Bước Tiến Dài Sau 15 Năm Gia Nhập WTO - Vasep

  • Youreverydayfish
  • Đào tạo
  • Hội chợ VietFish
  • CLB Hàng nội địa
  • Đăng ký nhận tin ngày
  • Đăng nhập
  • English

Đăng ký nhận tin ngày

Đừng bỏ lỡ những bản tin thủy sản trong và ngoài nước mà chúng tôi cập nhật cho các bạn Đăng ký

Đăng ký nhận tin ngày

Đăng ký thành công, chúng tôi sẽ phản hồi sớm tới bạn! Trân trọng cảm ơn! Đóng

Đăng ký nhận tin ngày

Đăng ký thất bại, vui lòng thử lại hoặc liên hệ với quản trị viên! Trân trọng cảm ơn! Đóng / Sản phẩm xuất khẩu / Tin tổng hợp / Xuất nhập khẩu / Bước tiến dài sau 15 năm gia nhập WTO 10:03 06/01/2022 2320 A- A A+ Sau 15 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), quy mô thương mại của Việt Nam đã có bước tiến dài, kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt tới 668,5 tỷ USD vào cuối năm 2021.

Kỳ tích mở rộng thị trường xuất khẩu

“Trong 15 năm qua, năng lực sản xuất của May Hưng Yên đã khác rất nhiều. Năm 2006, chúng tôi chỉ có 3 nhà máy may, với 3.000 công nhân, thì hiện là 12 nhà máy với 15.000 lao động. Doanh thu gia công (CM) năm 2006 là 15 triệu USD, đến cuối năm 2021 đạt 126 triệu USD, tăng gần 10 lần; kim ngạch xuất khẩu tăng từ 40 triệu USD lên 350 triệu USD”, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Dệt may Hưng Yên cho biết.

Ở phạm vi toàn ngành, 15 năm trước, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may mới có 5,9 tỷ USD, đến cuối năm 2021, một lượng hàng hóa dệt may, xơ sợi, nguyên liệu trị giá 39 tỷ USD đã được xuất khẩu ra thế giới. Nếu không có dịch bệnh, nhu cầu thị trường tiếp tục được tăng lên, dệt may có thể nhận đơn hàng xuất khẩu với giá trị 45-46 tỷ USD.

Theo ông Dương, việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO từ đầu năm 2007 đã mang lại cho Việt Nam nhiều thay đổi. Không chỉ đón một lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, làm gia tăng năng lực sản xuất, đưa Việt Nam vào top 3 nhà cung ứng lớn trên toàn cầu, hội nhập đã tạo sức ép để doanh nghiệp trong nước phải tự nâng mình lên để thích ứng, đủ sức giao thương với đối tác tại nhiều thị trường lớn từ Mỹ, EU, Nhật Bản.

“Trước đây, chúng tôi chủ yếu xuất khẩu vào khu vực 2 thuộc EU, thì nay, Mỹ đang chiếm 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp, 35% còn lại là vào Nhật Bản, EU và Trung Quốc, Đài Loan. Đó là tác động tích cực nhất của hội nhập và WTO đã giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu”, ông Dương nói.

Ngoài dệt may, các ngành xuất khẩu chủ lực như giày dép, thủy sản, đồ gỗ cũng hội nhập sớm cùng đất nước. Hơn ai hết, lãnh đạo các ngành này nhìn thấy được sự chuyển mình mạnh mẽ của các ngành sản xuất nhờ mở cửa.

