|
AMIS Kế toán Bán hàng; Khuyến mại Bán hàng; Khuyến mại Bắt đầu làm việc với AMIS.VN - Kế toán Khai báo danh mục Khai báo thông tin ban đầu Search: |
| |
Trang chủ > Kế toán > 7. Hướng dẫn lập báo cáo quyết toán trên phần mềm AMIS.VN > Bước 3: Tính khấu hao TSCĐ, đảm bảo số liệu về TSCĐ đúng Bước 3: Tính khấu hao TSCĐ, đảm bảo số liệu về TSCĐ đúng Các bước thực hiện Bước 3.1: Tính khấu hao TSCĐ - Mục đích: Tính và phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ để chi phí khấu hao của TSCĐ được tính đúng, đủ và xác định chi phí phát sinh, giá trị còn lại của TSCĐ cuối kỳ.
- Thực hiện:
- Đối với đơn vị theo dõi tài sản cố định trên phần mềm AMIS.VN - Kế toán
1. Vào menu Nghiệp vụ\Tài sản cố định\Tính khấu hao hoặc vào Phân hệ Tài sản cố định, chọn chức năng Tính khấu hao bên thanh tác nghiệp, xuất hiện giao diện Tính khấu hao.
Lưu ý: Đối với dữ liệu hạch toán đa chi nhánh và sử dụng cả hai hệ thống sổ (tài chính và quản trị), việc khấu hao TSCĐ được thực hiện khi đang làm việc tại chi nhánh nào, sổ nào chỉ được lưu trên chi nhánh đó và sổ đó. Vì vậy nên chọn chính xác chi nhánh và sổ để tính khấu hao.
- Đối với đơn vị không theo dõi TSCĐ trên phần mềm AMIS.VN - KẾ TOÁN
1. Cuối tháng, đơn vị hạch toán tổng chi phí khấu hao trên phần mềm AMIS.VN - KẾ TOÁN 2. Vào menu Nghiệp vụ\ Tổng hợp\ Chứng từ nghiệp vụ khác\Thêm, hạch toán Nợ TK 6274, 6414, 6424/ Có TK 2141, 2142 Bước 3.2: Kiểm tra, đối chiếu Nguyên giá và Hao mòn lũy kế trên sổ Tài sản và Sổ Cái TK 211, 212, 213, 214 - Đảm bảo khớp số liệu nguyên giá giữa sổ Tài sản cố định và sổ Cái tài khoản Tài sản cố định (TK 211, 212, 213)
- Đảm bảo khớp số liệu giá trị hao mòn lũy kế giữa sổ Tài sản cố định và sổ Cái tài khoản Hao mòn tài sản cố định (TK 214)
1. Đối chiếu giữa sổ Tài sản cố định và Sổ Cái tài khoản Tài sản cố định - Xem giá trị nguyên giá trên báo cáo sổ Tài sản cố định tại nhóm báo cáo Tài sản cố định, Sổ Cái tài khoản Tài sản cố định (TK 211, 212, 213) tại nhóm báo cáo Tổng hợp để kiểm tra bất thường có thể xảy ra như:
- Giá trị nguyên giá trên Sổ Tài sản cố định khác giá trị nguyên giá trên sổ Cái tài khoản TSCĐ
TT | Tình trạng | Các nguyên nhân xảy ra | Hướng dẫn xử lý | Ghi chú | 1 | Nguyên giá trên Sổ tài sản cố định lệch với Số dư trên Sổ cái TK TSCĐ | Đầu kỳ lệch số dư nguyên giá giữa sổ Cái TK TSCĐ với sổ Tài sản cố định | • Bước 1: Kiểm tra - Mở Sổ cái TK nguyên giá TSCĐ (211,212...) xem số dư đầu kỳ là bao nhiêu - Vào Phân hệ TSCĐ\ Chọn Tab Báo cáo phân tích, chọn Sổ tài sản cố định, chọn khoảng thời gian cần kiểm tra, tại cột