chắn bạn sẽ không còn phải nhăn nhó vì đau mỗi khi búi trĩ sưng to.
6. Dùng thuốc giảm đau
Acetaminophen (Panadol, và Tylenol), Ibuprofen ( Advil, Medipren, và Motrin) hoặc Aspirin là những loại thuốc giảm đau thường được chỉ định cho những người có búi trĩ bị sưng và đau. Những loại thuốc tân dược này cho tác dụng rất nhanh chóng nhưng lại gây ra tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe nếu như sử dụng không đúng cách. Chính vì vậy hãy hỏi ý kiến của những người có chuyên môn về việc dùng thuốc nếu bị đau nặng để được hướng dẫn cách sử dụng thích hợp.
7. Thoa kem bôi hậu môn
Một số loại kem bôi hậu môn có chứa chất kháng viêm, giảm đau tại chỗ như Proctosedyl, Titanoreine , Hemorrhostop. Giống như các thuốc dạng uống, kem bôi cũng cho tác dụng làm dịu cơn đau và thu nhỏ búi trĩ khá nhanh. Bạn có thể nhờ bác sĩ kê cho một loại thuốc thích hợp và dự trữ sẵn trong tủ thuốc để lấy ra sử dụng ngay mỗi khi búi trĩ bị sưng và đau.
8. Xông búi trĩ
Đây là biện pháp dân gian được áp dụng từ xưa đến nay, bạn có thể dùng các loại lá như lá sung, lá tía tô, rau diếp cá, lá kinh giới,... đun sôi sau đó đổ ra thau to xông vùng hậu môn cho đến khi hơi nóng không còn nữa, dùng khăn mềm sạch lau khô lại vùng hậu môn. Lưu ý không nên để quá gần nước xông vì sẽ làm bỏng vùng hậu môn dẫn đến tình trạng nặng hơn.
Xem thêm: Người bị bệnh trĩ nên ăn gì và không nên ăn gì (Chế độ khoa học)
Các bài thuốc dân gian giúp giảm sưng đau búi trĩ an toàn
Người bệnh có thể tham khảo thực hiện các bài thuốc dân gian làm giảm sưng đau búi trĩ dưới đây. Các cách này được nhiều người áp dụng bởi nguyên liệu dễ kiếm, dễ thực hiện và không có tác dụng phụ.
- Cách chữa đau trĩ bằng lá trầu không:
Bạn dùng một nắm lá trầu không rửa sạch, đem nấu với nước tương tự như nấu trà. Đun sôi khoảng 10 phút nước trong nồi sẽ chuyển sang màu vàng nhạt. Bạn tắt bếp, gạn nước ra một cái chậu nhỏ, chờ cho nguội rồi ngồi vào ngâm hậu môn.
Thực hiện mỗi lần 15 phút x 2 – 3 lần/ngày. Tinh dầu tiết ra từ lá trầu có thể giúp se búi trĩ, giảm đau, diệt khuẩn nhờ có đặc tính kháng sinh.
- Ăn và đắp lá bỏng giảm búi trĩ sưng đau:
Theo y học cổ truyền, lá bỏng có tác dụng tiêu thũng, kháng viêm, giảm đau. Để đạt được hiệu quả này, bạn hãy hái lá bỏng ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần ăn 4 lá.
Bên cạnh đó, kết hợp giã 2 lá bỏng đắp vào hậu môn trước khi đi ngủ. Để qua đêm sáng hôm sau mới rửa sạch lại.
- Trị đau trĩ tại nhà bằng lá lốt:
Là lốt là phương thuốc chữa bệnh trĩ được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền nhờ tác dụng kháng viêm, giảm đau.
Bạn có thể lấy lá lốt nấu nước xông và ngâm hậu môn mỗi ngày một lần. Để tăng hiệu quả, nhiều người còn cho thêm một số nguyên liệu khác vào nồi nước nấu như ngải cứu, lá sung hay củ nghệ vàng tươi hay lá cúc tần.
