Buổi Họp Lớp Của Chủ Tịch Nước Qua Lời Thầy Giáo Tiếng Trung

Có mặt tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông sáng 26/9, kỷ niệm về sinh viên Trần Đại Quang như ùa về trong tâm trí những người thầy.

Hình ảnh lãnh đạo các nước viếng Chủ tịch nước Trần Đại QuangMón quà của Chủ tịch nước và vành khăn trắng ngày Quốc tang

Thầy giáo Hoàng Trà (SN 1947, Hà Nội) đi cùng các học trò cũ có mặt từ sáng sớm. Ông tự hào khi danh sách các học trò ông từng giảng dạy có tên Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Thầy Trà kể, Chủ tịch nước từng là sinh viên của ông tại khoa Trung - Nhật, trường Cao đẳng Ngoại ngữ E201, Bộ Công an (Sóc Sơn, Hà Nội).

{keywords}
Thầy giáo Hoàng Trà 

“Lần đầu tiên gặp, tôi thấy ở sinh viên này có những điểm đặc biệt, khác lạ so với các sinh viên khác. Anh ấy nhanh nhẹn, chất phác và là sinh viên rất có trách nhiệm. Thời đó, anh Trần Đại Quang được bầu làm lớp trưởng.

Tất cả hoạt động trong lớp anh ấy đều báo cáo chúng tôi cẩn thận, rõ ràng. Chúng tôi quản lý lớp cũng đều thông qua lớp trưởng” - ông Hoàng Trà nói về người học trò cũ.

Ông chia sẻ thêm: “Cũng như các sinh viên khác, Trần Đại Quang trải qua thời kỳ đất nước chiến tranh, thiếu thốn. Tôi còn lưu giữ bức ảnh ngày anh ấy còn là sinh viên - đi chân trần vào giờ giải lao, hồn nhiên lắm...”.

Sau khi ra trường, do bận rộn công việc nên không thể đến thăm nhà thầy giáo cũ nhưng dịp Tết, Chủ tịch nước đều gửi lời thăm hỏi, chúc mừng thầy cô.

{keywords}
Thầy cô giáo, sinh viên trường E201 (Bộ Công an) viếng Chủ tịch nước

"Tôi thực sự xúc động" 

Cách đây 2 năm, thầy Hoàng Trà gặp lại người học trò đặc biệt của mình. Khi đó, khoa Trung - Nhật năm xưa tổ chức họp lớp tại một nhà hàng ở khu vực Tây Hồ (Hà Nội), Chủ tịch nước đã đến tham dự.

“Những cái bắt tay, những cái ôm nối chúng tôi gần nhau hơn. Sau lời giới thiệu, anh Trần Đại Quang bước lên bậc. Lời đầu tiên người học trò cũ ấy nói là: “Kính thưa thầy Hoàng Trà…”.

Tôi chỉ là một thầy giáo về hưu, còn anh đang ở cương vị cao nhất của đất nước, nhưng Chủ tịch nước vẫn thưa với tôi bằng giọng chân thành, giản dị khiến tôi thực sự xúc động”, ông Hoàng Trà nhớ lại.

Hôm đó, họ đã dành rất nhiều thời gian để nói về những câu chuyện cũ, về những ngày tắm nước giếng khơi, lội ao hái rau muống về luộc, ăn cà pháo, ăn cơm độn sắn và say sưa học tập.

Thầy Trà vẫn nhớ, thời sinh viên, Chủ tịch nước Trần Đại Quang là người năng động, tham gia năng nổ các hoạt động ngoại khóa.

“Ngày đó, sinh viên Quang hay tham gia văn nghệ. Anh cũng từng đóng một vài vở kịch biểu diễn trên sân khấu trong các hoạt động của trường”, ông kể.

{keywords}
Thầy Phạm Văn Quyền

Thầy - trò từng chia đôi củ sắn

Ông Phạm Văn Quyền (SN 1945 - thầy giáo bộ môn Chính trị nghiệp vụ, trường Cao đẳng Ngoại ngữ E201, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử, Bộ Công an) cũng đến tiễn đưa người học trò cũ.

