Bụng Bầu 4 Tháng: Mẹ Cần Làm Gì để Thai Nhi Tiếp Tục Phát Triển Tốt?

backup og metahellobacsi logoChuyên mục

Chuyên mục sức khỏe

Tiểu đường

Tiểu đường

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch

Bệnh hô hấp

Bệnh hô hấp

Ung thư - Ung bướu

Ung thư - Ung bướu

Bệnh tiêu hóa

Bệnh tiêu hóa

Tâm lý - Tâm thần

Tâm lý - Tâm thần

Xem tất cả chuyên mục

Tâm điểm

Các chủ đề Tâm điểmYêu sức khỏe phụ nữ 2024

Yêu sức khỏe phụ nữ 2024

Bệnh mãn tính: Các số liệu từ thị trường Châu Á

Bệnh mãn tính: Các số liệu từ thị trường Châu Á

Để cổ tử cung lên tiếng

Để cổ tử cung lên tiếng

Chào 2024 - 12 tháng khỏe mạnh cùng Hello Bacsi

Chào 2024 - 12 tháng khỏe mạnh cùng Hello Bacsi

Kiểm tra sức khỏe

Công cụ sức khỏe

5 phút biết ngay bé có đang TIÊU HÓA KHỎE - ĐỀ KHÁNG TỐT!

5 phút biết ngay bé có đang TIÊU HÓA KHỎE - ĐỀ KHÁNG TỐT!

Sàng lọc các nguyên nhân gây chóng mặt

Sàng lọc các nguyên nhân gây chóng mặt

Sàng lọc nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Sàng lọc nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em

Công cụ kiểm tra tiêm phòng vắc-xin HPV

Công cụ kiểm tra tiêm phòng vắc-xin HPV

Công cụ gợi ý tiêm chủng cho người lớn

Công cụ gợi ý tiêm chủng cho người lớn

Xem tất cả công cụ

Công cụ nổi bật

Ứng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Với mỗi trường hợp, công cụ tính cân nặng khi mang thai cho biết cân nặng của mẹ bầu và thai nhi bao nhiêu là an toàn.

Xem thêmỨng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Đo chỉ số BMI

Kết quả đo chỉ số BMI giúp bạn biết mình đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh lối sống.

Xem thêmĐo chỉ số BMI

Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thông qua phân. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau, mỗi một loại phân đều có sắc thái riêng và nguyên do kèm theo. Vậy tình trạng phân như thế nào là tốt? Hãy cùng Hellobacsi khám phá ngay bên dưới.

Xem thêmHình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?Cộng đồng

Tìm cộng đồng của bạn

Mang thai

Mang thai

Tiểu đường

Tiểu đường

Nuôi dạy con

Nuôi dạy con

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần

Xem tất cả cộng đồng

Bài đăng nổi bật

Xem thêmavatarCommunity AdminThể dục thể thao•10 monthsRa mắt ứng dụng “Hello Bacsi” - Công cụ chăm sóc sức khỏe miễn phí! avatarCommunity AdminMang thai•24 days📌 CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TRẢ LỜI NHANH NHẤTavatarCommunity AdminMang thai•7 daysKẾT QUẢ MINIGAME MỪNG ĐẠI LỄ 30/4 - 1/5: TẢI APP HELLO BACSI - NHẬN NGAY 50KavatarCommunity AdminNuôi dạy con•a dayMỪNG 1/6 VỚI MINIGAME BÉ TÌM ĐƯỜNG ĐÚNG - MẸ TRÚNG 50K Cửa hàngĐặt lịch với bác sĩMang thaiThai kỳTam cá nguyệt 2 (3 tháng giữa)Chuyên mụcHỏi bác sĩLưuCông cụ
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
0 comments

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi

Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.

Đăng ký thành viên Hello BacsireplyĐặt câu hỏi

Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!

Hướng dẫn

Bụng bầu 4 tháng: Mẹ cần làm gì để thai nhi tiếp tục phát triển tốt?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh

Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 30/11/2021

Bụng bầu 4 tháng: Mẹ cần làm gì để thai nhi tiếp tục phát triển tốt?

