Bụng Bị Sôi Liên Tục Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Chuyên Gia Giải đáp!

Bụng bị sôi, đầy hơi, khó tiêu… là biểu hiện thường gặp của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, lơ là có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý cần được điều trị. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để bổ sung thông tin chăm sóc sức khỏe cho gia đình.

5/5 - (27247 bình chọn)

Thắc mắc của người bệnh

Em năm nay 25 tuổi, là nhân viên văn phòng. Không hiểu sao thời gian gần đây em thấy bụng bị sôi liên tục. Mỗi lần như vậy, bụng lại có tiếng ùng ục phát lên, mặc dù không gây đau đớn gì nhưng nó khiến em ngại ngùng với người ngồi cạnh. Đặc biệt mỗi khi nằm xuống, kể cả lúc đói hoặc no đều có tiếng sôi bụng. Không chỉ có sôi bụng, thi thoảng em còn gặp phải triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. Em không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì? Rất mong được bác sĩ tư vấn.

(Hoàng Văn Long – Bắc Giang)

Thắc mắc của bạn Hoàng Văn Long đã được Ban biên tập gửi tới TTƯT Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng. Sau đây là những giải đáp chi tiết của Bác sĩ.

  1. 1. Nguyên nhân gây sôi bụng?
    1. 1.1 Bụng sôi do đói
    2. 1.2 Ăn nhiều thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu
    3. 1.3 Thói quen ăn uống thiếu khoa học
    4. 1.4 Uống nhiều rượu bia, nước có ga
    5. 1.5 Áp dụng chế độ ăn uống để giảm cân không khoa học
    6. 1.6 Tâm lý căng thẳng
    7. 1.7 Do bệnh lý
    8. 1.8. Một số nguyên nhân khác
  2. 2. Phân biệt sôi bụng sinh lý và sôi bụng bệnh lý 
    1. 2.1. Phân biệt sôi bụng sinh lý và bệnh lý
    2. 2.2. Sôi bụng khi mang thai
    3. 2.3. Sôi bụng sau sinh ở phụ nữ
  3. 3. Bụng sôi là do bệnh gì?
    1. 3.1. Hội chứng ruột kích thích
    2. 3.2. Rối loạn tiêu hóa
    3. 3.3. Bệnh lý về dạ dày
    4. 3.4 Rối loạn hệ vi sinh đường ruột
    5. 3.5 Do mắc một số bệnh lý khác
  4. 4. Một số triệu chứng sôi bụng kèm theo
    1. 4.1. Sôi bụng liên tục kèm đầy hơi
    2. 4.2. Sôi bụng liên tục kèm đi ngoài nhiều, tiêu chảy
    3. 4.3. Sôi bụng kèm buồn nôn
    4. 4.4. Sôi bụng kèm đánh hơi nhiều
    5. 4.5. Sôi bụng xì hơi nhiều kèm ợ nóng
    6. 4.6. Sôi bụng xì hơi kèm đau nhẹ, ngứa ngáy
    7. 4.7. Sôi bụng ở trẻ sơ sinh
    8. 4.8. Sôi bụng ban đêm kèm ợ hơi, nóng rát thực quản, đau thượng vị…
    9. 4.9. Sôi bụng sau khi ăn kèm tiếng kêu sùng sục
    10. 4.10. Sôi bụng kèm đi ngoài ra bọt
  5. 5. Thường xuyên Sôi bụng phải làm sao?
    1. 5.1. Thuốc tây chữa sôi bụng
    2. 5.2. Mẹo chữa sôi bụng từ dân gian
      1. 5.2.1. Củ riềng
      2. 5.2.2. Gừng tươi
      3. 5.2.3. Nước gạo rang
      4. 5.2.4. Chữa sôi bụng bằng lá mơ 
      5. 5.2.5. Sử dụng quế giảm sôi bụng
    3. 5.3. Một số bài thuốc từ Đông y
  6. 6. Lối sống sinh hoạt khắc phục tình trạng sôi bụng
    1. 6.1 Có chế độ ăn uống lành mạnh
    2. 6.2 Thực hiện các hoạt động thư giãn
    3. 6.3 Tăng cường vận động
    4. 6.4 Uống đủ nước

1. Nguyên nhân gây sôi bụng?

Sôi bụng là hiện tượng âm thanh được phát ra từ ruột, do quá trình co bóp và tiêu hóa thức ăn. Sôi bụng thường xảy ra khi bạn đói, ăn nhiều thức ăn khó tiêu, căng thẳng hoặc bị một số bệnh lý đường ruột. Tuy không nguy hiểm nhưng bụng bị sôi liên tục có thể khiến bạn ngại ngùng, khó chịu.

