Bụng Cồn Cào Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì - Hanimexchem
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân gây ra tình trạng bụng nóng cồn cào
Bụng nóng cồn cào là triệu chứng khởi phát do dạ dày bị kích thích và tổn thương. Triệu chứng này thường xảy ra sau khi ăn no và uống rượu bia. Tuy nhiên ở một số trường hợp, triệu chứng có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Nếu thường xuyên cảm thấy bụng nóng và cồn cào, nguyên nhân có thể do:
1. Thói quen ăn uống thiếu khoa học
Thực tế cho thấy tình trạng cồn cào, nóng rát bụng, khó chịu, đầy hơi,… có thể xảy ra do các thói quen ăn uống thiếu khoa học như:
- Ăn quá no hoặc quá đói
- Ăn không đúng bữa và ăn quá nhanh
- Bỏ bữa
- Sử dụng quá nhiều rượu bia và các thức uống có cồn khác
- Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa gia vị cay nóng, acid, đồ hộp, thức ăn dầu mỡ,…
- Vận động mạnh ngay sau khi ăn
Nếu duy trì các thói quen này trong một thời gian dài, bạn có thể mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…
2. Thường xuyên hút thuốc lá
Khói thuốc lá không chỉ gây hư hại phế quản và làm giảm chức năng hô hấp của phổi mà còn tác động tiêu cực đến cơ quan tiêu hóa.
Các chuyên gia cho biết, chất kích thích bên trong thuốc lá có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản và kích thích hoạt động bài tiết dịch vị của dạ dày.
Ở những người hút thuốc lá trong thời gian dài, dạ dày thường có xu hướng tiết nhiều acid và làm phát sinh các triệu chứng như đau thượng vị, nóng bụng, cồn cào, đầy trướng, ợ hơi,… Hơn nữa thói quen hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ viêm thực quản và trào ngược axit dạ dày.
3. Tác dụng phụ của thuốc điều trị
Triệu chứng bụng nóng cồn cào, đau thượng vị, buồn nôn,… có thể là tác dụng phụ của thuốc chống viêm không steroid, thuốc chứa corticoid, thuốc điều trị bệnh gout, ức chế miễn dịch,…
Cơ chế hoạt động của các loại thuốc này vô tình ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan tiêu hóa và làm phát sinh các triệu chứng khó chịu.
4. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi niêm mạc ở dạ dày và tá tràng (phần đầu của ruột non) bị viêm và loét. Bệnh thường gây đau thượng vị, nóng bụng, đầy hơi, cồn cào, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,… sau khi ăn.
Các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng còn có xu hướng nghiêm trọng hơn căng thẳng, thức khuya, làm việc quá sức, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và ăn thực phẩm cay nóng.
5. Tình trạng căng thẳng kéo dài
Căng thẳng ở hệ thần kinh trung ương có thể kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị và gây rối loạn chức năng ruột. Do đó ở những người bị căng thẳng kéo dài, bụng thường xu hướng cồn cào, nóng rát, đầy trướng,… sau khi ăn.
Hơn nữa người có tâm lý căng thẳng còn dễ gặp phải triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón.
Bụng nóng cồn cào – Làm sao khắc phục?
Triệu chứng bụng nóng cồn cào không chỉ gây khó chịu mà còn làm gián đoạn đời sống sinh hoạt và làm việc. Trong trường hợp gặp phải triệu chứng này, bạn có thể cải thiện với các biện pháp sau.
1. Mẹo giảm nhanh tình trạng nóng bụng, cồn cào
Để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, bạn có thể áp dụng các mẹo sau đây:
- Uống nước ấm có thể làm dịu vùng niêm mạc bị kích thích và giúp trung hòa dịch vị dạ dày.
- Sử dụng trà hoa cúc có thể giảm nóng rát ở dạ dày và bảo vệ ổ viêm loét ở cơ quan tiêu hóa. Hơn nữa trà hoa cúc còn hỗ trợ phục hồi vùng dạ dày bị tổn thương và hạn chế nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.
- Nếu bụng nóng cồn cào do uống rượu bia, bạn nên ăn vài lát bánh mì để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó bánh mì còn có tác dụng hút dịch vị dạ dày và giảm tình trạng cồn cào, khó chịu.
- Bổ sung nước ép bưởi, trà gừng hoặc nước mật ong ấm để giảm đau bụng, nóng rát và cồn cào do căng thẳng, uống rượu bia và hút thuốc lá.