Bụng bầu 4 tháng cũng là lúc bé yêu có những sự phát triển vô cùng độc đáo. Mẹ cần thăm khám bác sĩ để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường xảy ra.

Khi chiếc bụng bầu được 4 tháng cũng là lúc mẹ có thể biết được hình hài và nghe được tiếng nhịp tim con đập rộn ràng trong bụng. Siêu âm thai sẽ cho bố mẹ thấy những hình ảnh trực quan sinh động nhất về kích thước thiên thần bé nhỏ của mình.

Bụng bầu 4 tháng: Đặc điểm và sự phát triển của thai nhi

Tháng thứ 4 của thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Đây cũng là lúc mà mẹ bước vào tam cá nguyệt thứ 2 (bao gồm tháng 4, 5, 6). Thời điểm này, em bé chỉ nặng khoảng chừng 100g và có chiều dài tầm 15cm mà thôi.

Tuy nhiên, phần tứ chi (tay, chân) của thai nhi đã được phân biệt rõ rệt. Mí mắt, chân mày, lông mi, móng tay và cả tóc cũng có thể quan sát rõ qua hình ảnh siêu âm. Cơ thể bé trong tuần thứ 16 được bao phủ bởi một lớp lông tơ mỏng, nhiều trẻ sơ sinh vừa mới chào đời vẫn còn có lông tơ bám trên người.

Bên cạnh đó, phần xương và răng của trẻ cũng ngày một phát triển và trở nên cứng cáp hơn. Bé yêu thậm chí còn có những biểu hiện đáng yêu như mút tay, ngáp hay nhăn mặt nữa đấy!

Khi bà bầu chuyển sang tháng thứ 4, hệ thần kinh và các giác quan của bé đã bắt đầu hoàn thiện chức năng. Theo các chuyên gia, thai nhi đã có thể cảm nhận và lắng nghe được âm thanh từ người mẹ.

Giới tính của trẻ ở giai đoạn này cũng được chuẩn đoán tương đối chính xác nhờ tuyến tiền liệt ở bé trai đã bắt đầu phát triển; trong khi ở bé gái, buồng trứng sẽ dần di chuyển từ bụng đến vùng hố chậu. Nếu đi siêu âm, bạn còn có thể quan sát được khuôn mặt của con một cách rõ ràng. Đặc biệt công nghệ siêu âm Doppler còn giúp bạn nghe thấy nhịp tim thai.

Mang thai 4 tháng mẹ cảm thấy ra sao?

bụng bầu 4 tháng và những thay đổi

Vào khoảng tháng thứ 4, qua quá trình siêu âm, bạn có thể thấy được sự phát triển của bé yêu trong bụng và một số cử động thai vô cùng đáng yêu. Tuy nhiên, lúc này, cử động thai hay tình trạng thai máy vẫn còn nhẹ nên bạn dường như không nhận ra và cảm nhận được.

Bước sang cuối tuần thứ 12 (cuối tháng thứ 3 của thai kỳ), tử cung (dạ con) giãn nở với kích thước gần bằng nắm đấm của một người đàn ông. Một tháng sau đó, chiếc bụng bầu của mẹ có thể to ra gần bằng kích thước một quả dưa hấu chín.

Nhau thai phát triển cùng với sự lớn lên từng ngày của bào thai và nhu cầu oxy, dinh dưỡng. Dây rốn cũng lớn hơn và dài hơn, vì vậy, bé yêu sẽ cảm thấy thoái mái trong bụng mẹ.

Ở một số chị em còn xuất hiện các đường màu đỏ trên đùi và bầu vú. Đây là những đường tĩnh mạch trên da có liên quan đến sự thay đổi hormone thai kỳ. Sau khi sinh, những đường này sẽ mờ dần và biến mất. Cách tốt nhất là mẹ nên chọn đồ lót phù hợp và mang vớ bó y khoa dành cho bà bầu.

