Buộc Phải đọc: Vấn đề In Giấy Dày, Giấy Mỏng, Giấy Mềm, Giấy Cứng.

Chào các bạn, topic về việc chất lượng in giấy dày mỏng khác nhau, giấy mềm giấy cứng …luôn là chủ đề được nói đi nói lại trong lĩnh vực in ấn. Thật sự có quá nhiều vấn đề mà chúng ta chưa thể tiến đến sự tuyệt đối được. Nếu sản phẩm in của bạn quá mỏng, quá mềm, bạn muốn biết cách khắc phục và rào trước những trường hợp không mong muốn xảy ra. Hãy đọc bài viết này, vì sự hợp tác lâu dài.

Tóm Tắt Nội Dung 1) Đặt vấn đề về chất lượng in giấy dày, giấy mỏng, giấy mềm, giấy cứng. 1.1) Định lượng giấy. Cách tính độ dày giấy.

Đặt vấn đề về chất lượng in giấy dày, giấy mỏng, giấy mềm, giấy cứng.

Bài viết này dành cho: 

+ Khách hàng của Khải Nguyên có nhu cầu in ấn chất lượng giấy dày, giấy cứng.

+ Đơn vị thiết kế in ấn cần tham khảo thông tin để làm hợp đồng in chính xác.

+ Bất cứ ai có những rắc rối liên quan tới việc in giấy dày giấy mỏng.

Bài viết này giải quyết vấn đề:  Sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ nắm được thông tin tổng quan về ngành in ấn, những vấn đề về giấy và những giải pháp phục vụ nhu cầu in ấn chất lượng, in giấy dày, giấy mỏng, xốp, giấy cứng, hoặc mềm dẻo..

Để đi đến giải pháp tối ưu, tôi sẽ viết bài này bằng cách nêu lên từng vấn đề và nguyên nhân, các vấn đề đan xen và nối tiếp nhau tạo ra một mạch rắc rối rất ư là logic. Bạn đọc để hiểu bản chất của ngành in ấn. Từ đó sẽ có hướng khắc phục giải quyết riêng.

In giấy dày C 300 gsm ?

In giấy dày C 300 gsm ?

Vấn đề 1: Giấy dày, có đồng nghĩa với giấy cứng không ?

Ngôn ngữ tiếng Việt rất phong phú, phong phú đến nổi thường xuyên làm chúng ta lầm lẫn. Điều dể thấy nhất là một số người cho rằng giấy có định lượng 300 gsm sẽ dày và cứng hơn giấy có định lượng 280 gsm. Điều này là không đúng, nó chỉ dày chứ không hề cứng hơn nhé. Ví dụ, bạn so sánh giấy Couche (còn gọi là giấy C) 300gsm với Bristol (còn gọi là giấy B) 300gsm, hai loại giấy này cùng định lượng, cùng độ dày, nhưng giấy B cứng và thô hơn giấy C một ít. Thậm chí khi bạn so sánh việc in giấy dày C 300gsm với một loại giấy mỹ thuật nào đó định lượng 280 gsm, giấy mỹ thuật 280 gsm vẫn có loại cứng và xốp hơn giấy C300 gsm.

=> Dày, không đồng nghĩa với cứng. Nhớ nhé. Do đó, khi đến làm việc với chúng tôi hoặc bất kỳ đơn vị in ấn nào khác, hãy xác định rõ nhu cầu của bản thân nhé.

Vấn đề 2: Liệu giấy C có phải là giấy C (couche) ?

Chắc chắn giấy C là giấy C, đúng, nhưng không có nghĩa là giấy C của chúng tôi  là giấy C của bạn. Đầu tiên nhé, Giấy Couche cơ bản có hai loại, loại bóng (gloss) và mờ (matt). Loại bóng thường được sử dụng để in namecard, in menu, in catalogue, in brochure…Loại mờ ít được sử dụng hơn, thường để in tạp chí. Nhưng giấy C có rất nhiều xuất xứ, nhiều hãng khác nhau. Hãng EKN, Enova, Hansol, Sun Paper, Hanam, Gold East…tiêu chuẩn giấy C của mỗi hàng khác nhau, nhưng nhìn chung nó vẫn được liệt vào giấy Couche vì quy cách, định lượng và tiêu chuẩn trong ngành giấy.