Chẳng hạn, 3,56 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành da giày năm 2006, năm 2019 đã nâng lên 22 tỷ USD. Dù 2 năm 2020- 2021, con số đã sụt giảm nhẹ còn 20 tỷ USD mỗi năm do dịch Covid-19, nhưng ít ai phủ nhận sự trưởng thành của ngành sản xuất này cùng quá trình mở cửa hội nhập của Việt Nam.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) nhận định, năng lực cung ứng của ngành giày dép, túi xách đã đạt 25-27 tỷ USD nhờ thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã trở thành cứ điểm sản xuất lớn, một mắt xích quan trọng khó có thể thay thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đơn cử, Nike (Mỹ) đang hợp tác sản xuất giày, quần áo, túi xách với gần 200 nhà máy tại Việt Nam. Việc “chọn mặt gửi vàng” của Nike với các nhà máy tại Việt Nam là lý do khiến hàng tỷ USD vốn FDI từ các tập đoàn giày dép lớn như Pouchen, Tae Kwang Vina Industrial… đến Việt Nam đầu tư mở hệ thống nhà máy quy mô xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Nhưng hơn hết, việc gia nhập sân chơi thương mại toàn cầu đã thúc đẩy doanh nghiệp thích ứng với những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường lớn. Ông Dương chia sẻ: “Trước đây, doanh nghiệp chỉ làm đồ bảo hộ lao động xuất khẩu vào Đông Âu, sau đó chuyển sang làm hàng chất lượng vào Tây Âu. Nhưng từ khi làm ăn với Mỹ, nhiều lô hàng rất lớn, có lô vài triệu sản phẩm, doanh nghiệp buộc phải sản xuất theo quy mô lớn tại các công xưởng lớn”.

Ngành thủy sản cũng nhanh chóng chớp thời cơ từ hội nhập. Nếu khởi điểm năm 2006, xuất khẩu thủy sản đạt gần 3,4 tỷ USD, thì đến năm 2020 đạt 8,41 tỷ USD và cán đích 8,9 tỷ USD vào cuối năm 2021. Các doanh nghiệp mạnh tay đầu tư mở rộng sản xuất, thu hút các dòng vốn ngoại. Mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu đặt tại Việt Nam trở nên vững chắc, khó thay thế hơn. Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát tại Việt Nam, 90 CEO các nhãn hàng hàng đầu của Mỹ như Adidas, Coach, Gap, Hanebrands, Nike, VF, Under Amour... đồng loạt kêu gọi Chính phủ Mỹ gửi thêm vắc-xin cho Việt Nam để duy trì chuỗi cung ứng được liên tục.

“Liều thuốc” tiếp sức cho kinh tế tăng trưởng

Trong 15 năm là thành viên WTO, kinh tế Việt Nam đã có sự bứt phá liên tục, đạt được nhiều thành tựu ấn tượng và tiếp tục vươn ra biển lớn.

Báo cáo Rà soát thống kê thương mại thế giới năm 2020 của WTO đã ghi nhận, trong số 50 nước có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam có mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên vị trí thứ 23 vào năm 2019. Đến năm 2021, Việt Nam đã nằm trong danh sách 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Việc mở cửa nền kinh tế trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần không nhỏ duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm. Việt Nam đã thu hút được 34.424 dự án FDI từ 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký 405,8 tỷ USD. Nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đã chọn Việt Nam làm “điểm đến”. Nhiều dự án FDI có tổng vốn đăng ký lớn, tập trung vào các ngành có tính cạnh tranh cao như điện thoại, điện tử…

Đến nay, Việt Nam đã đàm phán 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 15 FTA đã ký kết và có hiệu lực (mới nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực - RCEP đi vào thực thi từ ngày 1/1/2022), nhiều FTA thế hệ mới như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), HIệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) với những cam kết ở mức độ cao trong tất cả các lĩnh vực, kể cả truyền thống và phi truyền thống.

WTO và hệ thống các FTA đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Nhìn vào các con số tăng trưởng xuất nhập khẩu sẽ thấy rõ điều đó. Nếu năm 2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước chỉ ở mức 84,7 tỷ USD (xuất khẩu là 39,8 tỷ USD và nhập khẩu là 44,9 tỷ USD), thì đến năm 2021 đã lên tới 668,5 tỷ USD (xuất khẩu đạt 336,25 tỷ USD và nhập khẩu đạt 332,25 tỷ USD).

Ấn tượng hơn cả là cán cân thương mại được cải thiện rõ nét, từ mức nhập siêu 4,8 tỷ USD năm 2006 và liên tiếp nhập siêu các năm sau đó, cao điểm là 14,2 tỷ USD năm 2007. Từ năm 2016, cán cân thương mại luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu tăng dần qua các năm (1,77 tỷ USD năm 2016; 2,1 tỷ USD năm 2017; 6,8 tỷ USD năm 2018; 10,9 tỷ USD năm 2019). Năm 2020 là năm có xuất siêu kỷ lục trên 19 tỷ USD. Và năm 2021, dù bị tác động của dịch bệnh, nhưng xuất siêu vẫn đạt 4 tỷ USD.

