Buồn ơi, Chán Lắm Rồi! - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Phóng to |
Vui chơi tập thể sẽ giảm buồn chán-Ảnh: T.T.D. |
Lời cảnh báo đó hoàn toàn hợp lý khi số bệnh nhân từ cao huyết áp bước qua suy dinh dưỡng vì biếng ăn cho đến phân liệt cá tính đến độ tự tử từ lâu đã vượt xa mức báo động!
Nếu tưởng đó chỉ là chuyện bên Tây thì lầm. Tỉ lệ bệnh nhân trầm uất ở xứ mình cũng không chịu kém. Đáng lo hơn nhiều chính là số khách hàng "tiềm năng" đã biểu lộ dấu hiệu không buồn thì chán, hết chán lại buồn, cho dù nhiều khi vô cớ hay mặc dù có cớ nhưng đúng lý không đến độ trầm trọng như thế.
Một mặt, việc tự phân tích nguyên nhân với sự thông cảm, giúp đỡ của người thân về lý do dẫn đến tình trạng buồn chán là chuyện đương nhiên phải làm. Mặt khác, biết được mình đã lún sâu trong vòng bi lụy hay chưa và đến mức nào cũng rất cần thiết để tránh cảnh tức nước vỡ bờ.
Muốn vậy, có hai cách tương đối đơn giản:
Lắng nghe nhận xét khách quan của người thân, bạn bè về tình trạng thay đổi cá tính của bạn trong thời gian gần đây.
Thành thật trả lời các câu hỏi dưới đây và cộng số đáp án với "Đúng"(mỗi câu một điểm).
1. Bạn rõ ràng mau thấm mệt và dễ cáu kỉnh trong thời gian gần đây?
2. Bạn ghét cay ghét đắng tiếng động ồn ào?
3. Bạn chẳng những hết thích phim vui, hài kịch... như trước đây mà thậm chí cảm thấy gì đó chua chát mỗi lần đối diện với cảnh vui nhộn?
4. Bạn có khuynh hướng tránh né tiếp xúc với người khác trong khi xưa nay bạn là người lịch thiệp, hoạt bát?
5. Bạn không còn thân thiện với thuộc cấp, bạn bè như trước?
6. Bạn không thể, hay nói đúng hơn, không dám quyết định dứt khoát trong tình huống cấp bách?
7. Bạn mất tự tin trong công việc từ lâu nhưng cố tình giấu giếm?
8. Bạn sợ tranh đua trong công việc và ngụy biện bằng quan điểm hưởng nhàn?
9. Bạn rõ ràng không giữ được phong độ như sáu tháng trước đây nhưng không chấp nhận lời phê bình?
10. Bạn lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi và chỉ mong được nghỉ hè nơi vắng người qua lại?
11. Bạn tự hành hạ bằng tư tưởng bất mãn với mọi chuyện dù bạn đủ ăn đủ mặc?
12. Bạn hay lo sợ từng cơn trong giấc ngủ nhiều ác mộng?
13. Bạn đánh mất niềm tin vào điều cao quí như chân lý, công bằng, tình người...?
14. Bạn tô màu đen cho cuộc sống hiện nay và tương lai mặc dù bạn có thể đang thành đạt hơn nhiều người?
15. Bạn hay qui tội cho chính mình từ việc lớn đến chuyện vặt?
16. Bạn thường bị chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, vã mồ hôi... trong thời gian gần đây?
17. Bạn ngủ dễ nhưng chỉ được vài giờ rồi thức trắng đến sáng?
18. Bạn cảm thấy chán đời mỗi sáng sớm mặc dù tình trạng được cải thiện dần trong ngày nhưng lại tái diễn vào ngày hôm sau?