Do đó, nếu bạn đang cố tìm một loại giấy C cách đây vài năm cho giống giấy C hiện tại là điều rất khó. Vậy trước khi in, hãy xem mẫu mã cẩn thận là ok. Vì thật ra, sự khác biệt là một con số epsilon quá nhỏ, nên ta bỏ qua. Chỉ có khi nào mà rắc rối, gặp những đối tác cãi cố cãi cùn thì bạn có thể xem đây là kiến thức để bạn nói chuyện với đối tác, khách hàng, đơn vị thiết kế in ấn…

In phiếu số nhảy – chữ nhảy bằng giấy coucher, giấy mỹ thuật, giấy kraft… . In bằng mấy offsset hoặc in nhanh bằng máy KTS.

Vấn đề 3 Liệu giấy C của bạn có phải là giấy C của bạn ?

Ặc, rắc rối đau đầu chưa. Nhưng mà có đó bạn. Giấy được làm từ gỗ, gỗ trong rừng, đương nhiên. Nhưng vấn đề khai thác mỗi khu rừng khác nhau dẫn tới chất lượng gỗ khác nhau. Bản thân trên một cái cây, vân gỗ cũng khác nhau. Do đó, chúng ta đừng nên tự mình tạo thêm rắc rối cho chính mình. Việc cùng một hãng sản xuất giấy, nhưng chất lượng mỗi đợt khác nhau cũng không có gì lạ. Có thể hôm nay định lượng giấy C là 300 gsm, nhưng bản chất chỉ tầm 298 gsm, màu sắc có thể trắng hơn hoặc ngà hơn. Hơn thế nữa, quy trình sản xuất giấy nếu bên nhà sản xuất sử dụng hóa chất dỏm cũng ảnh hưởng tới chất lượng giấy.

Rõ ràng là khá nhiều vấn đề đúng không ? Tốt hơn hết, hãy xem mẫu trước khi đặt in. Có thể yêu cầu đơn vị in ấn như chúng tôi test trước tờ mẫu để so sánh về màu sắc, độ dày

Vấn đề 4: Liệu tờ test mẫu bằng kỹ thuật số có độ dày tương ứng khi in offset không ?

Máy in kỹ thuật số konica C7000

Máy in kỹ thuật số konica C7000

Bạn chuẩn bị in một đơn hàng – có thể in giấy dày C 300 gsm, bạn cần in test bằng máy in kỹ thuật số trước để xem xét độ dày, độ cứng. Sau khi ok hết, bạn mới tiến hành in thật bằng kỹ thuật offset hàng loạt. Thật ra, khi in bằng máy kỹ thuật số độ dày của giấy vẫn không thay đổi nhiều. Nhưng khi in offset, máy offset rất lớn (cỡ bằng chiếc xe ô tô) với các trục mực, mỗi lần tờ giấy đi qua 4 trục mục CMYK đương nhiên sẽ bị ép lại. Nên in giấy dày C 300 gsm bằng offset, tờ giấy có thể bị ép lại mỏng hơn dưới lực cán của máy offset.

In ruột sổ tay số lượng nhiều nội dung, in test định lượng giấy dày mỏng khác nhau.

Nhấp vào link khi bạn muốn in ruột sổ tay nhiều nội dung.

Vấn đề 5: Công đoạn gia công sau khi in offset ảnh hưởng tới độ dày của giấy !

Máy in offset L640

Máy in offset L640

Sau khi quy trình in ấn hoàn tất, đến công đoạn gia công. Có thể là ép kim, dập nổi, cán màng…Những công đoạn này có thể ảnh hưởng tới độ dày của giấy nhé. Ví dụ ép kim, dập nổi, đương nhiên khi ép hay dập giấy sẽ mỏng hơn. Tuy nhiên một thời gian sau, sự đàn hồi sẽ làm giấy trở lại bình thường.

Trong trường hợp cán màng, nếu dùng quá nhiều keo hoặc sử dụng kỹ thuật cán màng nước, độ ẩm từ keo làm cho giấy trở nên mỏng + mềm hơn. Nhưng nếu bạn để sản phẩm in trong phòng lạnh một thời gian, giấy sẽ tự dày lên nhé. Bạn cẩn thận trường hợp này, nếu sản phẩm in quá mềm thì nên trao đổi lại với bên xưởng in, nhà in nhé.

Trên đây là một số vấn đề, nguyên nhân dẫn tới những rắc rối về việc in giấy dày, giấy mỏng, mềm hoặc cứng. Không có giải pháp giải quyết một cách tuyệt đối, vì mọi chỉ sô chỉ là tương đối, và đôi khi nó phụ thuộc vào cảm giác của người sử dụng. Tiếp nối bài viết, tôi sẽ đưa ra thông tin tổng quan về định lượng và cách tính định lượng giấy.