Đáng chú ý, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực. Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến tăng từ 80,3% kim ngạch xuất khẩu năm 2016 lên mức 85,1% năm 2020 và tăng lên gần 89,2% trong năm 2021. Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD cũng tăng nhanh từ 9 mặt hàng năm 2006 lên 25 mặt hàng năm 2016 và 35 mặt hàng vào cuối năm 2021 (trong đó 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD).

Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, quá trình hội nhập sâu rộng, trong đó có WTO và 17 FTA chính là “liều thuốc” tiếp sức cho nền kinh tế tăng trưởng, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch 2020-2021. Năm 2022 và các năm tiếp theo, Việt Nam vẫn là quốc gia trong khu vực châu Á được các tổ chức nước ngoài đánh giá có tiềm năng cao về xuất khẩu.

Đạt được những thành tựu trên là kết quả của quá trình dài nỗ lực, bền bỉ và kiên định thực hiện đồng bộ nhiều chính sách đổi mới, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất và sửa đổi các quy định pháp luật. Điều đáng nói là, vai trò của Việt Nam trong hội nhập và đối ngoại quốc tế đã thay đổi rất lớn, từ chỗ chỉ tích cực tham gia trong các khuôn khổ hội nhập, cũng như trong các hợp tác quốc tế, thì nay đã chủ động dẫn dắt.

“Việt Nam gần như đã thể hiện vai trò dẫn dắt trong ASEAN. Minh chứng rõ nét là Việt Nam đã đạt được việc ký kết các hiệp định CPTPP, RCEP trong khi rất nhiều nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN của các nước khác không thể kết thúc nổi đàm phán”, ông Trần Tuấn Anh nói.

Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, TS. Trịnh Minh Anh khẳng định, Việt Nam là một trong số ít các nước chỉ sau 15 năm vào WTO đã đàm phán, ký kết 15 FTA, trong đó có 8 FTA ký kết trong khuôn khổ hợp tác ASEAN nội và ngoại khối. “Phạm vi đối tác FTA của Việt Nam khá rộng và toàn diện. Vì vậy, trong 3-5 năm tới, sẽ dần tiến đến tự do hóa thuế quan hầu hết các mặt hàng nhập khẩu với các đối tác thương mại chính, là thời cơ để xuất khẩu tăng tốc, tiếp tục củng cố vị thế Việt Nam trên toàn cầu”, ông Minh Anh nói.

(Theo báo Đầu tư)

Chia sẻ:

Bình luận bài viết

Gửi bình luận Tin cùng chuyên mục Cổ phiếu thuỷ sản kỳ vọng bệ đỡ xuất khẩu Cổ phiếu thuỷ sản kỳ vọng bệ đỡ xuất khẩu Xuất khẩu thủy sản đang tiến tới đích 10 tỷ USD Xuất khẩu thủy sản đang tiến tới đích 10 tỷ USD Infographic Xuất khẩu Thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024 Infographic: Xuất khẩu Thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024
  • Giá cước vận tải biển vẫn biến động khó lường

  • Các giấy tờ cần hợp pháp hóa khi xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

  • Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

  • IDI nhiều năm liền lọt Top đầu các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam

  • Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ: Cơ hội và thách thức nào sau bầu cử Tổng thống mới?

  • Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nhờ UKVFTA

  • Thêm nhiều cơ hội để hàng Việt Nam tiến vào thị trường Saudi Arabia

  • Xuất khẩu thủy sản tháng 10/2024 trở lại mốc 1 tỷ USD

BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn đã được gửi thành công. Trân trọng cảm ơn! Đóng

BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn gửi thất bại. Vui lòng thử lại! Đóng

