Bướm Khổng Lồ Xuất Hiện Nhiều Tại Sóc Trăng 1/9/2012 10:32:07 PM

  • Liên hệ
  • Giới thiệu
  • Sơ đồ trang
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Tin tức - Sự Kiện
    • Tin hoạt động của viện
    • Nghiên cứu khoa học
  • Chuyên đề
    • Dịch tễ học
    • Ký sinh trùng
    • Côn trùng học
    • Nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm
    • Bệnh viện Đặng Văn Ngữ
    • Sinh học phân tử
    • Hóa thực nghiệm
  • Đào tạo sau đại học
    • Thông Báo
    • Chuyên Ngành Đào Tạo
    • Bảo vệ Luận án Tiến sĩ
  • Trường CĐYT ĐVN
  • Hợp tác
    • Hợp tác trong nước
    • Hợp tác nước ngoài
  • Thư viện
    • Nội dung chung
    • Chuyên đề
  • Tạp chí PCSR
  • diễn đàn

Côn trùng học

Bướm khổng lồ xuất hiện nhiều tại Sóc Trăng  1/9/2012 10:32:07 PM

Ông Nguyễn Văn Cần ở ấp Mỹ Thạnh (xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) cho biết mấy tháng gần đây, hàng chục con bướm khế khổng lồ chẳng biết từ đâu bay về trú ngụ, sinh sản trong vườn nhà ông.

 Theo ông Cần, bướm khế thuộc loại bướm đêm, người dân địa phương còn gọi là bướm bà. Ông Cần khẳng định: “Một thời gian dài không thấy bướm khế xuất hiện, một phần chắc do ảnh hưởng của các loại thuốc hóa chất nhà nông hay sử dụng trên cây trồng. Những năm 1980 (thế kỷ 20) trở về trước, xứ này bướm khế rất nhiều!”. Bướm khế thường chọn nơi cây lá tốt tươi đẻ trứng, trứng bướm bằng hạt gạo tròn, trông như nụ hoa khế. Trứng nở ra sâu bướm màu xanh lục, to cỡ ngón tay cái người lớn, trên lưng tua tủa những chiếc “vây” được phủ lớp phấn trắng. “Sâu bướm chỉ ăn lá cây, không gây nguy hiểm cho người. Sâu đóng kén và nở ra thành bướm trong vòng 2 tháng!” – ông Cần nói. Qua tìm hiểu bước đầu, chúng tôi được biết bướm khế có tên khoa học Attacus atlas, là một trong 3 loài bướm có tên trong Sách đỏ Việt Nam (bướm khế, bướm đuôi dài, bướm phượng). Theo Sách đỏ Việt Nam, cấp độ đe dọa đối với bướm khế được xếp ở mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới, chiều dài sải cánh từ 25 – 30cm. Một số hình ảnh về loài bướm này  

Bướm khế có chiều dài sải cánh lên đến 30cm Bướm khế có chiều dài sải cánh lên đến 30cm

Hoa văn trên cánh bướm

Hoa văn trên cánh bướm

Cặp ngài to hình răng lược là dấu hiệu để nhận biết bướm khế đực Cặp ngài to hình răng lược là dấu hiệu để nhận biết bướm khế đực

Một con bướm khế đẻ trứng trong tự nhiên. Trứng nở ra sâu bướm, sau đó đóng kén thành nhộng rồi phát triển thành bướm. Một con bướm khế đẻ trứng trong tự nhiên. Trứng nở ra sâu bướm,  sau đó đóng kén thành nhộng rồi phát triển thành bướm.

Bướm vừa chui ra khỏi kén. Bướm vừa chui ra khỏi kén.

Bướm khế được những nhà sưu tập chú ý vì kích cỡ và màu sắc hấp dẫn của nó. Bướm khế được những nhà sưu tập chú ý vì kích cỡ và màu sắc hấp dẫn của nó.

Theo khoahoc.com.vn

Tài liệu đính kèm

Quay lại Gửi mail In trang Đầu trang

Tin khác

Tìm hiểu về muỗi lắc (Chironomus)

Tình hình kiến ba khoang và cách phòng chống

Nguy cơ bệnh sốt vàng tại Việt Nam

Phát hiện loài nhặng gây bệnh giòi (Myiasis) tại Bắc Giang

Kiến ba khoang và cách phòng tránh

Bệnh Sốt mò đang xảy ra ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Yên Bái.

Thêm nhiều trường hợp ở Hà Nội phát hiện có rận bẹn

Một số trường hợp bị Rận bẹn ký sinh ở Hà Nội.

Đặc điểm của ve chó và các biện pháp xử lý.

Một số điều cần biết về một số loài bọ chét và phòng chống trong giai đoạn chuyển mùa

Báo cáo

THỐNG KÊ SỐT RÉT

E-mail

Mật khẩu

Đăng nhập Nhập lại

Website liên kết

Thống kê truy cập

Đang online: 200

Số lượt truy cập: 22,772,458

  • Trang chủ
  • Tin tức - Sự Kiện
  • Chuyên đề
  • Đào tạo sau đại học
  • Trường CĐYT ĐVN
  • Hợp tác
  • Thư viện
  • Tạp chí PCSR

VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG

Địa chỉ: Số 34 Trung Văn - Phường Trung Văn - Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội .

Điện thoại: (024) 3 854 4326, Fax: (024) 3 854 4326

Giấy phép số 178/GP-TTĐT ngày 23/12/2015 của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông

Trưởng ban biên tập: TS. Hoàng Đình Cảnh – Viện trưởng

Từ khóa » Hình ảnh Con Sâu Khế