Buồn Nôn Có Thể Là Biểu Hiện Của Chứng ăn Không Tiêu - VnExpress

Theo nhiều nghiên cứu, 25% dân số mắc phải các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa nhưng căn bệnh này lại chưa được quan tâm một cách đúng mức. Đa phần người mắc bệnh thường bỏ qua cơn khó chịu

Biểu hiện thường gặp khi ăn không tiêu là trướng bụng. Sau khi ăn, bụng bị trướng lên, gõ vào nghe âm thanh bồm bộp và trung tiện nhiều lần và buồn nôn. Khi bị nôn ra máu hoặc nôn vọt (nôn nhanh và mạnh), người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay.

Hinh1.jpg

Ngoài ra, ợ chua và ợ nóng nhiều là một trong những dấu hiệu bạn ăn uống không tiêu. Trong đó, vị chua trong cơn ợ là do dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản, hầu họng. Ngược lại, việc ợ nhiều sau bữa ăn nhưng đi kèm với cảm giác nóng rát ở ngực do dịch vị trào ngược lên thực quản và làm “bỏng rát” thực quản (do có chứa a-xít HCl). Ợ chua và ợ nóng thường đi đôi với nhau.

Ăn không tiêu còn khiến bạn có thể bị đau thượng vị (thượng vị là phần giữa rốn và mũi xương ức, hay còn gọi là vùng chấn thủy). Người bị đau thượng vị thường cảm thấy đau suốt, ngay sau khi ăn hoặc khi nằm xuống ngay sau bữa ăn. Đây là triệu chứng thường thấy nhất ở bệnh đau dạ dày (viêm - loét dạ dày - tá tràng) hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra, người bệnh tuy chưa ăn được nhiều nhưng cảm thấy rất mau no, ăn không ngon miệng, mệt mỏi. Triệu chứng này thường đi kèm với trướng bụng. Thức ăn không tiêu có thể sản sinh ra vi khuẩn và mùi hôi lan ngược lên thực quản và gây ra chứng hôi miệng, đặc biệt là ở những bệnh nhân có kèm theo hở tâm vị hoặc trào ngược dạ dày-– thực quản.

Hinh2.jpg

Các bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia y tế khuyên bạn không nên bỏ qua bất kỳ triệu chứng tiêu hóa nào ở trên, vì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh tiêu hóa nghiêm trọng hơn sau này, cũng như có ảnh hưởng nhất định đến đời sống thường ngày của bạn. Tình trạng ăn không tiêu kéo dài rất có thể là dấu hiệu của bệnh về đường tiêu hóa, thậm chí bệnh rất nặng. Khi chứng bệnh này kéo dài, cần chú ý đi khám chuyên khoa để được điều trị thích hợp.

Trong thời điểm cuối năm với nhiều lễ hội và tiệc tùng, mỗi người nên trang bị cho mình kiến thức cần thiết để phòng tránh và điều trị căn bệnh này. Theo đó, bạn nên ăn khoảng 300 - 500gram rau quả mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, đẩy lùi tình trạng ăn uống khó tiêu; tránh ăn quá nhiều các loại chất xơ như bắp cải, bông cải xanh, xúp lơ vì dễ khiến bạn bị ợ hơi. Bạn cũng nên ăn chậm, nhai kỹ vì nhai kỹ sẽ giúp phá vỡ thức ăn và kết nối với tuyến nước bọt, dạ dày, ruột để bắt đầu quá trình tăng tiết các enzyme tiêu hóa.

Hinh3.jpg

Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu, hoạt động thể chất có thể giúp giảm các vấn đề về tiêu hóa, do làm tăng tưới máu đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa. Stress, căng thẳng làm tiêu hóa chậm hơn, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu hoặc làm tăng viêm - loét dạ dày - tá tràng. Vì vậy, nên duy trì một lối sống thoải mái, vui vẻ để không tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Bạn cũng có thể bổ sung các thuốc tăng cường vận động hay tăng co bóp dạ dày  như domperidone maleate 10mg dùng trước bữa ăn 15-30 phút hoặc ngay khi có triệu chứng.

Bác sĩ Lê Văn Nhân, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM

  • 8 cách hạn chế chứng ăn không tiêu
  • 5 lý do dân văn phòng dễ mắc bệnh khó tiêu

Từ khóa » Nôn Không Tiêu