Bulong M14 | Bu Lông 14mm | Inox, Thép, Giá Rẻ - Van Cổng

Cập nhật lần cuối vào ngày 03/05/2024 lúc 08:52 sáng

Bu lông M14 là gì?

Bu lông M14 là một loại thiết bị hay phụ kiện được sử dụng với mục đích là để liên kết, kết nối hay lắp giáp giữa các bộ phận, thành phần với nhau. Có thể là 2 phần tử, 3 phần tử hoặc nhiều hơn nữa.

Được sử dụng ở nhiều ứng dụng, nó được ứng dụng nhiều trong cơ khí, xây dựng, lắp đặt, gia dụng, nói chung là mọi lĩnh vực đều có thể thấy được ứng dụng của bu lông

Bu lông M14 là bao gồm tất cả các loại bu lông có kích thước là M14, đây là kích thước dựa trên tiêu chuẩn kích thước hệ mét của ISO, ở đây chữ M là viết tắt của bu lông, 14 là chỉ đến đường kính của thân ren bu lông, đối với loại bu lông này thì đường kính thân ren của nó là khoảng 14mm, tại sao chỉ gọi là khoảng. Vậy kích thước chuẩn của nó là bao nhiêu thì hãy cùng tìm hiều ở mục “kích thước bu lông tiêu chuẩn”.

Bu lông M14
Bu lông M14

Đọc thêm: Bu lông con tán

Kích thước bu lông tiêu chuẩn của bu lông M14

Bu lông sẽ có những kích thước tiêu chuẩn riêng, tất nhiên với mỗi tiêu chuẩn thì kích thước của bu lông sẽ có những sự khác biệt. Bu lông được sản xuất theo các tiêu chuẩn chung như sau: DIN, ISO, ANSI, ASME, EN, ASTM.

Đối với bu lông M14, như đã biết, chúng sản xuất theo tiêu chuẩn của ISO, vì vậy có thể so sánh kích thước với các kích thước khác và xem xét kĩ kích thước của chúng nhờ bảng tra kích thước bu lông tiêu chuẩn. Cùng tham khảo bảng dưới đây để biết được kích thước chuẩn.

Theo như bảng, ta có thể thấy được, đường kính chính xác của bulong này là từ khoảng min = 13.30 đến max= 14.70.

Bảng tra kích thước tiêu chuẩn
Bảng tra kích thước bu lông M14 tiêu chuẩn

Lực siết bu lông tiêu chuẩn của bu lông M14

Lực siết bu lông là gì?

Lực siết bu lông hay còn gọi là lực căng dọc trục. Khi lắp đặt bu lông, quá trình siết bặt bu lông để kết nối chắc chắn bu lông, cố định các vật thể, lực cố định tại thời điểm này gọi là lực căng dọc trục còn được gọi là lực siết. Mục tiêu của việc siết bu lông chính là việc tạo là một lực căng dọc trục phù hợp.

Việc ứng dụng chính xác lực này sẽ giúp bu lông có thể giữ tải một cách an toàn mà không bị gãy, đó là lý do vì sao cần quan tâm đến lực siết bu lông này.

Mỗi bu lông sẽ có lực siết phù hợp, bu lông M14 cũng vậy.

Bảng tra lực siết bu lông tiêu chuẩn

Bảng tra lực siết bu lông tiêu chuẩn
Bảng tra lực siết bu lông tiêu chuẩn

Ưu điểm của bu lông M14

  • Bu lông M14 có thiết kế đơn giản, giúp việc xác định mối nối dễ dàng hơn so với mối nối hàn và mối nối tán đinh.
  • Là một loại mối ghép có thiết kế đơn giản, chính vì vậy chúng cho khả năng vận hành dễ dàng, việc lắp đặt rất dễ dàng chỉ cần có hai bộ phận là đai ốc và bu lông là có thể tiến hành lắp đặt mối nối.
  • Có độ bền cao, khi so sánh với mối nối đinh tán, cho thấy rằng chúng có độ bền cao hơn nhiều so với mối nối đinh tán, đối với mối nối này, nó yêu cầu ít số lượng bu lông hơn những vẫn đảm bảo độ bền bằng với mối nối đinh tán.
  • Chi phí của mối nối thấp hơn, tuy rằng bulong có giá thành cao hơn so với các loại mối nối đinh tán, tuy nhiên nó lại cần ít số lượng hơn, cộng với việc nó có độ bền tốt hơn cho nên giúp tiết kiệm chi phí hơn.
  • Hạn chế tiếng ồn khi lắp đặt, tại thời điểm lắp đặt, siết chặt bu lông, là hoạt động không gây ra tiếng ồn, nó được thực hiện bằng các công cụ như cờ lê, mỏ lết, trong khi các loại đinh tán cần sử dụng đến máy bắn vít.
  • Công việc lắp đặt dễ dàng, không yêu cầu kỹ năng lắp đặt cao.
  • Loại mối nối này cũng yêu cầu ít sức người hơn trong quá trình lắp đặt bu lông.
  • Loại mối nối khi sử dụng bu lông này có tính linh động, nó là loại mối nối không cố định cho nên rất dễ dàng cho việc lắp ráp và tháo rời.
  • Loại mỗi nối bu lông này cũng yêu cầu ít thời gian lắp đặt hơn, lắp đặt bu lông rất nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian.
  • Mối nối bu lông không có rủi ro, loại mối nối này là mối nối kiểu quá trình nguội, để không có rủi ro do bất kỳ loại nhiệt nào trong quá trình hoạt động của khớp.
  • Như đã nói ở trên, bu lông có tính linh động, nó dễ dàng lắp ráp và tháo rời nên việc thay thế, bảo trì bu lông khi bu lông bị hư hỏng rất là dễ dàng.
Bu lông M14
Bu lông M14

Nhược điểm của bu lông M14

  • Độ chính xác của mối nối phụ thuộc hoàn toàn vào sự siết chặt của mối nối.
  • Độ bền kéo dọc tương đối thấp, điều này có khả năng sẽ gây ra hư hỏng cho bu lông này.
  • Mối nối có thể sẽ bị ảnh hưởng của sự rung động, chính vì thế khi chịu tác động của rung động, thường bị lỏng, rời, đó là lý do cần phải bảo trì, kiểm tra tiến hành siết chặt thường xuyên ở những mối nối bị ảnh hưởng rung động nhiều.
  • Có trọng lượng lớn hơn so với các loại đinh tán khác, các mối nối của bu lông sẽ có trọng lượng nặng hơn so với đinh tán do có thêm bộ phận đai ốc.
  • Đối với mối nối bu lông, thì sau quá trình sử dụng, để đảm bảo hoạt động của mối nối trơn tru, hãy đảm bảo bôi trơn để có thể tháo lắp dễ dàng.
  • Cần có biện pháp chống ăn mòn.
  • Khi lắp đặt được lắp đặt bằng cở lê hoặc mỏ lết, chính vì vậy, khi cần lắp đặt cần nhiều diện tích hơn để lắp đặt.
Bu lông M14
Bu lông M14

Xem thêm: Bu lông đen

Từ khóa » Bu Lông M14 Là Gì