Xem thêm: Cách nhận biết bệnh trĩ: Phát hiện sớm, điều trị sớm (Chính xác nhất)
Cách phòng tránh sa búi trĩ sưng đau nên áp dụng
Để hiện tượng sưng đau búi trĩ không tái phát, bệnh trĩ khỏi hoàn toàn thì người bệnh cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ sau điều trị ở dưới đây:
- Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn. Tăng cường tiêu thụ chất xơ có thể phòng tránh táo bón - nguyên nhân chính gây ra trĩ. Chất xơ có khá nhiều trong rau củ quả cũng như ngũ cốc nguyên hạt. Tăng cường chất xơ giúp khiến cho mềm phân, giúp giảm căng ở vùng hậu môn lúc đại tiên - lý do chính dẫn tới trĩ.
- Uống nhiều nước. Bổ sung đủ nước giúp phòng ngừa táo bón. Bạn buộc phải uống 6-8 cốc nước, mỗi cốc 240 ml mỗi ngày. Nước làm cho mềm phân và giúp nhu động ruột diễn ra suôn sẻ hơn. Bước này đặc biệt quan trọng cho người đang tăng cường chất xơ vì không uống đủ nước khi tăng tiêu thụ chất xơ có thể dẫn đến táo bón hoặc làm táo bón trở nặng.
- Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng nhu động ruột để ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp giảm cân, từ đấy giảm áp lực lên trực tràng dưới cũng như hậu môn để ngăn ngừa bệnh trĩ.
- Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Nhịn đại tiện có thể khiến cho táo bón trở nặng cũng như kích thích căn bệnh trĩ. Bạn nên ở gần nhà vệ sinh lúc tới giờ phải đi đại tiện để có thể đi ngay lúc cảm thấy có nhu cầu.
- Tránh ngồi quá lâu. Ngồi lâu khiến cho tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng dưới và hậu môn, góp phần gây bệnh trĩ. Nếu công việc cần ngồi rất nhiều, bạn phải đứng dậy và vận động dù chỉ trong vài phút lúc được giải lao.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề búi trĩ sưng đau hy vọng đã giúp mọi người có thêm những kiến thức cần thiết và hữu ích. Nếu còn điều gì thắc mắc cần giải đáp bạn hãy liên hệ ngay hotline 0243 9656 999 để được tư vấn miễn phí.
Các tìm kiếm liên quan đến búi trĩ sưng đau
cách giảm sưng búi trĩ
cách chữa bệnh trĩ tại nhà
trĩ nội
cách làm co búi trĩ ngoại
bệnh trĩ ngoại
trĩ ngoại độ 1
trĩ nội độ 2
hình ảnh bệnh trĩ
Từ khóa » Sung Trĩ
-
3 Cách Dùng Quả Sung Chữa Bệnh Trĩ đơn Giản Mà Hiệu Quả. Áp Dụng ...
-
Quả Sung Chữa Bệnh Trĩ Mang Lại Hiệu Quả Không Ngờ - YouMed
-
10 Cách Giảm Sưng đau Trĩ Nhanh Chóng Tức Thời - COTRIPRO Gel
-
8 Biện Pháp Khắc Phục Tại Nhà Cho Bệnh Trĩ | Vinmec
-
Bệnh Trĩ Từ A đến Z: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Súng Cắt Trĩ Và Phụ Kiện Súng Cắt Trĩ
-
3 Cách Dùng Quả Sung để Trị Bệnh Trĩ Hiệu Quả, Khỏi Nhanh
-
Bất Ngờ Với Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Quả Sung ít Ai Biết
-
Bệnh Trĩ Ngoại: Triệu Chứng, Cách điều Trị, Có Nguy Hiểm Không?
-
Dùng Quả Sung Chữa Bệnh Trĩ đúng Cách - Dược Phẩm Vinh Gia
-
Cách Giảm Sưng Đau Búi Trĩ Cấp Tốc (Tại Nhà + Thuốc)
-
Bệnh Trĩ Là Gì? Dấu Hiệu & Cách Điều Trị [CHUYÊN GIA KHUYẾN ...
-
Sử Dụng Lá Sung Chữa Bệnh Trĩ Có Hiệu Quả Không?