Số CT ghi tăng chọn giá trị lọc OPN. - Tính tổng cột Giá trị tính khấu haovà so sánh với số dư đầu kỳ TK nguyên giá TSCĐ • Bước 2: Xử lý- Xác định lại số dư nguyên giá đúng (thường số dư đúng là số trên Sổ cái) - Kiểm tra lại khai báo TSCĐ đầu kỳ của các TSCĐ. - Đối với TSCĐ bị sai nguyên giá và giá trị tính khấu hao thì sửa lại như sau: + Xóa toàn bộ phát sinh liên quan đến TSCĐ đang bị sai nguyên giá + Vào Tab Sổ tài sản\ Chọn TSCĐ bị sai\ Sửa lại nguyên giá TSCĐ + Lập lại các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐ bị sai. | 2 | Nguyên giá không bằng nhau khi ghi tăng TSCĐ(Tại phân hệ TSCĐ) với chứng từ hạch toán tăng tài sản cố định (Nợ TK 211,212...) | • Bước 1: Kiểm tra - Vào Phân hệ TSCĐ\ Chọn Tab Báo cáo phân tích, chọn Sổ tài sản cố định, chọn khoảng thời gian cần kiểm tra.Tại cột Số CT ghi tăng chọn giá trị lọc khác OPN. - Xem tổng Giá trị tính khấu hao. - Vào Tiện ích\Tìm kiếm chứng từ, chọn tìm theo khoảng thời gian cần đối chiếu\Bỏ tích Nhóm theo chứng từ\Lọc TK nguyên giá TSCĐ chọn loại Chứng từ khác với Đánh giá lại TSCĐ. Xem tổng số tiền hạch toán Nợ TK nguyên giá. • Bước 2: Xử lý - Nếu số tiền ở trên sổ TSCĐ và hạch toán Nợ 211 lệch nhau thì mở từng chứng từ ghi tăng TSCĐ, sang Tab thông tin khấu hao, mở chứng từ hạch toán Nợ TK nguyên giá để kiểm tra xem số tiền hạch toán và số tiền ghi tăng có bằng nhau không. - Tài sản nào không khớp thì thực hiện sửa lại cho đúng. | 3 | Ghi giảm TSCĐ, đánh giá lại nguyên giá TSCĐtrên các phân hệ ngoài phân hệ TSCĐ nên các chứng từ này chỉ lên sổ cái mà không lên báo cáo TSCĐ | • Bước 1: Kiểm tra - VàoTiện ích\Tìm kiếm chứng từ \ Bỏ tích Nhóm theo chứng từ\Lọc TK Nợ, TK Có là TK nguyên giá TSCĐ kiểm tra xem có phát sinh chứng từ liên quan ở ngoài phân hệ TSCĐ không • Bước 2: Xử lý - Nếu các phát sinh liên quan đến tài khoản TSCĐ cần hạch toán đúng phân hệ TSCĐ | 4 | Trong tháng đối chiếu có chứng từ ghi giảm TSCĐ thì trên Sổ cái TK nguyên giá đã hạch toán giảm nguyên giá nhưng trên báo cáo TSCĐ của tháng đó vẫn lên mã TSCĐ đã ghi giảm, khi xem báo cáo tháng sau thì mã này sẽ mất. | • Bước 1: Kiểm tra - Trừ số tiền trên Cột Nguyên giá của Danh sách TSCĐ và số dư trên Sổ cái TK nguyên giá. - Nếu số chênh lệch đúng bằng giá trị nguyên giá đã ghi giảm (bằng Phát sinh Có TK nguyên giá) thì 2 báo cáo đúng.• Bước 2: Xử lýSang tháng sau thì 2 báo cáo này sẽ bằng nhau. | 2. Đối chiếu giữa sổ Tài sản cố định và Sổ Cái tài khoản Hao mòn tài sản cố định - Xem giá trị hao mòn lũy kế trên báo cáo sổ Tài sản cố định tại nhóm báo cáo Tài sản cố định, Sổ Cái tài khoản Hao mòn tài sản cố định (TK 214) tại nhóm báo cáo Tổng hợp để kiểm tra bất thường có thể xảy ra như:
- Giá trị hao mòn lũy kế trên sổ Tài sản cố định khác với số dư trên sổ Cái tài khoản Hao mòn tài sản cố định
TT | Tình trạng | Các nguyên nhân xảy ra | Hướng dẫn xử lý | Ghi chú | 1 | Hao mòn lũy kế trên Báo cáo sổ Tài sản cố định lệch với Số dư trên Sổ cái TK Hao mòn TSCĐ (TK 214) | Đầu kỳ lệch Số dư TK 214 và Hao mòn lũy kế | •Bước 1: Kiểm tra - Mở Sổ cái TK 214, xem số dư đầu kỳ là bao nhiêu - Vào Phân hệ TSCĐ\ Chọn Tab Báo cáo phân tích, chọn Sổ tài sản cố định, chọn khoảng thời gian cần kiểm tra, tại cột Số CT ghi tăng chọn giá trị lọc OPN. •Bước 2: Xử lý- Xác định lại số dư hao mòn lũy kế đúng (thường số dư đúng là số trên Sổ cái) - Kiểm tra lại khai báo TSCĐ đầu kỳ của các TSCĐ. - Đối với TSCĐ bị sai hao mòn lũy kế thì sửa lại như sau: + Xóa toàn bộ phát sinh liên quan đến TSCĐ đang bị sai hao mòn lũy kế + Vào Tab Sổ tài sản\ Chọn TSCĐ bị sai\ Sửa lại hao mòn lũy kế + Lập lại các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐ bị sai. | 2 | Hạch toán khấu hao TSCĐ ngoài phân hệ TSCĐ khi đó số khấu hao chỉ lên Sổ cái TK 214, không lên báo cáo TSCĐ | •Bước 1: Kiểm tra - Vào Tiện ích\Tìm kiếm chứng từ, bỏ tích chọn Nhóm theo chứng từ\ chọn lọc TK Nợ, TK Có là TK Hao mòn TSCĐ (214) kiểm tra có phát sinh chứng từ liên quan ở ngoài phân hệ TSCĐ không. •Bước 2: Xử lý- Nếu có các phát sinh liên quan đến tài khoản TSCĐ cần hạch toán đúng phân hệ TSCĐ | 3 | Trong tháng đối chiếu có chứng từ ghi giảm TSCĐ thì trên Sổ cái TK hao mòn lũy kế đã hạch toán giảm nguyên giá nhưng trên báo cáo TSCĐ của tháng đó vẫn lên mã TSCĐ đã ghi giảm, khi xem báo cáo tháng sau thì mã này sẽ mất. | •Bước 1: Kiểm tra - Trừ số tiền trên Cột Hao mòn lũy kế của Danh sách TSCĐ và số dư trên Sổ cái TK Hao mòn lũy kế (214) - Nếu số chênh lệch đúng bằng giá trị Hao mòn lũy kế đã ghi giảm (bằng Phát sinh Nợ TK 214) thì 2 báo cáo đúng •Bước 2: Xử lý - Sang tháng sau thì 2 báo cáo này sẽ bằng nhau. |
Xem thêmBước 1: Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ trong nămBước 2: Tính giá xuất kho, đảm bảo số liệu tồn kho đúngBước 4: Hạch toán chi phí lương, đảm bảo số liệu về tiền lương đúngBước 5: Đảm bảo số liệu trên sổ Cái tài khoản thuế GTGT và tài khoản doanh thu khớp với tờ khai và bảng kê hàng hóaBước 6: Đảm bảo số liệu về giá thành đúngBước 7: Kết chuyển lãi lỗ và tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộpBước 8: Lập báo cáo tài chính, kiểm tra báo cáo tài chính và in báo cáo tài chính |
|
|