Build 1 Bộ Máy Tính để Bàn CHƠI GAME đúng Cách [Build PC ...

Sở hữu 1 bộ máy tính để bàn chơi game là mong muốn của bất kỳ game thủ nào. Nhiều bạn có dự định tự tay xây dựng một case máy tính.cho riêng mình nhưng lại không biết nên bắt đầu từ đâu,.xây dựng cấu hình như thế nào cho hợp lý,.làm sao để tối ưu về cả hiệu quả sử dụng lẫn số tiền bỏ ra. Chính vì vậy hôm nay, mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân.về những lưu ý khi tự build bộ cấu hình máy tính bàn PC chơi game -.bước đầu tiên trước khi lắp đặt trọn vẹn case máy tính Desktop PC.

Cách chọn linh kiện máy tính sao cho phù hợp nhất,.nên chú trọng chọn những linh kiện nào cho máy tính,.cấu hình nào thì phù hợp với mức tài chính đang có. Chúng ta cùng thảo luận với nhau về những vấn đề này.

build cấu hình máy tính để bàn

Chọn cấu hình máy tính cực kì quan trọng

→ Xem thêm: Mua máy tính để bàn chơi game ở đâu uy tín ?

1. Lưu ý khi tự xây dựng cấu hình máy tính

Có một số lưu ý nhỏ trước khi bạn quyết định mua linh kiện.về và tự tay lắp ráp một cây máy tính để bàn cho mình. Đó chính là: chi phí bỏ ra bao nhiêu thì sẽ build được một bộ cấu hình.chất lượng đúng với giá trị của nó. Xây dựng cấu hình như mình mong muốn thì sẽ phục vụ được những mục đích gì. Nên chọn mua linh kiện mới hay các sản phẩm đã qua sử dụng.

Lưu ý khi tự build cấu hình bộ máy tính bàn PC

Bộ cấu hình máy tính gồm nhiều thành phần khác nhau

1.1. Sử dụng cho nhu cầu trước mắt

Trong số rất nhiều bạn tự build máy tính thì chỉ phục vụ nhu cầu trước mắt,.đáp ứng được cấu hình các tựa games mà mình sẽ chơi. Tối giản hóa cấu hình linh kiện để tiết kiệm chi phí nhất có thể mà.không cần nghĩ đến việc liệu sau này bộ PC của mình có thể nâng cấp được tối đa đến đâu,.chi phí phát sinh ra sao.

Ưu điểm khi build bộ máy tính theo cách này là tiết kiệm chi phí tối đa,.đáp ứng đúng nhu cầu tại thời điểm mua. Ngược lại, nhược điểm là khó sử dụng được lâu dài,.hoặc về sau chơi game, làm việc sẽ giảm hiệu suất. Vì các tựa game, ứng dụng làm việc hiện nay luôn được cập nhật.phiên bản với các tính năng mới liên tục.

1 - 2 thay đổi thì không có gì đặc biệt nhưng về lâu dần thì máy tính.của bạn sẽ không bắt kịp được những yêu cầu mới đó. Dẫn đến việc bạn phải nâng cấp cấu hình của mình 1 lần nữa. Vừa mất thời gian, vừa mất tiền để xây dựng lại hệ thống.

1.2. Cấu hình quá cao so với mục đích sử dụng

Nhóm người dùng thứ hai thì sẽ làm sao cho case PC của mình thật mạnh ngay từ lúc bắt đầu. Chọn các linh kiện giá đắt, thông số kỹ thuật cao nhưng.chỉ phục vụ nhu cầu chơi game, làm việc tầm trung. Ví dụ xây dựng cấu hình gồm CPU Intel i7-9700F,.card đồ họa Gigabyte GeForce GTX 1660 Super,... những chỉ dùng trong chơi game Liên Minh Huyền Thoại,.hay chỉnh sửa hình ảnh với phần mềm Photoshop thông thường. 

Ưu điểm ở đây là việc chơi game hay thao tác trên ứng dụng cần dùng một cách mượt. Việc cập nhật, update của nhà phát hành cũng sẽ không gây ảnh hưởng.gì đến quá trình trải nghiệm của bản thân. Thậm chí bạn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài. Bạn sẽ không cần phải suy nghĩ đến việc rằng ngày mai cập nhật mới.thì liệu rằng mình chơi game có lag không,.và thậm chí bạn có thể sử dụng để chơi game trong vòng từ 3 – 5 năm.

Nhưng vẫn tồn tại vấn đề trong cách ráp PC này. Nhược điểm là chi phí đầu tư cao hơn nhiều so với nhu cầu sử dụng. Nếu nhu cầu sử dụng máy tính không còn cao nữa thì giá trị bộ máy tính.của mình không được nhiều như khi build. Điều này dẫn đến hiệu quả, giá trị sử dụng không được tối ưu như kì vọng.

1.3. Kết hợp các linh kiện với nhau không hợp lý

Trường hợp thường gặp phải khi bắt đầu.tự xây dựng một cây máy tính.PC là việc thiết lập sai cấu hình. Không tối ưu được hiệu quả của từng linh kiện đã chọn. Vì chưa đủ kiến thức về các linh kiện cần có trong bộ máy tính dẫn đến chọn sai,.không tương thích với nhau. Hoặc chọn linh kiện này có hiệu năng cao nhưng bộ phận khác lại không hỗ trợ được. Từ đó mà gây ra những hiểu lầm, đánh giá không đúng về các sự lựa chọn ban đầu.

Chúng ta cần xác định đúng và rõ được nhu cầu cũng như khả năng tài chính của bản thân.tại thời điểm build một cách kỹ lưỡng nhất. Nên chọn mua linh kiện với dòng đời sản phẩm mới. Vì các sản phẩm linh kiện máy tính thường có vòng đời nhất định.theo từng giai đoạn riêng của từng nhà sản xuất. Tuy nhiên, giá thành linh kiện sẽ vẫn ở mức ổn định và.phù hợp với nhu cầu người dùng từ 3 - 5 năm.

Một ví dụ về vòng đời card màn hình rời chuyên dùng.trong các bộ máy tính chơi game là card VGA cũ với GPU từ NIVIDIA GTX 1060. Ngày nay, chúng đã được thay thế nhiều hơn.bởi NVIDIA GeForce GTX 1660 Super tại thời điểm năm 2020. Mang trong mình nhiều tính năng mới,.hỗ trợ tốt ở nhiều tựa games hơn nhưng giá thành sản phẩm không chênh lệch quá nhiều so với card màn hình đời cũ. Hay còn trường hợp là sử dụng RAM DDR3 để hỗ trợ dòng CPU Intel Pentium G4400. Điều này là không thể.

→ Tham khảo thêm: Cấu hình bộ máy tính PC chơi game 10 triệu

2. Chọn lựa cấu hình linh kiện máy tính

Cần chú trọng lựa chọn các linh kiện cần thiết nhất của bộ máy tính bàn PC.trước khi sắm cho mình bộ phụ kiện gear. Các linh kiện quan trọng gồm có bộ xử lý CPU, bo mạch chủ mainboard,.bộ nhớ trong RAM, card màn hình VGA, ổ cứng lưu trữ SSD/HDD/M.2, nguồn máy tính PSU. Trong đó, cần lựa chọn kỹ lưỡng CPU,.mainboard và VGA để có thể tối ưu nhất về chi phí bỏ ra.

2.1. Lựa chọn bộ xử lý CPU

Cần lựa chọn một chip xử lý CPU đủ mạnh để xử lý các tác vụ ứng dụng,.phần mềm, tựa game đang hướng đến. Mỗi phần mềm hoặc trò chơi đều có các yêu cầu cấu hình tối thiểu riêng. Bạn nên tham khảo trước trên mạng để tối ưu nhất lựa chọn của mình.  

bộ xử lý cpu từ build máy tính

AMD và Intel là 2 thương hiệu sản xuất chip xử lý máy tính tốt nhất thế giới

2.1.1. Thương hiệu CPU nổi tiếng

Hiện nay đang có 2 nhãn hiệu hàng đầu là CPU Intel và AMD. Cả hai đều đã được chứng minh về chất lượng.và tính hiệu quả trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mỗi hãng đều có những ưu và nhược điểm khác nhau trên từng phân khúc sản phẩm. Điều quan trọng nhất khi mua CPU là nó có đủ mạnh.để đáp ứng nhu cầu của bạn hay không thôi. Không cần thiết phải chọn CPU quá mạnh như Intel Core i9-10900 để chỉ chơi Liên Minh Huyền Thoại,.hay đá Fifa, trong trường hợp này thì i3-9100F hay G5400 cũng quá tốt rồi.

Còn khi cần làm việc render đồ họa nặng như Premiere thì nhất thiết phải chọn những CPU.có số nhân/luồng cao để xử lý nhanh hơn như AMD Ryzen 7 3700X, i7 10700, i7 11700,...

2.1.2. Thế hệ, vòng đời bộ xử lý

Cả Intel và AMD đều có kế hoạch, vòng đời sản phẩm CPU riêng theo từng năm. Các CPU đời mới sẽ có nhiều tính năng, cập nhật mới riêng tùy theo từng phân khúc sản phẩm. Tùy vào mức tài chính dự trù để build bộ máy tính PC để bàn.của bạn mà chọn lựa sao cho phù hợp.

Các CPU đời mới luôn có giá cao hơn các thế hệ cũ cùng phân khúc.(và đây là điều hiển nhiên đối với tất cả các sản phẩm linh kiện). Bộ xử lý đời sau có thể thiết kế với chuẩn tương thích khác hơn so với đời trước.kéo theo việc chọn lựa mainboard cũng sẽ thay đổi. Ví dụ như CPU thế hệ 10, 11 mới nhất của Intel (Core i5 10400, i5 11400).sẽ sử dụng chân cắm socket LGA1200 khác biệt hoàn toàn so với thế hệ 9 (CPU Core i5 9400).

2.1.3. Hiệu năng làm việc của CPU

Người dùng có thể tìm hiểu khả năng hoạt động của CPU.bằng các phương tiện Internet khác nhau. Chúng ta có thể tìm kiếm thông tin của từng CPU thông qua các trang đánh giá chuyên sâu.trên Google, Facebook hay Youtube. Search tên CPU mà bạn quan tâm kèm theo các từ khoá như "đánh giá", “review”,.“điểm benchmark”, “so sánh”, “gaming”, "làm việc đồ họa".

Ví dụ: “CPU Intel Core i5-9400F gaming”, bạn sẽ thấy có rất nhiều video nói về hiệu năng của con i9-9400F.bằng cách chơi thử những game phổ biến nhất hiện nay. Đây là một phương pháp vô cùng trực quan để bạn biết được mức độ hoạt động.của CPU qua nhiều bài đánh giá ở các trang uy tín.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các cấu hình tại các.phòng net nếu muốn build máy tính chơi game. Bạn có thể trải nghiệm hiệu năng thực tế và kiểm tra cấu hình tại phòng game ngay lập tức. Bây giờ vẫn còn nhiều phòng game trang bị CPU Pentium G4400 hoặc G4560 để kinh doanh. Vì sao chúng ta nên tham khảo, lí do là các phòng net luôn cố gắng xây dựng những bộ cấu hình tối ưu nhất.về cả hiệu năng và giá cả để tăng lợi nhuận nhiều nhất.

2.2. Mainboard hợp lý nhất

Bo mạch chủ - mainboard thường gây ra nhiều khó khăn.với những bạn mới bắt đầu build cấu hình. Mainboard có rất nhiều loại và giá thành thuộc nhiều phân khúc khác nhau. Thấp từ 1 triệu đồng cho đến cao là hàng chục triệu đồng. Hiện tại đang có 2 dòng main chính hỗ trợ cho CPU của Intel và AMD. Mỗi mainboard lại được thiết kế theo nhiều công nghệ, chipset khác nhau. Nhưng điều bạn nên quan tâm nhất là lựa chọn bo mạch chủ sao cho đáp ứng được đầy đủ những tính năng cần dùng.