Hiện tượng sôi bụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cụ thể:

bụng sôi biên tục là bệnh gì

1.1 Bụng sôi do đói

Khi bạn cảm thấy đói, ruột sẽ co bóp để chuẩn bị tiêu hóa thức ăn. Điều này làm cho không khí và dịch trong ruột di chuyển và tạo ra âm thanh sôi bụng.

1.2 Ăn nhiều thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu

Các loại thức ăn gây đầy bụng, khó tiêu, như thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, có hàm lượng đường cao, thức uống có chứa caffeine… khiến ruột phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa và loại bỏ các chất không cần thiết. Điều này cũng gây ra sự di chuyển của không khí và dịch trong ruột. Từ đó, phát ra âm thanh sôi bụng.

1.3 Thói quen ăn uống thiếu khoa học

Thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhanh, vừa ăn vừa nói, nuốt nhiều không khí khi ăn, nằm ngay sau khi ăn làm tích tụ khí trong dạ dày dẫn đến sôi bụng.

1.4 Uống nhiều rượu bia, nước có ga

Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng sôi bụng, chướng bụng, khó tiêu. Bởi rượu bia, nước ngọt, cà phê… kích thích sinh hơi gây ra hiện tượng sôi bụng liên tục.

Ngoài ra, lạm dụng bia rượu còn gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm tới sức khỏe.

Uống rượu bia là nguyên nhân dẫn tới sôi bụng

Sử dụng chất kích thích có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa

1.5 Áp dụng chế độ ăn uống để giảm cân không khoa học

Khi bạn áp dụng chế độ ăn uống để giảm cân không khoa học, như ăn kiêng quá khắt khe, nhịn ăn hoặc ăn ít… sẽ khiến cho hệ tiêu hóa rối loạn và gây ra sự co bóp không đều của ruột. Điều này cũng gây ra âm thanh sôi bụng.

1.6 Tâm lý căng thẳng

Khi chúng ta căng thẳng, lo lắng hay stress, não sẽ giảm kích thích, ảnh hưởng tới hoạt động co bóp của ruột. Cụ thể là ruột co bóp không đồng nhất. Điều này gây ra các âm thanh sôi bụng.

1.7 Do bệnh lý

Một số bệnh lý cũng gây nên hiện tượng sôi bụng như bệnh đại tràng, hội chứng ruột kích thích, đau dạ dày… Lúc này bạn cần điều trị kịp thời bệnh lý để hạn chế xuất hiện tình trạng sôi bụng.

1.8. Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, bụng thường xuyên sôi cũng có thể do:

– Bạn bị dị ứng thức ăn,

– Khi hệ thống miễn dịch phản ứng lại với những thức ăn bạn tiêu thụ có thể biểu hiện ra bên ngoài da, hệ hô hấp, tiêu hóa và tim mạch.

– Do bụng bị nịt chặt, như khi đeo thắt lưng hay quần chật

– Do cơ thể bạn không hợp với một số loại thức ăn. Ví dụ: sữa, đậu, thực phẩm chứa nhiều chất xơ.

2. Phân biệt sôi bụng sinh lý và sôi bụng bệnh lý 

Sôi bụng có thể chỉ là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần chú ý đến sức khỏe bản thân, bởi đây có thể là biểu hiện bệnh lý cần điều trị.