- Ngoài ra với tình trạng căng thẳng kéo dài, bạn có thể ngồi thiền để kiểm soát tâm trạng, giải phóng suy nghĩ tiêu cực và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ở cơ quan tiêu hóa.
- Có thể uống nước ép từ rau xanh (cần tây, rau má) để giảm nhanh các triệu chứng do viêm loét dạ dày gây ra.
Các mẹo chữa này chỉ đem lại tác dụng tạm thời. Vì vậy bạn cần chủ động từ bỏ các thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng thiếu khoa học để hạn chế tình trạng tái phát.
2. Thay đổi thói quen dinh dưỡng và sinh hoạt
Như đã đề cập, triệu chứng bụng nóng cồn cào có thể khởi phát do thói quen sinh hoạt và ăn uống. Vì vậy để ngăn chặn tình trạng tái phát, bạn nên thay đổi một số thói quen thiếu lành mạnh.
- Tránh tình trạng ăn uống không đúng bữa, ăn quá nhanh hoặc quá no. Thay vào đó nên cân bằng khối lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn, ăn chậm nhai kỹ và ăn vào giờ giấc cố định.
- Kiêng cử các loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày như đồ hộp, thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng,… và một số loại đồ uống có hại như nước ngọt có gas, rượu bia,…
- Nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
- Tập trung vào nhóm thực phẩm đem lại nhiều lợi ích cho cơ quan tiêu hóa như ngũ cốc, rau xanh, củ quả, cá,…
- Tuyệt đối không được bỏ bữa.
- Nên hạn chế vận động trong ít nhất 30 phút sau khi ăn.
- Tránh thức khuya, ngủ không đủ giấc và làm việc quá sức.
- Cần giảm căng thẳng bằng cách đọc sách, bơi lội, vui chơi, nghe nhạc,…
3. Sử dụng thuốc đúng cách
Sử dụng thuốc có thể gây kích ứng lên dạ dày và đường ruột. Trong một số trường hợp sử dụng thuốc trong điều trị dài hạn, bạn có thể đối mặt với các tác dụng phụ nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày,…
Vì vậy bạn nên dùng thuốc đúng cách để giảm các rủi ro phát sinh:
- Chỉ dùng thuốc khi có yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa hoặc nhân viên y tế.
- Nên dùng Acetaminophen trong trường hợp có khả năng đáp ứng thay vì sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
- Với trường hợp phải sử dụng NSAID trong điều trị dài hạn, bạn nên thông báo với bác sĩ tác dụng phụ để được thay thế bằng thuốc ức chế chọn lọc COX-2.
- Nếu không thể thay thuốc, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng phối hợp với các loại thuốc kháng acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Nên uống thuốc cùng với nước lọc (khoảng 200 – 300ml) để tránh kích thích lên niêm mạc thực quản và dạ dày.
- Tránh nằm sau khi uống thuốc khoảng 30 phút.
- Nên dùng thuốc sau khi ăn và hạn chế sử dụng khi bụng đói.
Bà bầu bụng cồn cào khó chịu
Nguyên nhân đầu tiên khiến mẹ bầu bị cồn cào khi mang thai đó là do… thai nhi đói. Khi em bé trong bụng đói thì mẹ cũng sẽ cảm thấy thấy đói và lúc này mẹ cần dùng bữa càng sớm càng tốt hoặc mẹ có thể ăn những món ăn vặt cho bà bầu để “khống chế” cơn đói tạm thời. Việc để bụng đói quá lâu sẽ khiến thai nhi có nguy cơ béo phì sau khi sinh ra do cơ thể bé đã quen với việc tích trữ chất béo.
Mẹ nên biết rằng, thai nhi càng lớn mẹ sẽ cần phải tiêu thụ càng nhiều thức ăn và ở tam cá nguyệt thứ 2 chính là khoảng thời gian mà mẹ cảm thấy rất nhanh đói. Do đó, hãy lắng nghe cơ thể mình thường xuyên để có thể kịp thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé, giúp con khỏe mạnh và chào đời bình an.