Các dòng mainboard thường gặp được phân chia thành 4 phân khúc thấp, trung, cao cấp, siêu cao cấp. Được kí hiệu bằng 4 hậu tố thường gặp trên các linh kiện main như: H thấp, B trung, Z cao, X siêu cao cấp. 

lưu ý khi tự build cấu hình của bộ máy tính bàn

Dòng mainboard mới nhất Z490 cao cấp

2.2.1. Không quan trọng mainboard đắt tiền

Nếu bạn là một người dùng bình thường thì không cần quá lo lắng.vì mình sẽ lựa chọn một bo mạch chủ giá rẻ. Vì mỗi phân khúc mainboard đều được sản xuất ra nhằm phục vụ từng đối tượng người khác nhau. Các mainboard giá rẻ tuy không hỗ trợ nhiều tính năng chuyên biệt.nhưng vẫn sẽ đáp ứng được những tối thiểu nhất của một cây máy tính. Chúng ta nên quan tâm một số điểm sau khi lựa chọn mua mainboard.

2.2.2. Có tương thích với linh kiện khác không

Mainboard có tương thích được với CPU hay không. Ví dụ bạn dự định dùng CPU Intel loại chân cắm socket LGA1151 thì.hãy chọn main tương thích socket LGA1151. CPU Intel Core i9-10900K thì sẽ chọn main có socket LGA1200 như Asus Prime H410M-A. Main có hỗ trợ ép xung (overclock) cho CPU hay không. Trong trường hợp CPU của bạn thuộc loại có khả năng overclock thì nên chọn loại main trang bị tính năng hỗ trợ việc này.

Ví dụ CPU Core i7-7700K có Overclock,.còn i7-7700 thì không. Mainboard thuộc dòng Z và X (ví dụ như Z270, X299) mới có khả năng Overclock CPU,.còn các bo mạch chủ khác như dòng H và B thì không hỗ trợ ép xung. Tiếp theo đó là bo mạch chủ có hỗ trợ các cổng kết nối cần thiết với nhu cầu sử dụng hay không. Mainboard hỗ trợ bao nhiêu khe cắm RAM, tốc độ RAM như thế nào.

2.3. Card màn hình rời liệu có cần thiết

Nếu bạn là người đang hướng đến mục đích chơi game.hay làm việc đồ họa tầm trung trở lên thì card màn hình rời VGA.là linh kiện không thể thiếu trong một case PC để bàn. Hầu hết khi chơi game hay làm đồ họa thì GPU chịu một phần trách nhiệm không thua kém gì CPU.ở quá trình xử lý thông tin đồ họa và xuất hình ảnh lên màn hình. Chip xử lý đồ họa GPU hiện nay có 2 nhà sản xuất chính nhưng.lại có rất nhiều thương hiệu card màn hình cho bạn lựa chọn.

Mỗi hãng lại có những ưu và nhược điểm khác nhau riêng. Thiết kế của từng card màn hình cũng có sự khác biệt riêng. Tuy nhiên về hiệu năng sử dụng của chúng thì cũng đã rất nhiều bài đánh giá chi tiết.trên các kênh thông tin trên internet. Bạn chỉ cần chọn lựa sao cho hợp lý với nhu cầu bạn đang cần. Cuối cùng là tìm đến các cở sở phân phối chính hãng những card màn hình này. Gigabyte, Asus, MSI, Zotac, Sapphire, Galax, Colorful, Inno3D,… là những thương hiệu card VGA được biết đến nhiều ở Việt Nam.

Card màn hình rời liệu NVIDiA

Cần chọn đúng VGA thích hợp để tối ưu chi phí

2.3.1. Card màn hình chơi game

Với nhu cầu chơi game thì VGA và CPU là 2 món linh kiện rất quan trọng. Khi chơi game việc xử lý hình ảnh có tốt hay không quyết định phần lớn đến tỷ lệ thắng của người chơi. Chất lượng hình ảnh hiện thị, tốc độ làm mới khung hình phụ thuộc hoàn toàn vào GPU của card đồ họa. Đối với các bộ máy tính chơi game hiện nay,.bạn có thể chọn một CPU không có nhân đồ họa để tối ưu chi phí đầu tư cho VGA khỏe hơn.để phục vụ chơi game.

NVIDIA GeForce GTX 1650 Super, 1660 Super đang rất được ưa chuộng và.dùng trong phân khúc card đồ họa tầm trung. Ngoài ra, còn có card màn hình với GPU AMD,.bạn có thể tham khảo Radeon RX570, RX580 hay RX 5500XT, RX 5700 XT, ....