Bên cạnh những thay đổi về bề ngoài, thời điểm này tuyến sữa của mẹ cũng đã bắt đầu hoạt động để chuẩn bị cho việc nuôi con sắp tới. Dấu hiệu để nhận biết là kích thước vòng 1 tăng dần, đồng thời xuất hiện những quầng thâm ở vú.

Tuần thai thứ 14, các biểu hiện của cơn ốm nghén khó chịu cũng đã dần biến mất,  lúc này mẹ có thể ăn uống thoải mái, ngon miệng hơn rất nhiều. Vì thế, hãy tranh thủ bồi bổ lại cho bản thân mình ngay và đừng quên việc bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất theo khuyến cáo của bác sĩ nhằm đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để con yêu phát triển khỏe mạnh.

Một số mẹo hữu ích cho mẹ bầu vào giai đoạn này

mẹo đảm bảo thai kỳ an toàn

  • Nếu đi mua sắm, mẹ nên chọn những loại quần áo thai sản phù hợp và ưu tiên số 1 là mặc những thứ mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.
  • Nếu có ý định trang điểm, bạn cần hạn chế và cân nhắc vấn đề này trong suốt thai kỳ bởi vì lúc này làn da bạn sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm và dễ tổn thương.
  • Những trường hợp tóc rụng, xỉn màu, xơ rối, bạn có thể cân nhắc bổ sung thêm vitamin A, B và uống thật nhiều nước hơn để cải thiện.
  • Với sự gia tăng củai hormone thai kỳ, màu sắc khuôn mặt bạn có thể thay đổi so với trước khi mang thai, da có thể bị thâm sạm hơn so với trước. Bạn có thể dùng dưa leo đắp mặt hoặc viên đá làm từ nước ép dưa chuột để thoa lên mặt nhằm khắc phục tình trạng này.
  • Nếu tiền sử gia đình có người bị suy giãn tĩnh mạch, bạn cần tham vấn bác sĩ hoặc chuyên gia về tĩnh mạch.
  • Mẹ mang thai tháng thứ 4 đừng quên đi bộ mỗi ngày để hít thở không khí trong lành nhé. Đồng thời phải tránh các bài tập cần có sự giãn cơ để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Giai đoạn tháng thứ 4 là lúc mà mẹ bầu có thể tận hưởng những ngày dễ chịu nhất của thai kỳ. Vì thế, hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Khi bé con sắp chào đời, bạn sẽ không thể ngao du đây đó được, nên hãy tranh thủ dịp này để lên kế hoạch đi chơi, gặp gỡ bạn bè và đừng quên cả những buổi hẹn hò lãng mạn với nửa kia nữa.
  • Ăn uống đủ chất, không nên ăn tối muộn sau 8 giờ tối. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện tinh thần và sức khỏe.
  • Bổ sung vitamin C đầy đủ vì nó sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe và sự săn chắc của các thành mạch máu.
  • Ngủ nghiêng về một bên (tốt nhất là về bên trái) với một chiếc gối ôm kẹp giữa 2 chân. Tư thế này sẽ giúp nhau thai có đủ máu và cải thiện chức năng thận.

Bụng bầu 4 tháng và các vấn đề có thể gây khó khăn cho mẹ bầu

Dưới đây là một số vấn đề phát sinh trong thai kỳ có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu và cần lưu ý phòng ngừa:

  • Sức khỏe tổng quát và hệ miễn dịch có thể suy giảm
  • Thèm ăn liên tục
  • Phù nề ở mặt
  • Đường sọc nâu ở bụng (thường biến mất sau khi sinh)
  • Khí hư màu trắng từ âm đạo
  • Tóc yếu và dễ gãy, nướu dày lên và có thể bị chảy máu
  • Chảy máu cam
  • Táo bón lâu ngày gây trĩ khi mang thai.

Các bệnh lý hoặc dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai tháng thứ 4

Bụng bầu 4 tháng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm ở những người mẹ bị rối loạn tuyến thượng thận. Mối nguy sẽ gia tăng lên nếu thai nhi là bé trai do sự ảnh hưởng của testosterone.

Bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ, những người thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ liên quan đến vấn đề này làm thủ thuật chọc ối. Phương pháp này sẽ giúp đánh giá khả năng xảy ra các khiếm khuyết, khuyết tật bẩm sinh ở trẻ, nhóm máu, mức sắc tố màu vàng da cam (bilirubin), protein, hormone cũng như giới tính của thai nhi, đồng thời ngăn ngừa những bệnh lý các có thể xảy ra.

Bác sĩ sẽ xác định vị trí của bào thai và nhau thai, tìm kiếm vị trí an toàn để đặt kim tiêm, gây tê cho thai phụ. Sau đó, kim với một ống tiêm được đưa qua thành bụng vào khoang tử cung để lấy nước ối. Thủ tục này kéo dài khoảng 30 phút dưới sự kiểm soát của bác sĩ qua máy siêu âm và khá an toàn.

thai 4 tháng nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Đối với những người mẹ mang thai khi tuổi đã lớn (thường là ngoài 30 hay 35) hoặc tiền sử mắc các bệnh về di truyền, sau khi làm thủ thuật chọc nước ối, một số người có thể bị chảy máu âm đạo hay co thắt âm đạo, tràn dịch màng phổi. Do đó, bạn cần báo cáo ngay với bác sĩ ngay khi nhận thấy những biểu hiện bất thường.

Một số dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai tháng thứ 4 cần thông báo với bác sĩ ngay là:

  • Đau bụng dưới hay tình trạng co thắt dữ dội
  • Âm đạo xuất huyết hay có dịch bất thường
  • Đau đầu nghiêm trọng, kéo dài hơn 2 – 3 giờ
  • Rối loạn chức năng thị giác như hoa mắt, tầm nhìn giảm, đốm đen trước mặt…
  • Tiểu buốt
  • Nôn đi kèm đau đầu chóng mặt
  • Cân nặng tăng nhanh đột ngột hơn 1kg
  • Ngứa ran toàn thân, có hoặc không vàng da, nước tiểu sẫm màu, phân không màu.

Bụng bầu vào tháng thứ 4 có rất nhiều sự thay đổi. Bạn đừng quên chăm sóc sức khỏe bản thân mình thật tốt và kiểm tra sức khỏe thai kỳ đều đặn để bé yêu phát triển khỏe mạnh nhé.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

The Second Trimester: Your Baby’s Growth and Development in Middle Pregnancy

https://www.webmd.com/baby/4to6-months

Ngày truy cập 2/1/2017

4 Months Pregnant – Symptoms, Belly & Health Care

http://motherhow.com/4-months-pregnant/

Ngày truy cập 2/1/2017

What happens in the fourth month of pregnancy?

https://www.plannedparenthood.org/learn/pregnancy/pregnancy-month-by-month/what-happens-fourth-month-pregnancy Truy cập ngày 30/11/2021

Pregnancy Fourth Month

https://www.hunterdonhealthcare.org/service/maternity/pregnancy-month-by-month/pregnancy-fourth-month/ Truy cập ngày 30/11/2021

Second Trimester Fetal Development

https://www.sutterhealth.org/health/pregnancy/second-trimester-fetal-development Truy cập ngày 30/11/2021

Your baby’s growth and development – 4 months old

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/babys-growth-and-development-4-months-old Truy cập ngày 30/11/2021

Everything you need to know about the second trimester: weeks 13 to 28

https://www.tommys.org/pregnancy-information/im-pregnant/pregnancy-calendar/second-trimester-weeks-13-28 Truy cập ngày 30/11/2021

Lịch sử phiên bản

Phiên bản hiện tại

30/11/2021

Tác giả: Mai Hồ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn

Bài viết liên quan

Thai nhi phát triển chậm: Mẹ bầu nên làm gì để ngăn ngừa biến chứng?

Cảm xúc của mẹ ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh

Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 30/11/2021

advertisement iconQuảng cáoapp promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáoadvertisement iconQuảng cáoLoading

Từ khóa » Hình ảnh Em Bé Trong Bụng Mẹ Tháng Thứ 4