Bulong Neo Và Bulong Liên Kết Trong Xây Dựng Nhà Xưởng - VMSteel

Bulong là gì?.

Bulong còn gọi là Bu lông tiếng anh là Bolts. Đây là một trong những sản phẩm cơ khí được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng có dạng hình thanh trụ tròn, tiện ren, được thiết kế sao cho phù hợp với đai ốc, và có thể dễ dàng tháo lắp hay hiệu chỉnh khi cần thiết. Các loại bulong nói chung đóng vai trò rất quan trọng trong nghành xây dựng nhà xưởng công nghiệp.

Bu lông được sử dụng để lắp ráp, ghép nối, liên kết các chi tiết rời rạc thành một hệ thống khối, khung giàn hoàn chỉnh. Nguyên lý hoạt động của bu lông dựa trên sự ma sát giữa các vòng ren của bu lông và đai ốc, giúp kẹp chặt các chi tiết lại với nhau.

Bu lông có nhiều hình dạng khác nhau, đặc biệt là phần đầu bu lông. Có phần đầu hình tròn, có phần đầu hình vuông, đầu 6 cạnh ngoài hoặc trong, đầu có 8 cạnh hoặc các hình khác.

Cấu tạo của Bulong thông thường.

Bu lông cơ bản bao gồm các thành phần chính như:

  • Thân bulong: có mũ bulong và phần ren
  • Ecu: hay còn gọi là đai ốc
  • Long đen: hay còn gọi là vòng đệm. Long đen có loại long đen phẳng và long đen vênh

Ứng dụng của bu lông

Bu lông có rất nhiều công dụng, phần mối lắp ghép bằng bu lông sẽ có thể chịu được tải trọng kéo, uốn, cắt, mài mòn….nó có độ ổn định lâu dài và khả năng tháo lắp cũng như hiệu chỉnh mối ghép dễ dàng mà không đòi hỏi công nghệ phức tạp. Cho nên, bu lông được ứng dụng trong rất nhiều lình vực như: cơ khí, lắp ráp, chế tạo thiết bị công nghiệp, xây dựng nhà xưởng công nghiệp,... Bu lông có nhiều loại kích thước và chiều dài để phù hợp với từng loại liên kết. Trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng công nghiệp, nhà thép tiền chế thường sử dụng 2 loại bulong được đặt tên theo chức năng:đó là bulong neo và bulong liên kết. Trong bài này chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về hai loại bu lông được ứng dụng khác phổ biến trong xây dựng nhà xưởng công nghiệp này.

Bulong neo là gì.

Bulong neo hay còn gọi là bulong móng, dùng để liên kết chân cột thép với hệ kết cấu bê tông móng. Thông thường Bu lông neo dùng loại M22, M24 đến M27. Bulong neo được hàn vào đúng vị trí trước khi đổ bê tông. Chiều dài bu lông neo phải đảm bảo sự liên kết của bu lông với hệ bê tông móng là đủ lớn để tránh hiện tượng bulong bị tuột liên kết trong quá trình làm việc. Số lượng và kích thước bu lông tùy vào nội lực chân cột và sơ đồ làm việc của hệ kết cấu. Khi cấu tạo liên kết khớp chân cột và móng thường dùng 4 bulong neo M24x750. Trong trường hợp chân cột liên kết ngàm, số lượng bu lông cần nhiều hơn để đảm bảo khả năng liên kết.

Các loại Bulong neo phổ biến.

Trong xây dựng nhà xưởng công nghiệp có thể kể đến 4 loại bulong neo thường dùng đó là: Bu lông neo kiểu L, Bu lông neo kiểu J, Bu lông neo kiểu LA và Bu lông neo kiểu JA ngoiaf ra còn có bulong neo kiểu U, blong neo kiểu I.

Bulong neo kiểu L

Cấp bền Bu lông neo kiểu L: 4.8, 5.6, 6.6, 8.8, 10.9, SUS201, SUS304

Đường kính ds b L1
d Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai
M10 10 ±0.4 25 ±3 40 ±5
M12 12 ±0.4 35 ±3 50 ±5
M14 14 ±0.4 35 ±3 60 ±5
M16 16 ±0.5 40 ±4 60 ±5
M18 18 ±0.5 45 ±4 70 ±5
M20 20 ±0.5 50 ±4 70 ±5
M22 22 ±0.5 50 ±4 70 ±5
M24 24 ±0.6 80 ±7 80 ±5
M27 27 ±0.6 80 ±7 90 ±5
M30 30 ±0.6 100 ±7 100 ±5

