Bulong Neo Và Bulong Liên Kết | VSTEEL
Có thể bạn quan tâm
Bulong là gì?
Bulong tiếng anh là Bolts được sử dụng nhiều trong các dự án xây dựng nhà xưởng khung thép, nhà tiền chế để liên kết các cấu kiện cột, dầm, kèo… lại với nhau. Do khả năng chịu lực tốt, tính cơ động cao và dễ dàng trong công tác lắp dựng cũng như sửa chữa nên Bulong được sử dụng rất rộng rãi.
Xem thêm bài viết:
- Nhà khung thép tiền chế dân dụng
- Cấu tạo nhà xưởng khung thép
Cấu tạo của bu lông
Bu lông cơ bản bao gồm các thành phần:
- Thân bulong: có mũ bulong và phần ren
- Ecu: hay còn gọi là đai ốc
- Long đen: hay còn gọi là vòng đệm. Long đen có loại long đen phẳng và long đen vênh
Cấu tạo bulong liên kết M20x60
Thông thường Bulong liên kết được mạ kẽm để đảm bảo độ bền không bị ăn mòn do môi trường
Bu lông có nhiều loại kích thước và chiều dài để phù hợp với từng loại liên kết. Trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng, nhà thép tiền chế thường sử dụng một số loại bu lông theo chức năng:
- Bulong neo
- Bulong liên kết các cấu kiện chính: Cột, kèo, dầm
- Bulong liên kết các cấu kiện khác: xà gồ, giằng cột, giằng mái, giằng xà gồ
Xem thêm bài viết: Đơn giá xây dựng nhà xưởng khung thép
Bulong neo
Bulong neo, hay còn gọi là bu lông móng, dùng để liên kết chân cột thép với hệ kết cấu bê tông móng. Thông thường Bu lông neo dùng loại M22, M24 đến M27. Bulong neo được hàn vào đúng vị trí trước khi đổ bê tông. Chiều dài bu lông neo phải đảm bảo sự liên kết của bu lông với hệ bê tông móng là đủ lớn để tránh hiện tượng bulong bị tuột liên kết trong quá trình làm việc.
Số lượng và kích thước bu lông tùy vào nội lực chân cột và sơ đồ làm việc của hệ kết cấu. Khi cấu tạo liên kết khớp chân cột và móng thường dùng 4 bulong neo M24x750. Trong trường hợp chân cột liên kết ngàm, số lượng bu lông cần nhiều hơn để đảm bảo khả năng liên kết.
Liên kết chân cột thép với móng
Xem thêm: Bulong hóa chất
Bulong liên kết
Là bu lông liên kết các cấu kiện cột, dầm, kèo mái, ta thường gặp các loại bulong M20, bulong M22 và M24.
Liên kết cột - dầm thép bằng Bulong M20
Thông thường bulong liên kết có cấp bền 8.8. Tuy nhiên trong một số dự án đặc biệt có tải trọng và khẩu độ lớn, người ta còn dùng loại bulong tự đứt S10T cường độ cao.
Bulong liên kết hệ giằng dùng bulong M16, M18
Bulong liên kết xà gồ dùng Bulong M12
Bulong M20x60 là gì?
Trên bản vẽ kỹ thuật, khi gặp ký hiệu Bulong M20x60 là bulong có đường kính 20mm, chiều dài 60mm. Tương tự như vậy, M22x70 là bu lông đường kính 22mm và có chiều dài 70mm.
Thi công và nghiệm thu bulong
Trong quá trình lắp dựng nhà thép tiền chế, bulong được gá tạm vào vị trí và xiết tạm để đảm bảo hệ kết cấu ổn định. Sau khi cân chỉnh hệ kết cấu, Bulong được xiết chặt bằng cờ lê hoặc súng bắn bulong để đảm bảo lực xiết và hoạt động ổn định trong quá trình làm việc của hệ kết cấu.
Kết cấu thép VSTEEL
Từ khóa » Bu Lông Liên Kết Là Gì
-
Bu Lông Liên Kết Là Gì? Báo Giá Bulong Liên Kết
-
Bu Lông Kết Cấu Và Bulong Liên Kết Là Gì?
-
Liên Kết Bu Lông Trong Kết Cấu Thép Bạn Cần Nắm Rõ
-
Bulong Liên Kết - Tất Cả Những điều Bạn Cần Viết - Comat
-
BULONG LIÊN KẾT & BULONG KẾT CẤU - CHẤT LƯỢNG - GIÁ RẺ
-
Bu Lông Kết Cấu Và Bulong Liên Kết Là Gì? | Cốp Pha Việt
-
Bu Lông Liên Kết Và Bu Lông Kết Cấu Khác Nhau ở điểm Nào?
-
Đừng Nhầm Lẫn Giữa Bulong Liên Kết Và Bulong Kết Cấu - Bu Lông Inox
-
Đặc điểm Của Bu Lông Kết Cấu Và Bu Lông Liên Kết - Bulong
-
BULONG LIÊN KẾT LÀ GÌ?
-
Các Loại Bu Lông Liên Kết Sử Dụng Cho Nhà Thép Tiền Chế
-
Bulong Liên Kết Là Gì? Các Phương Pháp Chế Tạo Bulong Liên Kết
-
BULONG LIÊN KẾT DÙNG ĐỂ LÀM GÌ? - TÂN QUANG
-
Bulong Là Gì? Các Loại Bu Lông Hiện Nay