Bùm Sụm, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Bùm Sụm

Bùm sụm

Tổng hợp kiến thức về vị thuốc Bùm sụm 1. Các tên gọi của Bùm sụm 2. Bùm sụm(hình ảnh, thu hái, chế biến, bộ phận dùng làm thuốc ...) 3. Tác dụng của Bông gạo (Công dụng, Tính vị và liều dùng) 4. Vị thuốc Bông gạo chữa bệnh gì? - Bài thuốc Các bệnh ban bạch trước do sốt thương hàn, nóng dây dưa không dứt Chữa tiểu đường thể thực 5.Nơi mua bán vị thuốc Bông gạo

Tên khác

Tên thường gọi: Bùm sụm, Chùm rụm, Cườm rụng, Cùm rụm lá nhỏ, Cùm rụm răng, Ruối huầy,

Tên tiếng Trung: 基及树

Tên khoa học: - Carmona microphylla (Lam.). Don (Ehretia buxifolia Roxb.)

Họ khoa học: thuộc họ Chùm rụm - Ehretiaceae.

Cây bùm sụm

(Mô tả, hình ảnh cây bùm sụm, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý)

Mô tả:

Hình ảnh cây bùm sụm

Cây bùm sụm là một cây thuốc quý. Cây nhỏ dạng bụi, có các nhánh nhẵn và mảnh. Lá mọc so le, không cuống, hình trái xoan ngược hay thuôn- trái xoan, có khi gần như hình mắt chim và nhỏ, tù và có răng ở chóp, có lông ráp và chấm trắng ở mặt trên, có lông nhàm ở mặt dưới, dài 1-4cm, rộng 0,5-2cm. Hoa nhỏ, trắng xếp 2-3 cái thành ngù, có cuống hoa ngắn. Quả nạc màu đỏ đường kính 6mm, với hạch chứa 1-4 hạt.

Cây mọc trong lùm bụi ở sườn núi, trong các rừng còi vùng duyên hải. Ra hoa quanh năm.

Bộ phận dùng:

Thân, cành, lá, rễ - Caulis, Ramulus, Folium et Radix Carmonae.

Nơi sống và thu hái:

Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang ở đồi núi như Thanh Hóa, Huế, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, và thường được trồng làm cảnh.

Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Nhân dân ta thường dùng lá phơi khô trong bóng râm pha nước uống thay trà.

Thành phần hóa học

(Đang cập nhật)

Tác dụng dược lý

Đang cập nhật

Vị thuốc bùm sụm

(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)

Tính vị, tác dụng:

Thân cành lá Bùm sụm có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu ban nóng, hoá đờm thấp, hạ khí, tiêu thực.

Rễ có vị dịu.

Quy kinh

Kinh tâm

Công dụng:

Bùm sụm dùng chữa đau nhức lưng và eo lưng, buốt chân tay.

Rễ được sử dụng ở Ấn Độ làm thuốc chuyển hoá trong bệnh suy mòn và giang mai. Người ta còn dùng làm thuốc giải các chất độc thực vật.

Ở Philippin, nước sắc lá dùng trị bệnh dạ dày và bệnh ho lao

Cây được trồng làm cây cảnh vì dáng đẹp, dễ tạo hình. Quả ăn được

Toàn cây được sử dụng làm thuốc chữa đau lưng và buốt chân tay ở Quảng Tây (Trung Quốc), lại được dùng trị bệnh đái ra máu và khạc ra máu. Rễ cây dùng làm thuốc trị lậu; ở Ấn Độ, được sử dụng làm thuốc chuyển hóa trong bệnh suy mòn và giang mai, người ta còn dùng làm thuốc giải các chất độc thực vật.

Liều dùng

Dùng dưới dạng thuốc sắc liều khoảng 3-9g

Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc bùm sụm

Các bệnh ban bạch trước do sốt thương hàn, nóng dây dưa không dứt

Lá Bùm sụm 10g, dây Lức 10g, Thổ phục linh 10g, củ Sả 10g; cây Dâu 10g, Mơ lông 10g. Trần bì 10g, lá Liễu 10g, Cỏ mần trầu 10g, Bồ công anh 10g và gừng sống 3 lát. Các vị bằng nhau, đổ nước ngập xác, sắc cho keo, uống ngày một thang. (Kinh nghiệm ở An Giang).

Chữa tiểu đường thể thực.

Rễ bù ngót 20g, rễ tiêu lốt 20g, rễ bùm sụm 20g, rễ cườm gạo 20g, cối xay 20g. Các vị sao qua cho vào 800ml nước sắc lấy 2Q0ml nưâc thuốc, chia uổng 2 lần trong ngày.

Ngày uống 1 thang, uống liên tục theo dõi thấy tiểu hết đường thì thôi.

Tham khảo

Cây bùm sụm thường được biết đến là cây được trồng để làm cảnh do đặc tính dễ trồng, dễ uốn, tỉa.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Từ khóa » Cây Bùm Sụm