2.1. Phân biệt sôi bụng sinh lý và bệnh lý

SÔI BỤNG TRIỆU CHỨNG CỤ THỂ
✅ Sôi bụng sinh lý Chỉ sôi khi đói bụng, nhất là khi ngửi hoặc trông thấy những món ăn hấp dẫn. Không kèm theo triệu chứng đau, chướng bụng. Không có cảm giác chán ăn, mệt mỏi.
✅ Sôi bụng bệnh lý Bụng sôi bất cứ lúc nào, có thể kèm theo đau bụng, đi đại tiện sau khi ăn. Có kèm theo chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn và triệu chứng của từng loại bệnh.

2.2. Sôi bụng khi mang thai

Ở bà bầu thường xuyên gặp phải hiện tượng sôi bụng xì hơi. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường do một số nguyên nhân:

– Sự thay đổi nội tiết tố:

Hàm lượng nội tiết tố nữ progesterone tăng cao gây nên những biến đổi về tâm sinh lý. Hiện tượng này cũng làm suy yếu hoạt động của nhu động ruột và làm giảm tiết axit ở dạ dày.

Chính vì vậy gây nên tình trạng thức ăn không được tiêu hóa tốt, sinh ra nhiều khí khiến các bà bầu dễ bị sôi bụng xì hơi.

– Sự phát triển của tử cung:

Càng về những tháng cuối thai kì, tử cung phải mở rộng hơn theo sự phát triển của thai nhi. Điều này gây sức ép lên đường ruột, dạ dày khiến việc tiêu hóa thức ăn chậm chạp, sinh nhiều khí.

Ngoài ra việc bồi bổ nhiều chất đạm khiến dạ dày không kịp thích ứng gây nên tình trạng sôi bụng xì hơi khi mang thai.

2.3. Sôi bụng sau sinh ở phụ nữ

Đây cũng là hiện tượng sôi bụng sinh lý thông thường, thường gặp ở những phụ nữ sau sinh do nguyên nhân người mẹ mất sức đồng thời thiếu chất dinh dưỡng, xuất hiện hiện tượng bị kích thích đường ruột.

3. Bụng sôi là do bệnh gì?

Bụng sôi là hiện tượng thường gặp trong quá trình tiêu hóa tuy nhiên khi bụng sôi nhiều hoặc kèm theo các trường hợp như sôi bụng sau khi ăn, sôi bụng liên tục hoặc kèm theo các triệu chứng liên quan, rất có thể bạn đang gặp phải các chứng bệnh như sau:

3.1. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là bệnh đại tràng co thắt, rối loạn cơ năng đại tràng) là một dạng rối loạn chức năng ở ruột già, thường gặp ở những người ăn uống thất thường hay lo âu, căng thẳng.

Hội chứng này có biểu hiện:

  •  Bụng đau âm ỉ, dọc theo khung đại tràng, đau tăng lên sau khi ăn, thậm chí trước khi ăn xong đã đau và trước khi đi đại tiện.
  •  Đại tiện bất thường: Phân lỏng, nát phân có thể sống, có nhầy hoặc không có nhầy,
  •  Suy giảm trí nhớ, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc, người mệt mỏi, sụt cân…

3.2. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân phổ biến dẫn đến triệu chứng sôi bụng ở trẻ. Hiện tượng này xuất phát từ loạn khuẩn đường ruột, dị ứng thức ăn, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa…

Thường gặp khi sử dụng những đồ ăn không hợp vệ sinh, thực phẩm được bảo quản không tốt, nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh.

sôi bụng là bệnh gì

Biểu hiện thường gặp:

  • Bụng sôi và đau, khi táo bón, khi lại tiêu chảy.
  • Chướng bụng, đầy hơi, miệng đắng, không có cảm giác thèm ăn.
  • Bụng đau lâm râm hoặc dữ dội ở vùng hạ sườn, có thể lan ra sau lưng.

3.3. Bệnh lý về dạ dày

Bụng sôi liên tục cũng có thể là biểu hiện cảnh báo bạn đang mắc bệnh dạ dày.