Lắng nghe cơ thể mình thường xuyên để kịp thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé (Nguồn: Internet)
Để nhận biết việc thai nhi bị đói, ngoài dấu hiệu mẹ bị xót ruột khi mang thai thì còn 2 dấu hiệu khác đó là:
- Bé liên tục “đạp và đạp”: Đây là cách mà bé muốn cho mẹ biết rằng bé đang đói và mẹ cần nên ăn gì đó.
- Bé trườn bụng xuống dưới: Nếu bé máy nhẹ hoặc trườn xuống bụng dưới trong khoảng thời gian mẹ đang làm việc và vận động thì có thể là do bé đang đói.
Những nguyên nhân khác khiến mẹ bị cồn cào khi mang thai
Ngoại trừ nguyên nhân do thai nhi bị đói, các bác sĩ sản khoa đã tìm ra được khoảng 9 nguyên nhân phổ biến có thể khiến mẹ bầu gặp phải hiện tượng cồn cào, xót ruột khi mang thai, đó là:
- Uống quá nhiều nước: Mặc dù mẹ bầu được khuyến khích uống nhiều nước, tuy nhiên nếu uống quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng no ngang, khiến mẹ bầu ăn ít lại và điều đó dẫn đến nhanh đói hơn.
- Ăn nhiều thức ăn cay nóng: Các loại thức ăn có mùi vị cay sẽ kích thích lớp lót dạ dày, tăng nguy cơ bị loét dạ dày. Đau do loét dạ dày ở mức độ nhẹ sẽ gần giống với cảm giác đói bụng cồn cào.
- Thay đổi hormone: Khi mang thai lượng hormone trong cơ thể mẹ sẽ bị thay đổi đáng kể và tình trạng bụng cồn cào khi mang thai 3 tháng đầu có thể do mẹ bầu bị ốm nghén từ việc thay đổi hormone.
- Ăn quá nhanh: Ăn quá nhanh dẫn đến việc não bộ vẫn chưa được kích hoạt các trung tâm bảo dưỡng, tức là cảm giác đói vẫn chữa được ức chế (vẫn cảm thấy đói).
- Ăn ít: Các nhà khoa học đều không khuyến khích chế độ ăn cho hai người tuy nhiên, nếu mẹ bầu ăn quá ít sẽ không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho con và mẹ cũng sẽ dễ bị đói hơn.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc bằng đường uống như corticosteroid, somatropin có thể khiến bụng mẹ bầu bị cồn cào liên tục.
- Nhiễm ký sinh trùng: Nhiễm giun sán có thể làm gia tăng sự thèm ăn, bởi những ký sinh trùng này sẽ “ăn cắp” chất dinh dưỡng của cơ thể, dẫn đến sự thiếu hụt.
- Thiếu chất xơ: Chất xơ giúp làm chậm sự hấp thụ thực phẩm, tăng lượng glucose trong máu, từ đó làm tăng cảm giác no. Do vậy, thiếu chất xơ sẽ khiến mẹ bầu mau đói và bụng cũng nhanh cồn cào hơn.
- Căng thẳng: Những bà bầu nào quá căng thẳng thường sẽ hay bị đói và thèm ăn liên tục, bởi căng thẳng sẽ kích thích cơ thể phải ăn nhiều để chống lại stress.
Làm thế nào để hạn chế cảm giác cồn cào khi mang thai?
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ bầu tránh được tình trạng bụng cồn cào khi mang thai (Nguồn: Internet)
Có thể thấy rằng, phần lớn nguyên nhân gây ra hiện tượng xót ruột khi mang thai là do chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Như vậy, chỉ cần dựa vào nguyên nhân, mẹ có thể đưa ra được những hướng giải quyết đó là:
- Dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp dạ dày không còn thèm ăn. Với mẹ bầu, ngoài bữa ăn chính mẹ hãy thêm 1 – 2 bữa ăn phụ trong ngày để tránh tình trạng bị đói bụng.
- Chia nhỏ bữa ăn: Nếu có thể mẹ nên chia 3 bữa ăn lớn thành 5 – 6 bữa ăn nhỏ trong ngày với đầy đủ các chất tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất.
- Ăn chậm nhai kỹ: Cách ăn này không chỉ tốt cho mẹ bầu mà nó còn giúp mẹ giảm cân sau sinh hiệu quả. Khi nhai kỹ, nước bọt tiết ra từ khoang miệng có chứa enzym tiêu hóa giúp tiêu hóa bớt một phần thức ăn, giảm gánh nặng cho dạ dày.