19. Bạn càng lúc càng thường bị dằn vặt với ý tưởng đi tu hay tự tử?
20. Trong gia đình bạn đã có thân nhân trực hệ là nạn nhân của bệnh trầm cảm hay thậm chí là bệnh nhân tâm thần?
Kết quả có thể tạm diễn dịch như sau:
Dưới 3 điểm: Bạn vẫn còn đường ăn thua. Nhưng đừng vì vậy mà cả tin là tinh thần của bạn thuộc loại tường đồng vách sắt. Nên chọn phương pháp dưỡng sinh nào đó trong lúc còn khỏe để tạo khoảng cách an toàn.
Từ 4-10 điểm: Bạn đã bắt đầu buồn chán nhưng chưa nặng. Dù vậy, nên tìm cách giãi bày tâm sự với người thân, càng chi tiết, càng chính xác càng tốt. Cũng nên áp dụng liệu pháp tăng cường sức đề kháng sau khi tham khảo ý kiến của thầy thuốc mà bạn tin cậy.
Từ 11-15 điểm: Bạn cần đến thầy thuốc càng sớm càng tốt để tầm soát nguyên nhân không chỉ của tình trạng sa sút tinh thần mà của các chức năng khác. Đừng quên kể cho thầy thuốc tất cả bệnh lý trước đó vì thường khó bốc khói nếu không có lửa.
Trên 16 điểm: Bạn không còn giải pháp nào khác hơn là vét hết nghị lực để nhanh chân tìm đến một thầy thuốc chuyên khoa về bệnh tâm thể. Đông hay tây y cũng được, miễn là thầy thuốc nhìn bạn như một tổng thể cá biệt, thay vì điều trị hời hợt bằng vài viên thuốc ngủ.
Trong mọi trường hợp, cho dù dấu hiệu trầm cảm có rõ như ban ngày, bạn nên đầu tiên tìm đến một bác sĩ nội khoa tổng quát, vì rất thường khi phía sau tình trạng buồn chán là bàn tay phá hoại ngấm ngầm của căn bệnh nào đó, chẳng hạn tiểu đường, thiểu năng tuyến giáp, viêm gan, lao phổi, rối loạn cương dương, hội chứng mãn kinh...
Hãy để thầy thuốc tìm cho bạn một đồng nghiệp ngành tâm lý nếu cần thiết, thay vì bạn tự quyết định chuyên khoa. Cái khó là hiện nay không dễ tìm được thầy thuốc chịu khó lưu ý đến vai trò của yếu tố tâm lý trong mỗi người bệnh. Khó hơn nữa là khi thầy thuốc của bạn cũng đang là nạn nhân của bệnh... trầm cảm!
Từ khóa » Chán Rồi đó
-
Anh Chán Rồi - GấuK Ft. Duy NH [ Video Lyrics ] - YouTube
-
Anh Stress, Chán, Rồi Sau đó Quay Lại Nghi Ngờ Mình (LS5) - YouTube
-
Chán - Dead Sea || Video Lyrics - YouTube
-
Làm Thế Nào để Cuộc Sống Không Nhàm Chán? - BBC News Tiếng Việt
-
Anh Chán Rồi - GấuK, Duy NH Prod - NhacCuaTui
-
Hay Là Chán Rồi? - Tiền Phong
-
Đài Phát Thanh. - Ngủ Sớm đi, Chơi Chán, Rồi Về | N. (M/V Official)
-
Stt Hay Cho Những Lúc Chán Nản, Mệt Mỏi Với Cuộc Sống
-
Làm Gì để HẾT CHÁN Khi ở Nhà? 10 Cách Giảm Stress HIỆU QUẢ
-
Chán Nản Mệt Mỏi Nên Làm Gì? 3 Cách đơn Giản để Vượt Qua
-
Đang Yêu Thấy Chán'', đó Có Phải Là Dấu Hiệu Của Hết Yêu?
-
Onl On Twitter: "Dạo Này Hơi Chán Rồi đó Https:///ebjcMwWbIA"
-
5 Cách Siêu Chán để... Hết Chán! - Vietcetera