Để nhận biết mình có mắc phải bệnh lý này hay không bạn có thể theo dõi triệu chứng đi kèm:

  • Đau vùng thượng vị, khu vực trên rốn kèm theo tiếng bụng sôi ùng ục.
  • Tình trạng đau và tiếng kêu ở bụng rõ hơn khi đói, dễ nhầm lẫn với hiện tượng sôi bụng khi dạ dày rỗng.
  • Có triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen trong trường hợp đau dạ dày cấp tính, vết loét lớn.

3.4 Rối loạn hệ vi sinh đường ruột

Khi vi khuẩn gây hại lấn át vi khuẩn có lợi trong ruột, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ trì trệ và gây ra các triệu chứng như đầy hơi, sôi bụng, đi ngoài phân sống nát. Nguyên nhân của rối loạn hệ vi sinh đường ruột có thể là do nhiễm khuẩn, sử dụng kháng sinh, ăn uống không hợp vệ sinh…

3.5 Do mắc một số bệnh lý khác

Ngoài những nguyên nhân trên, còn có một số bệnh lý khác có thể gây ra sôi bụng, như viêm ruột thừa, viêm đại tràng, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh Celiac…

Những bệnh lý này cũng gây ra các triệu chứng khác như đau bụng, đi ngoài ra máu, tiêu chảy kéo dài…

Để xác định chính xác bị sôi bụng do đâu bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Đại tràng Extra Tâm Bình – Hỗ trợ tiêu hóa từ thảo dược tự nhiên

Hỗ trợ giảm triệu chứng bụng sôi do rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích…

Tìm hiểu thêmMua ngay

4. Một số triệu chứng sôi bụng kèm theo

Nếu sôi bụng do vấn đề bệnh lý của đường ruột, ngoài tiếng kêu ùng ục hoặc ọc ọc sẽ kèm theo một số biểu hiện khác. Bao gồm:

4.1. Sôi bụng liên tục kèm đầy hơi

Hơi, hay còn gọi là khí gas xuất hiện trong đường tiêu hóa từ hai nguồn, từ việc nhai, nuốt thức ăn và chất lỏng khiến oxy, nito từ không khí theo vào.

Mặt khác khi tiêu hóa thức ăn cũng sản sinh ra các khí hydrogen, methane, carbon dioxide. Nếu hệ thống đường ruột gặp vấn đề, các khí này sẽ không thể thoát ra ngoài theo cách thông thường là xì hơi.

4.2. Sôi bụng liên tục kèm đi ngoài nhiều, tiêu chảy

Khi đường ruột nhiễm vi khuẩn, virus hoặc ngộ độc thức ăn có thể dẫn tới tiêu chảy, kèm theo hiện tượng sôi bụng.

Nếu gặp phải tình trạng phân lỏng, kèm nước và tần suất đi đại tiện nhiều và kéo dài có thể là một trong những triệu chứng của bệnh đường ruột như hội chứng ruột kích thích và rối loạn celiac.

4.3. Sôi bụng kèm buồn nôn

Hiện tượng buồn nôn là dấu hiệu của dạ dày khó chịu, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Đây là kết quả của dị ứng thực phẩm, ăn kiêng quá mức và xuất hiện các vết loét trong dạ dày hoặc đại tràng.

4.4. Sôi bụng kèm đánh hơi nhiều

Nếu gặp phải tình trạng này, có thể đường tiêu hóa của bạn không tốt. Ngoài ra còn do hệ tiêu hóa hấp thụ quá nhiều thực phẩm có tính axit hoặc thịt.

Bên cạnh đó, sôi bụng xì hơi nhiều kèm theo nặng mùi có thể do xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết ruột hoặc do viêm loét đại tràng.

4.5. Sôi bụng xì hơi nhiều kèm ợ nóng

Ngoài sôi bụng xì hơi nhiều, kèm triệu chứng ợ nóng, người bệnh còn gặp các biểu hiện kèm theo như buồn nôn, đau quặn ở bụng và khó chịu ở thực quản. Lúc này, rất có thể người bệnh bị trào ngược dịch vị hoặc hệ tiêu hóa không dung nạp glucoten có trong tinh bột hay lactose trong sữa.

4.6. Sôi bụng xì hơi kèm đau nhẹ, ngứa ngáy

Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh ở vùng hậu môn trực tràng như rò hậu môn, bệnh trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn.