- Uống nước đúng cách: Không nên uống quá nhiều nước mỗi ngày, trung bình từ 2.5 – 3 lít mỗi ngày là hợp lý. Không nên uống nước trước và ngay sau bữa ăn để tránh cảm giác bị sôi bụng.
- Bổ sung chất xơ: Mẹ bầu có thể bổ sung chất xơ từ rau xanh và trái cây. Đây là một “phương thuốc” tuyệt vời giúp loại bỏ hiện tượng táo bón, khó tiêu và chứng xót ruột, cồn cào khi mang thai.
Chóng mặt buồn nôn bụng cồn cào
Viêm đại tràng co thắt (hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích): là một rối loạn cơ năng của đại tràng, người bệnh không có biểu hiện bất thường nào ở đại tràng, khi nội soi không có ổ viêm loét. Bệnh viêm đại tràng co thắt không phải là bệnh nặng và nguy hiểm, nhưng làm ảnh hưởng lớn đến công việc, sức khỏe, khiến người bệnh luôn trong tâm trạng lo âu, sợ hãi, trầm cảm thậm chí tưởng mình bị ung thư vì chữa mãi không khỏi. Chính vì vậy, bệnh khiến cho người mắc phải trở nên khó tính, hay cáu giận, lo lắng thất thường.
Cồn cào xót ruột là bệnh gì?
Vốn dĩ nhiều người cứ nghĩ tình trạng xót ruột chỉ đến khi chúng ta bị đói bụng thế nhưng ngược lại có rất nhiều trường hợp lại rơi vào tình cảnh này ngay cả khi vừa mới ăn no.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, cồn cào xót ruột là một trong những bệnh lý đặc trưng của bệnh viêm loét dạ dày. Đây là căn bệnh khá phổ biến có thể xảy ra ở trẻ em lẫn người trưởng thành. Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng, bạn có thể bị viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp, do dùng nhiều thuốc kháng sinh, do chế độ ăn uống thất thường, lạm dụng bia rượu hay do yếu tố tâm lý chi phối.
Có thể nhận diện nhanh bệnh viêm loét dạ dày thông qua một số biểu hiện như:
- Đau và có cảm giác bỏng rát tại vùng thượng vị
- Thường xuyên ợ chua, ợ hơi
- Xót ruột, cồn cào trong bụng ngay cả khi mới ăn no
- Nôn và buồn nôn
- Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống…
- Chán ăn, sụt cân
Tuy nhiên không phải lúc nào bạn bị cồn cào xót ruột cũng là do mắc viêm loét dạ dày. Tình trạng này còn có thể xảy ra vì những lý do rất đơn giản như ăn ít, ăn nhiều thức ăn chua cay, uống nhiều rượu bia. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai, chứng xót ruột, cồn cào trong bụng cũng rất dễ xảy ra do thay đổi nội tiết tố hoặc do mắc chứng thai nghén. Do vậy cần thận trọng đi khám để tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh để có cách xử lý cho thích hợp.
Cách chữa bệnh xót ruột nhanh nhất
Với các trường hợp bị cồn cào xót ruột được xác định là do mắc bệnh viêm loét dạ dày, bệnh nhân có thể phải cần đến các loại thuốc giúp giảm tiết axit dạ dày như thuốc kháng Histamin H2, thuốc ức chế bơm proton, thuốc giảm đau hoặc điều trị bằng kháng sinh theo phác đồ nếu tìm thấy sự hiện diện của vi khuẩn Hp trong dạ dày. Ngoài ra cần kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý: Kiêng ăn các thức ăn chua cay và đồ uống có cồn, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh stress… để sức khỏe nhanh bình phục .
Nếu bị xót ruột không phải do bệnh lý thì không cần thiết phải dùng thuốc điều trị, bạn có thể chữa bệnh xót ruột bằng các ăn các thực phẩm dưới đây:
- Chuối: Loại quả này rất giàu kali nên có tác dụng bình ổn hoạt động tiêu hóa trong dạ dày. Ngoài ra các dưỡng chất trong chuối đã được chứng minh là có khả năng trung hòa axit trong dạ dày, giảm nhanh chứng ợ nóng, cồn cào xót ruột cũng như bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể.