2.3.2. Card màn hình làm đồ họa

Đối với các công việc đồ họa tầm trung trở lên thì.card chơi game hay dòng card đồ họa tầm trung cũng có thể sử dụng. Tuy nhiên với các tác vụ nặng yêu cầu tính năng đặc biệt như V-Ray.thì cần đến card màn hình cao cấp, chuyên dụng hơn. Có thể kể đến NVIDIA GeForce RTX, NVIDIA Quadro, AMD Pro,.... 2 mẫu NVIDIA GeForce RTX 2080Ti và NVIDIA Quadro RTX 8000 đang là 2 model card đồ họa khủng long hiện nay.   

2.4. Bộ nhớ RAM chuẩn hiệu năng

RAM là một trong những linh kiện dễ lựa chọn nhất khi tự build máy tính để bàn PC. Vì đây là bộ phận bạn chọn lựa theo quy chuẩn của CPU và mainboard hỗ trợ. Hiện tại phổ biến có 2 chuẩn RAM là DDR4 và DDR3. Điều chúng ta quan tâm là dung lượng và tốc độ xử lý bus RAM. Dung lượng bộ nhớ RAM bao nhiêu là đủ? Hiện tại, mức 16 GB là mức RAM được nhiều người lựa chọn. 8 GB dung lượng là tối thiểu trong một cây máy tính.

Trong trường hợp không có nhu cầu nhiều đến việc đa nhiệm ứng dụng, phần mềm, livestream,.giải trí cùng một 1 lúc thì việc sử dụng 16 GB hay nhiều hơn sẽ không hợp lý. Còn về tốc độ xử lý thì bạn nên chọn những RAM.có tốc độ xử lý bus RAM lớn hơn 1 chút so với thông số mà CPU quy định.

Bộ nhớ RAM chuẩn hiệu năng

RAM góp phần tăng tốc độ xử lý cho hệ thống

2.5. Ổ cứng HDD, SSD lưu trữ dữ liệu

Đối với linh kiện ổ cứng người dùng có 2 sự lựa chọn phổ biến.như ổ cứng truyền thống HDD, ổ cứng thể rắn SSD. Mỗi loại ổ cứng lưu trữ lại có những quy chuẩn khác nhau để quyết định tốc độ đọc/ ghi dữ liệu của từng linh kiện. Thông thường chúng ta sẽ được biết rằng SSD.có tốc độ nhanh gấp nhiều lần so với HDD. Và SSD M.2 là một trong những chuẩn ổ cứng có độ bền và tốc độ cao nhất hiện nay.

ổ cứng ssd máy tính chơi game

SSD M.2 là chuẩn ổ cứng tốc độ cao hiện nay

Bạn nên chọn mua 1 ổ cứng SSD và 1 ổ cứng HDD dùng cho case PC. Vì giá thành của SSD cao hơn so với HDD rất nhiều. SSD của bạn gánh trách nhiệm lưu trữ ứng dụng, phần mền để chạy, load nhanh hơn. HDD sẽ dùng làm ổ cứng lưu trữ dữ liệu cần thiết.

2.6. PSU đủ công suất

Nguồn máy tính hay PSU được coi là trái tim của một case máy tính PC để bàn. Nó chịu trách nhiệm cung cấp điện năng đến toàn bộ hệ thống linh kiện sử dụng. Để case PC hoạt động ổn định, độ bền cao thì PSU cũng phải thật chất lượng và đáp ứng đủ công suất cấp điện. Vậy làm sao để xác định được nguồn có công suất bao nhiêu thì phù hợp?

Trang tính nguồn công suất Asus

Trang tính công suất nguồn máy tính của ASUS

Có nhiều cách để tính công suất cho nguồn máy tính. Nhưng để chính xác thì bạn nên tham khảo các trang website tính công suất linh kiện máy tính.của những nhà sản xuất nguồn máy tính hàng đầu trên thế giới. Một số trang web nổi tiếng có site tính công suất nguồn có thể kể đến như: outervision.com, bequite.com, newegg.com, coolermaster.com, seasonic.com, asus.com,... Sau khi tính được hiệu suất tiêu thụ ước tính thì bạn chọn mua một PSU.có công suất lơn hơn một chút để sử dụng thoải mái hơn,.cung cấp điện năng tốt hơn cho cả các linh kiện mở rộng khác.