4.7. Sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Lúc này hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, hiện tượng sôi bụng có thể do một số nguyên nhân:

– Chế độ dinh dưỡng: Khi cho trẻ uống sữa bình quá sớm, trẻ chưa thích nghi được với mùi sữa ngoài, cơ thể không dung nạp được đường lactose. Hàm lượng lactose không được dung nạp sẽ tích tụ lại ở ruột, gây nên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, trong đó có sôi bụng.

– Việc vệ sinh bình sữa và cách pha chế sữa không đúng cách khiến trẻ nuốt phải một lượng khí lớn vào bụng.

– Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng tới trẻ.

Nếu người mẹ ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ, khó tiêu hay thực phẩm cay nóng làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa thì trẻ cũng dễ gặp phải hiện tượng sôi bụng.

4.8. Sôi bụng ban đêm kèm ợ hơi, nóng rát thực quản, đau thượng vị…

Do thói quen ăn uống, ăn tối muộn hoặc ăn xong đi nằm ngay cùng với việc dung nạp quá nhiều đồ ngọt, sữa, các chất kích thích rất dễ dẫn tới tình trạng sôi bụng về đêm.

nguyên nhân sôi bụng

Ngoài ra nếu đi kèm thêm các triệu chứng ợ hơi, nóng rát thực quản hoặc đau vùng thượng vị, viêm họng, bạn nên tới các cơ sở y tế thăm khám vì nhiều khả năng đang mắc phải một trong các bệnh như hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày tá tràng hay trào ngược dạ dày.

4.9. Sôi bụng sau khi ăn kèm tiếng kêu sùng sục

Hiện tượng sôi bụng thường xuyên sau khi ăn là do chứng tăng nhu động ruột gây ra. Khi nhu động ruột co bóp thức ăn sẽ tạo ra những âm thanh ùng ục.

Tuy nhiên nếu âm thanh phát ra lớn, có thể nghe thấy mà không dùng ống nghe, tạo nên những tiếng kêu sùng sục, khi đó nhu động ruột đang bị gia tăng quá mức.

Sôi bụng sùng sục sau khi ăn có thể là triệu chứng phổ biến của các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa như mẫn cảm với thức ăn, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích.

4.10. Sôi bụng kèm đi ngoài ra bọt

Triệu chứng này dễ gặp phải ở trẻ sơ sinh có kèm theo đi ngoài ‘xì xoẹt’, có bọt và nhầy do một số nguyên nhân:

– Trẻ bị sôi bụng đi ngoài do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chức năng đường ruột và hệ bài tiết, tiết niệu chưa hoàn chỉnh.

Nếu phân của trẻ có dạng hơi lỏng, có bọt và chất nhầy, nhiều khả năng đường ruột đang bị kích thích, chưa tiêu hóa hết lượng đường trong sữa.

– Nhiễm khuẩn đường ruột: Các loại vi khuẩn như Staphylococcus, Campylobacter, Salmonella, Shigella hay E.coli cũng có thể gây ra hiện tượng trẻ bị đi ngoài có bọt. Nếu nặng hơn, bé có thể bị chuột rút và sốt.

– Dị ứng sữa: Đôi khi bé sôi bụng kèm đi ngoài ra bọt là nguyên nhân do dị ứng với lactose hoặc protein có trong sữa.

– Do hội chứng kém hấp thu vì các chất trong sữa không được tiêu hóa hết.

– Do chế độ ăn uống của mẹ. Nếu mẹ thường xuyên ăn các loại thức ăn có khả năng nhuận tràng trong thời gian cho con bú có thể khiến bé bị đi ngoài có bọt.

5. Thường xuyên Sôi bụng phải làm sao?

Để hạn chế tối đa hiện tượng bụng bị sôi, bạn có thể tham khảo một số cách điều trị từ Tây y hoặc bài thuốc dân gian.