Bulong neo kiểu J

Cấp bền Bu lông neo kiểu J: 4.8, 5.6, 6.6, 8.8, 10.9, SUS201, SUS304

Đường kính ds b L1
d Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai
M10 10 ±0.4 25 ±5 45 ±5
M12 12 ±0.4 35 ±6 56 ±5
M14 14 ±0.4 35 ±6 60 ±5
M16 16 ±0.5 40 ±6 71 ±5
M18 18 ±0.5 45 ±6 80 ±5
M20 20 ±0.5 50 ±8 90 ±5
M22 22 ±0.5 50 ±8 90 ±5
M24 24 ±0.6 80 ±8 100 ±5
M27 27 ±0.6 80 ±8 110 ±5
M30 30 ±0.6 100 ±10 120 ±5

Bulong neo kiểu LA

Cấp bền Bu lông neo kiểu LA: 4.8, 5.6, 6.6, 8.8, 10.9, SUS201, SUS304

Đường kính d b L1
d Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai
M10 10 ±0.4 30 ±5 40 ±5
M12 12 ±0.4 35 ±6 50 ±5
M14 14 ±0.4 35 ±6 65 ±5
M16 16 ±0.5 40 ±6 70 ±5
M18 18 ±0.5 45 ±6 80 ±5
M20 20 ±0.5 50 ±8 85 ±5
M22 22 ±0.5 50 ±8 90 ±5
M24 24 ±0.6 80 ±8 100 ±5
M27 27 ±0.6 80 ±8 110 ±5
M30 30 ±0.6 100 ±10 120

±5

Bulong neo kiểu JA

Cấp bền Bu lông neo kiểu JA: 4.8, 5.6, 6.6, 8.8, 10.9, SUS201, SUS304

Đường kính d b h
d Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai Kích thước Dung sai
M10 10 ±0.4 30 ±5 50 ±5
M12 12 ±0.4 35 ±6 65 ±5
M14 14 ±0.4 35 ±6 70 ±5
M16 16 ±0.5 40 ±6 85 ±5
M18 18 ±0.5 45 ±6 90 ±5
M20 20 ±0.5 50 ±8 100 ±5
M22 22 ±0.5 50 ±8 110 ±5
M24 24 ±0.6 80 ±8 125 ±5
M27 27 ±0.6 80 ±8 150 ±5
M30 30 ±0.6 100 ±10 160 ±5

Xem thêm: Bảng giá Bulong neo cập nhật mới nhất

Xem thêm: Gia công kết cấu thép

Bulong liên kết là gì

Bulong liên kết là bulong dùng để liên kết, cố định các cấu kiện như cột, dầm, kèo mái, xà gồ, giằng cột, giằng mái, giằng xà gồ... lại với nhau. Ta thường gặp các loại bulong liên kết M20, bulong liên kết M22 và bulong liên kết M24.

Bulong M20 Liên kết cột - dầm thép bằng Bulong M20 Thông thường bulong liên kết có cấp bền 8.8. Tuy nhiên trong một số dự án đặc biệt có tải trọng và khẩu độ lớn, người ta còn dùng loại bulong tự đứt S10T cường độ cao. Bulong liên kết hệ giằng dùng bulong M16, M18 Bulong liên kết xà gồ dùng Bulong M12 Bulong M20x60 là gì? Trên bản vẽ kỹ thuật, khi gặp ký hiệu Bulong M20x60 là bulong có đường kính 20mm, chiều dài 60mm. Tương tự như vậy, M22x70 là bu lông đường kính 22mm và có chiều dài 70mm. Bài viết trên hi vọng đã cung cấp cho quý khách hàng một vài thông tin hữu ích về bulong và các ứng dụng của chúng trong xây dựng nhà xưởng. Mọi thông tin hỗ trợ và tư vấn vui lòng liên hệ cho cty VMsteel để được hỗ trợ miễn phí.

Liên hệ tư vấn

Công ty cổ phần VMSTEEL Văn phòng đại diện: Số 69, đường số 1, Cityland Residential Area, quận Gò Vấp, TP.HCM Nhà máy 1: số 3/200, ấp Nhị Tân 1, Tân Thới Nhì, Hóc Môn, TP.HCM Nhà máy 2: Đường 25, Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương. Nhà máy 3: 79/204 Nguyễn Hữu Trí, Mỹ Yên, Bến Lức, Long An. Hotline: 091.999.3479 Email: info@vmsteel.com.vn

Từ khóa » Bu Lông Liên Kết Xà Gồ