 Định lượng giấy. Cách tính độ dày giấy.

Trong lĩnh vực thiết kế in ấn, để đo độ dày mỏng của giấy, người ta sử dụng đơn vị gsm (g / m2), tiếng anh là “Gram per square metter”. Ví dụ bạn ra ngoài nhà sách, một một tập giấy A4 Double A 80 gsm. Có nghĩa một tờ giấy A4 có trọng lượng 80 gram / mét vuông. Giấy có định lượng gsm càng lớn thì càng dày. Một lần nữa tôi nhắc lại, dày chưa hẳn là cứng nhé. Chỉ là dày thôi.

Giấy A4 double A

Giấy A4 double A

Vậy để biết chính xác định lượng giấy bạn phải làm thế nào ? 

Sau khi làm sản phẩm ra, bạn không rõ định lượng giấy sau khi in ấn là bao nhiêu gsm. Có 2 phương pháp.

1> Phương pháp toán học (lý thuyết).

Ta có công thức gsm = g / m2. Gọi định lượng của giấy là V, khối lượng thành phẩm là m, diện tích là S. Vậy để tính được định lượng gsm, ta cần xác định khối lượng m và diện tích S. Rồi dùng m chia cho S. Nhớ đổi ra đơn vị gam và mét vuông nhá.

Bài toán thực hành. Sau khi in một hộp card (100 miếng) có định lượng V gsm, ta cần xác định V phải làm như thế nào ? Tôi chỉ bạn một cách thủ công như sau.

Bước 1. Tính S của mẫu in card visit. Một chiếc card visit có kích thước 8.8 x 5.3 cm. Vậy diện tích là 46.64 cm2. Đổi ra m2 là 0.0004664 m2.

Bước 2. Tính m của hộp card visit. Bạn lấy cái cân 5kg ra để đo nhé, nếu như cân 1 tấm card visit không đủ thì cân nguyên 100 cái. Rồi sau đó chia ngược lại 100. Sau khi cân, bạn sẽ thấy 1 mẫu in card visit có khối lượng từ 1.4-1.8 gam. Với trường hợp in giấy dày C 300 gsm thì khối lượng card visit ~ 1.6 g.

Người ta muốn in danh thiếp dày, danh thiếp mỏng. Còn bạn, sao không thử In danh thiếp mịn bằng giấy Klassica, Klassica không quá dày, không quá mỏng nhưng cực kỳ mịn, tạo cảm giác cực kỳ dễ chịu khi sờ vào.

Bước 3. Sau khi xác định m và S. Ta lấy m chia cho S. V định lượng bằng ~ 354  gsm. Vậy kết luận định lượng giấy sử dụng để làm card visit là 354 gsm !

Tại sao lại là 354 gsm ? Lý thuyết thì hoàn toàn đúng nhưng thực tế thì khác. Bởi vì trong quá trình in ấn lẫn đo đạc, độ sai số delta quá nhiều làm nhiễu dữ liệu. Giả sử màng sử dụng để cán định lượng bao nhiêu, khối lượng mực sau khi in ấn, cân 5kg của bạn chính xác chưa, cần phải quan tâm đến chỉ số độ ẩm, thời tiết, nhiệt độ và độ giãn nỡ của giấy nữa. Nói chung là nếu bạn áp dụng kiến thức lý thuyết, kết quả sẽ không thể chính xác được.

2> Phương pháp thực tế.

Phương pháp nhanh gọn lẹ, bạn mua cái cân điện tử về đo, khoản 4-5 triệu một bộ. Đo đảm bảo chính xác. Không thì mua thước kẹp pamme về đo, nhưng thước kẹp đôi khi cũng tương đối vì chỉ số quá nhỏ, mắt thường khó định vị chính xác được.

Vậy là kết luận nhé. Trong in ấn, mọi thứ đều ở mức tương đối. Giống như cuộc sống vậy, không có gì là hoàn hảo 100%. Bạn đọc bài viết này để nắm được những yếu tố về giấy. Sau đó, khi đặt in ấn nên kỹ càng lựa chọn. Tốt hơn là đến với chúng tôi để được tư vấn kỹ càng nhé. 😀 😀

Từ khóa » Cách In Trên Bìa Cứng