5.1. Thuốc tây chữa sôi bụng

Khi đã xác định chính xác nguyên nhân gây sôi bụng, bạn có thể sử dụng thuốc tây để loại bỏ triệu chứng này. Cụ thể:

  • Hội chứng ruột kích thích: Dùng thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt, chống đầy hơi, cầm tiêu chảy…
  • Bệnh dạ dày: Bác sĩ thường chỉ định thuốc trung hòa dịch vị, giảm viêm loét, ngăn trào ngược…
  • Rối loạn tiêu hóa: Sử dụng một số kháng sinh như Metronidazol Ciprofloxacin, Tetracyclin.
  • Rối loạn hệ vi sinh đường ruột: Sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc probiotics, chất trợ sinh miễn dịch… để cân bằng hệ vi sinh vật trong ruột và giúp tiêu hóa tốt hơn.
Thuốc tây giảm nhanh triệu chứng sôi bụng

Thuốc tây thường được sử dụng trong điều trị triệu chứng bệnh lý đường tiêu hóa

Các loại thuốc tây có tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên nếu lạm dụng có thể gây ra phản ứng phụ. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng.

5.2. Mẹo chữa sôi bụng từ dân gian

Nếu chỉ bị hiện tượng sôi bụng thông thường, bạn có thể tham khảo bài thuốc dân gian. Đây là phương pháp đơn giản, tiết kiệm chi phí.

5.2.1. Củ riềng

Củ riềng có vị ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, tăng cường chức năng tỳ vị, giảm sôi bụng hiệu quả. Riềng cũng hay được dân gian dùng trong chữa các bệnh về tiêu hóa, đặc biệt viêm đại tràng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một củ riềng tươi, cạo vỏ, rửa sạch, sau đó xay thành bột.
  • Trộn đều bột riềng với mật ong, ngày uống 3 lần sau bữa ăn để giảm hiện tượng bụng bị sôi.

5.2.2. Gừng tươi

Gừng tươi có tính ấm, vị cay, giúp chữa phong hàn, kích thích tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn huyết dịch. Từ đó giảm tình trạng bụng chướng, ì ạch, phát ra tiếng sôi…

  • Cách 1: Cho vài lát gừng tươi với dầu bạc hà vào ly nước ấm, uống từng ngụm nhỏ mỗi sáng.
  • Cách 2: Cho 3 lát gừng tươi, 1 thìa mật ong, 2 thìa nước cốt chanh khuấy đều trong ly nước ấm. Uống mỗi sáng.

Gừng tươi và mật ong giảm viêm loét đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống sôi bụng, khó tiêu.

5.2.3. Nước gạo rang

Gạo rang có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị sôi bụng, đầy hơi, tiêu chảy.

Cách thực hiện:

  • Rang vàng một nắm gạo sạch, sau đó đun sôi với 1 lít nước cho tới khi chỉ còn 500 ml thì tắt bếp.
  • Chia lượng nước này thành 2 phần, uống sau bữa ăn.

5.2.4. Chữa sôi bụng bằng lá mơ 

Lá mơ có tính mát, chứa nhiều vitamin C, carotene, protein giúp giảm triệu chứng co thắt dạ dày, tá tràng.

Cách thực hiện:

  • Lấy 50g lá mơ thái nhỏ trộn với hai lòng trắng trứng gà
  • Đổ hỗn hợp lên trên lá chuối chiên không dầu
  • Nên sử dụng khi nóng để át đi vị đắng của lá mơ

5.2.5. Sử dụng quế giảm sôi bụng

Quế có khả năng đào thải các khí ga tồn đọng trong dạ dày ra ngoài giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, tránh được cảm giác sôi bụng, ì ạch.

Cách thực hiện:

  • Bạn có thể đun sôi 250ml nước sau thêm 1/2 thìa cà phê bột quế vào hòa tan trong nước.
  • Chắt lấy nước cốt và uống sau khi ăn xong.

5.3. Một số bài thuốc từ Đông y

– Đối với chứng bụng sôi liên tục do bệnh dạ dày, trào ngược nên dùng bài thuốc Đông y có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, điều huyết, thông kinh, giảm đau, phục hồi các vết viêm loét tại niêm mạc dạ dày, tá tràng.