Đọc nhiều

Xuất khẩu tôm sang Mỹ và những diễn biến liên quan Xuất khẩu tôm sang Mỹ và những diễn biến liên quan Cơ hội mới giữa những thách thức của xuất khẩu cá tra Việt Nam Cơ hội mới giữa những thách thức của xuất khẩu cá tra Việt... Infographic Xuất khẩu tôm Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024 Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024 Xanh hóa quy trình sản xuất và chế biến trong xuất khẩu cá tra Xanh hóa quy trình sản xuất và chế biến trong xuất khẩu cá... Câu chuyện con tôm và trái sầu riêng Câu chuyện con tôm và trái sầu riêng Phụ phẩm ngành tôm có thể mang về cả tỷ USD Phụ phẩm ngành tôm có thể mang về cả tỷ USD Những vấn đề quan tâm xoay quanh con tôm Những vấn đề quan tâm xoay quanh con tôm Xuất khẩu thủy sản đang tiến tới đích 10 tỷ USD Xuất khẩu thủy sản đang tiến tới đích 10 tỷ USD Mời doanh nghiệp tham gia Triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ 2025 Mời doanh nghiệp tham gia Triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ 2025 Tăng cường bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thủy sản Tăng cường bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thủy sản

Tin tổng hợp

  • CHÍNH SÁCH
  • SẢN XUẤT
  • XUẤT NHẬP KHẨU
  • THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Tiêu điểm

  • Công văn của Cục Thủy sản về cấp SCCC Không yêu cầu DN phải nộp thêm các hồ sơ không có trong quy định hiện hành

    Công văn của Cục Thủy sản về cấp SC/CC: Không yêu cầu DN...

  • Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh...

  • Nghị quyết 128/NQ-CP: Xử lý các "điểm nghẽn"về pháp luật để tháo gỡ...

Chuyên đề

EVFTA - CƠ HỘI XUẤT KHẨU CHO DOANH NGHIỆP VIỆT EVFTA - CƠ HỘI XUẤT KHẨU CHO DOANH NGHIỆP VIỆT HẢI SẢN VIỆT NAM KIÊN ĐỊNH VỚI CAM KẾT CHỐNG KHAI THÁC IUU HẢI SẢN VIỆT NAM KIÊN ĐỊNH VỚI CAM KẾT CHỐNG KHAI THÁC IUU Doanh nghiệp được phép XK sang các thị trường Doanh nghiệp được phép XK sang các thị trường

Bản tin thương mại thủy sản

Bản tin tuần Thương mại Thủy sản số 45-2024

Bản tin tuần Thương mại Thủy sản số 45-2024

Cập nhật: 22/11/2024 Bản tin tuần Thương mại Thủy sản số 44-2024

Bản tin tuần Thương mại Thủy sản số 44-2024

Cập nhật: 15/11/2024 Bản tin tuần Thương mại Thủy sản số 43-2024

Bản tin tuần Thương mại Thủy sản số 43-2024

Cập nhật: 08/11/2024

Báo cáo XKTS Việt Nam

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam Quý III2024

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam Quý III/2024

Cập nhật: 10/10/2024 Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam Quý II2024

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam Quý II/2024

Cập nhật: 10/07/2024 Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam Quý I2024

Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam Quý I/2024

Cập nhật: 24/04/2024

Giá thuỷ sản

  • Giá tôm nguyên liệu tại một số nước cung cấp (tuần...
  • Giá thủy sản tại Khánh Hòa từ 15 – 21/11/2024
  • Giá nguyên liệu thủy sản tại Phú Yên từ 15 – 21/11/2024

Thống kê thương mại

  • Nhập khẩu cá ngừ của Hàn Quốc, T1-T9/2024
  • Nhập khẩu tôm của Hàn Quốc, T1-T9/2024
  • Nhập khẩu mực, bạch tuộc của Hàn Quốc, T1-T9/2024

Thị trường

  • Thị trường Anh
  • Thị trường Ai Cập
  • Thị trường Australia
  • Thị trường Argentina
  • Thị trường ASEAN
  • Thị trường Ấn Độ
  • Thị trường Bồ Đào Nha
  • Thị trường Brazil
  • Thị trường Bangladesh
  • Thị trường Chile
  • Thị trường Canada
  • Thị trường Ecuador
  • Thị trường EU
  • Thị trường Indonesia
  • Thị trường Mexico
  • Thị trường Mỹ
  • Thị trường Nga
  • Thị trường Hàn Quốc
  • Thị trường Nhật Bản
  • Thị trường Thái Lan
  • Thị trường Trung Quốc
  • Thị trường Philippines
  • Thị trường Tây Ban Nha
  • Thị trường thủy sản khác
  • Thị trường thủy sản thế giới

Từ khóa » Việt Nam Sau 10 Năm Gia Nhập Wto