2.7. Hệ thống tản nhiệt

Máy tính chơi game khi hoạt động các tác vụ nặng sẽ tạo ra nhiều nhiệt, và việc trang bị một hệ thống tản nhiệt là vô cùng cần thiết. Thông thường một số card đồ họa thường tích hợp thêm quạt tản nhiệt. Nếu bạn lựa chọn card đã tích hợp thì không cần mua thêm. Nếu không sẽ cần thêm một chiếc quạt tản nhiệt để làm giảm nhiệt độ máy trong quá trình sử dụng.

tản nhiệt nước custom pc

Hệ thống tản nhiệt nước custom trên PC Gaming

Có 2 loại hệ thống làm mát được nhiều người sử dụng đó là tản nhiệt khí và tản nhiệt chất lỏng. Tản nhiệt khí có ưu điểm là tiết kiệm chi phí và dễ dàng lắp đặt. Còn tản nhiệt chất lỏng sẽ giúp tản nhiệt tốt hơn, nhưng lại có mức giá đắt hơn và quá trình lắp ráp phức tạp hơn. Do đó bạn cần cân nhắc giữa 2 hệ thống làm mát này.

2.8. Các bộ phận khác cần có

Ngoài các linh kiện trên thì màn hình, bàn phím, chuột, vỏ case máy tính là những bộ phận cũng không thể thiếu khi sử dụng bộ máy tính để bàn. Tuy nhiên các linh kiện này thì tùy vào sở thích, khả năng tài chính của từng cá nhân mà sẽ có những lựa chọn khác nhau. Chúng không quá ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của máy tính quá nhiều. Đơn giản chỉ là việc chọn lựa sao cho thoải mái nhất với từng cá nhân mỗi người.

Bộ Gear tốt là không thể thiếu

Bộ Gear tốt là không thể thiếu

3. Lợi ích khi tự build cấu hình máy tính chơi game

tự build máy tính

Tự lắp cây máy tính theo màu sắc

Tự build cấu hình máy tính chơi game sẽ mang lại một số lợi ích nhất định cho bạn:

Giúp tiết kiệm được khá nhiều chi phí: So với mua máy tính đồng bộ thì việc tự build PC sẽ rẻ hơn rất nhiều. Vẫn cấu hình đó, hiệu năng đó, nhưng khi tự build thì sẽ hết ít chi phí hơn.

Ngoài ra tự build cấu hình sẽ giúp bạn sở hữu được 1 bộ máy tính để bàn chơi game theo đúng phong cách và sở thích riêng của bạn. Bạn sẽ tự chọn linh kiện phần cứng, so sánh, chắt lọc để dùng loại mình muốn. Để khi lắp đặt các linh kiện đó với nhau tạo nên một bộ máy tính chỉ bạn có, mang đậm phong cách cá nhân. Và việc tự xây dựng một cấu hình chơi game sẽ mang lại cảm giác thích thú và hứng khởi hơn cho game thủ.

4. Kết luận chung

Việc tự build một bộ cấu hình máy tính bàn PC là cực kì quan trọng. Chúng quyết định 98% hiệu năng hoạt động của bộ máy tính. Xác định đúng mục đích build máy tính chơi game hay máy tính đồ họa. Sau đó lựa chọn các linh kiện phù hợp cả về hiệu năng.lẫn tài chính của bản thân. Tiếp theo là tìm đến những cơ sở uy tín về cung cấp phân phối linh kiện vi tính chính hãng để mua những linh kiện mới, chế độ bảo hành rõ ràng.

Bài viết trên hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc có thể có cái nhìn tổng quan hơn về tự build cấu hình máy tính PC. Nếu có ý kiến đóng góp vui lòng comment bên dưới bài viết này. 

→ Xem thêm: Những điều cần biết khi mua máy tính để bàn chơi game giá rẻ

Từ khóa » Cách Dựng 1 Case Máy Tính