– Với tác động do bệnh đại tràng gây nên, nên sử dụng các bài thuốc giúp kiện tỳ hòa vị, lý khí chỉ thống tiêu viêm, tiêu thực, sáp trường chỉ tả để giảm các triệu chứng của chứng sôi bụng.

Click xem thêmTham khảo bài thuốc Đông y “Tứ Quân Tử Thang” chủ trị các vấn đề tiêu hóa

6. Lối sống sinh hoạt khắc phục tình trạng sôi bụng

Sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia, Ban biên tập chúng tôi đã tổng hợp một số nguyên tắc chung giúp bạn khắc phục tình trạng sôi như sau:

6.1 Có chế độ ăn uống lành mạnh

Bạn nên ăn đủ chất dinh dưỡng và cân bằng các nhóm thực phẩm. Tránh ăn quá nhanh, quá no hoặc quá đói. Bạn cũng nên tránh những thức ăn gây đầy bụng, khó tiêu hoặc dị ứng… Cụ thể:

  • Nên ăn nhẹ khi có dấu hiệu sôi bụng vì khi đó dạ dày báo hiệu cơ thể cần dung nạp thức ăn.
  • Nhai chậm làm giảm lượng không khí bị nuốt vào, ngăn ngừa khí và rối loạn tiêu hóa.
  • Hạn chế đồ có đường, rượu và thực phẩm có tính axit, các chất béo, đồ chiên, rán…
  • Hạn chế đồ uống có gas làm gia tăng lượng khí trong đường tiêu hóa.
  • Chia nhỏ bữa giúp kiểm soát các tiếng sôi bụng sau ăn.
  • Tránh ăn tối quá muộn.

Ngoài ra, bạn nên để ý tình trạng cơ địa: một số người thiếu enzyme lactase để hấp thụ đường sữa (có thể do bẩm sinh hoặc bệnh lý) dẫn đến rối loạn tiêu hóa, sau khi ăn uống sữa hoặc các sản phẩm từ sữa.

6.2 Thực hiện các hoạt động thư giãn

Với những người bị sôi bụng do vấn đề tâm lý, nên cố gắng kiểm soát tâm trạng của mình bằng cách:

  • Làm những việc mình thích để giảm căng thẳng và lo lắng.
  • Có thể thiền, yoga, đọc sách, nghe nhạc nhẹ…
  • Nên tâm sự với người thân hay bạn bè về những điều mình lo lắng để có sự an ủi và động viên.

6.3 Tăng cường vận động

Bạn nên tập thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe toàn thân và sức khỏe tiêu hóa. Bên cạnh đó nên vận động nhẹ sau ăn giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Nghiên cứu chỉ ra nên đi bộ nhẹ nhàng 15-20 phút sau ăn giúp giảm lượng đường trong máu ở những người mắc tiểu đường loại 2.

6.4 Uống đủ nước

Uống nhiều nước giúp dạ dày bớt hiện tượng kêu ùng ục, do nước hỗ trợ quá trình tiêu hóa đồng thời làm đầy dạ dày. Bạn nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để duy trì sự lưu thông và đào thải đủ chất cần thiết. Nước cũng giúp làm loãng các chất gây kích ứng trong ruột và giảm triệu chứng sôi bụng.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn Hoàng Văn Long đã nắm cho mình đầy đủ thông tin về hiện tượng bụng bị sôi. Tốt nhất với các triệu chứng kể trên, bạn nên tới trung tâm y tế để được các bác sĩ chẩn đoán, có phương pháp điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe.

Mọi thông tin cần được tư vấn thêm về tình trạng sôi bụng, cũng như các vấn đề liên quan đến bệnh lý tiêu hóa, bạn có thể để lại bình luận, chat ngay với bác sĩ hoặc gọi tới số hotline 0343.44.66.99 để được giải đáp.

Chat với bác sĩ ngay

Chat với bác sĩ ngay

XEM THÊM:

  • Tiêu chảy (Ỉa chảy) là gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị
  • Chướng bụng đầy hơi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
  • Đau bụng đi ngoài: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Từ khóa » Bụng Nổ Lục Bục