“Hồi ấy, sinh viên Trần Đại Quang là người rất nhiệt tình, chịu khó. Anh ấy thường xuyên tổ chức những chương trình giao lưu văn nghệ cho các bạn và đoàn trường. Trong học tập, người học trò ấy nghiêm túc, với bạn bè thì rất hòa đồng, vui vẻ.

Thời đó, đất nước trải qua chiến tranh, Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc, trường chúng tôi phải sơ tán lên Sóc Sơn.

Cuộc sống thiếu thốn, bữa ăn của thầy trò chỉ có ngô, khoai, sắn. 

Tôi gần gũi với lớp anh ấy nên lần nào có sắn nướng, Chủ tịch nước cũng trân trọng mang sang mời thầy trước. Dẫu chỉ là củ sắn chia đôi nhưng kỷ niệm đó vẫn đọng lại trong lòng tôi mãi đến bây giờ”, ông nhớ lại.

Cũng theo thầy Quyền, lần cuối cùng ông gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang là cách đây 3 tháng, tại Phủ Chủ tịch. “Thầy trò gặp mặt, chúng tôi chỉ ôm thay cho lời nói”.

{keywords}
Bà Thanh, vợ một người bạn học của Chủ tịch nước

"Tiễn anh một đoạn đường cuối..."

Bà Thanh (61 tuổi, Hà Nội) đến viếng Chủ tịch nước - người bạn học của chồng.

“Chồng tôi ốm nên tôi đi một mình. Tôi và ông nhà kết hôn năm 1981, trong lễ cưới, chồng tôi giới thiệu người bạn thân là anh Trần Đại Quang.

Khi tôi sinh con gái đầu lòng, anh Quang đến thăm, mang theo món quà là túi gạo nếp, trứng gà. Năm đó vợ chồng Chủ tịch nước đang sống ở một khu tập thể ở Hà Nội.

Sau này, anh đảm nhiệm những vị trí cao hơn nhưng vẫn giữ lối sống giản dị, chân tình với anh em, bạn bè. Mỗi dịp gặp lại, Chủ tịch nước vẫn ân cần hỏi thăm tình hình sức khỏe, công việc của các con tôi.

Hôm nay, tôi có mặt ở đây mong muốn đưa anh một đoạn đường cuối”, bà nghẹn ngào.

Hẹn về bên Chủ tịch nước, gọi từ 'bằng hữu' để mãi chia tay

Hẹn về bên Chủ tịch nước, gọi từ 'bằng hữu' để mãi chia tay

Đồng đội cũ, bạn bè từ thuở ấu thơ sáng nay hẹn nhau từ mọi miền đất nước về Ninh Bình cùng tiễn đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Lời lay động tiễn đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Lời lay động tiễn đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước lưu lại sổ tang những lời thương tiếc, xúc động tiễn đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang. 

Hình ảnh bùi ngùi trong tang lễ Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Hình ảnh bùi ngùi trong tang lễ Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Lễ Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang được cử hành trọng thể từ 7h sáng nay đọng lại nhiều hình ảnh bùi ngùi xúc động.

Thời học sinh đáng nhớ của Chủ tịch nước qua ký ức thầy chủ nhiệm

Thời học sinh đáng nhớ của Chủ tịch nước qua ký ức thầy chủ nhiệm

"Tôi rất quý anh ấy vì anh ấy học giỏi, vừa học giỏi vừa ngoan. Khi nghe Chủ tịch mất, tôi ngỡ ngàng, luyến tiếc", thầy giáo Toàn tâm sự.

Quyền Chủ tịch nước: Thương nhớ Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Quyền Chủ tịch nước: Thương nhớ Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Mấy ngày qua cơ quan luôn trong không khí buồn rười rượi, vì sẽ vĩnh viễn thiếu vắng Anh và không thể tin Anh ra đi mãi mãi và ra đi thực sự rồi.

Ngọc Trang - Diệu Bình 

Từ khóa » Trường E201