- Gừng: Chứa nhiều chất chống oxy hóa và tinh chất chống viêm tự nhiên, gừng là một phương thuốc chữa xót ruột hiệu quả. Uống một tách trà gừng vào buổi sáng và buổi tối cũng là cách đơn giản giúp bạn làm ấm và xoa dịu các cơn đau ở dạ dày.
- Đu đủ: Ăn đu đủ có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, chống táo bón và giúp khắc phục chứng xót ruột rất tốt. Để khắc phục hiện tượng khó chịu này bạn hãy lấy 30g đu đủ, 30g táo tây đem sắc lấy nước chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
- Sữa chua: Chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đường ruột, sữa chua là một loại thực phẩm cực tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Nó giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, cải thiện tình trạng cồn cào xót ruột cũng như các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Mỗi ngày bạn nên ăn 1-2 hũ sữa chua sau bữa ăn chính khoảng 30 phút để nhận được những lợi ích tốt nhất từ loại thực phẩm này.
- Cơm: Chắc hẳn bạn sẽ rất bất ngờ khi ngay cả việc ăn cơm cũng giúp khắc phục được chứng xót ruột. Lý do rất đơn giản bởi trong cơm có hàm lượng tinh bột dồi dào nên khi vào trong đường ruột sẽ hút bớt axit cũng như các dịch vị và chất lỏng bên trong dạ dày. Ngoài cơm ra bạn có thể chọn một số loại thực phẩm nhạt khác để thay thế như bánh mì trắng, khoai lang hay khoai tây luộc.
Một số lưu ý quan trọng khác giúp chữa xót ruột hiệu quả hơn:
+ Ăn uống đúng giờ giấc, không để bụng quá đói hoặc ăn quá no
+ Khi ăn nên nhai kỹ rồi mới nuốt để giảm thiểu gánh nặng cho dạ dày bớt đau
+ Tránh ăn đồ chua, cay, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt và các thức ăn được chế biến sẵn
+ Đồ ăn nên được chế biến dưới dạng mền, lỏng bằng cách nấu, hấp và luộc để dạ dày dễ tiêu hóa hơn
+ Kiêng sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê và thuốc lá
+ Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tinh thần luôn được thoái mái, tránh để stress kéo dài.
Bài viết trên đây đã giúp bạn tìm ra được thủ phạm gây ra chứng cồn cào xót ruột cũng như biết cách chữa xót ruột đúng cách, phù hợp. Chứng bệnh này nếu kéo dài không chỉ gây khó chịu mà còn phát sinh thêm nhiều vấn đề về sức khỏe khác, vì vậy bạn nên tìm cách khắc phục sớm để bảo vệ sức khỏe của mình.
Tag: hết 37 tuần chướng dậy gan thở mệt mỏi nửa đêm chân tay bủn rủn sốt sơ từng xong ban kêu lưng nao miếng mất tim đập
Từ khóa » Bụng Cồn Cào Khó Chịu
-
Bật Mí Cách Chữa Cồn Ruột Buồn Nôn Nhanh Chóng Tại Nhà
-
Bị Cồn Cào Ruột Có Cần Dùng Thuốc Không? 7 Cách Giảm Xót Ruột Tại Nhà
-
Thường Xuyên Khó Tiêu, Chán ăn, Cồn Ruột Là Biểu Hiện Bệnh Lý Gì?
-
Nguyên Nhân Khó Chịu Dạ Dày, Vùng Giữa Bụng Cồn Cào ... - Vinmec
-
Bụng Nóng Cồn Cào Là Bị Gì? Làm Sao Hết?
-
Bụng Cồn Cào Khó Chịu Buồn Nôn Là Bị Gì? Làm Sao Khỏi?
-
10 NGUYÊN NHÂN KHIẾN DẠ DÀY KHÓ CHỊU - Bệnh Viện AIH
-
Bụng Cồn Cào Là Do đâu? Cách Khắc Phục Như Thế Nào?
-
6 Dấu Hiệu Viêm đại Tràng Co Thắt Chớ Coi Thường
-
[Giải đáp] Bụng Cồn Cào Nhưng Không Muốn ăn Phải Làm Sao?
-
Dấu Hiệu Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Bạn Không Nên Bỏ Qua - DeHP
-
Buồn Nôn Chướng Bụng Là Bệnh Gì? Có Cần Dùng Thuốc Không?
-
Khắc Phục Chứng Khó Chịu Dạ Dày Vào Buổi Sáng
-
Hiện Tượng Nóng Bụng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục