Buồn Vui Đời Quân Ngũ - NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA

nguoinhai Buồn Vui Đời Quân Ngũ Posted on July 12, 2016 by dongsongcu Trần Xuân Tin HUY HIEU LIEN DOAN NGUOI NHAI-4

Nhân dịp nghe lại bản nhạc : Người Nhái Hành Khúc có câu : Liên Đoàn Người Nhái như những bày ma trơi, tay chiếc dầm bơi và tay mang súng thép . Khi tấn công như sóng thần dâng bờ . Dù một người Nhái cũng gây xáo trộn mật khu xâm lăng . Giật mình tôi thấy mới đó mà đă 37 năm rồi . Với tuổi đời hơn ngủ tuần, tuổi của tri thięn mệnh, dĩ vãng như vờn lại trong tâm khảm để viết lên những dòng chử mà thời gian và không gian tuy xa cách nhưng vẫn còn in dấu.

Sinh trưởng trong một gia đình với 13 anh em, làm con trưởng được sự nuông chìu và nhiều kỳ vọng của ba má tôi, đã cho tôi trong thời gian còn thơ ấu, vào tuổi 3 hoặc 4 tôi không còn nhớ rõ , khi ba tôi còn đang tại ngũ ở Đông Hà, nhiều lần tôi đă được quân đội Pháp trong những chuyến bay thám thính, được họ cho tôi cùng đi với họ và rồi cũng nhiều lần trốn với má và các em tôi ở dưới hầm khi nghe được Việt Minh đi ngang . Ba tôi đă kể lại cho tôi sau này khi tôi có đủ sự hiểu biết , đó là những lần mở đường cho đon vị .

Được nội trú tại trường Bình Linh (Pellerin) Huế, sau đó nội trú tại dòng Thánh Mẫu Phú Xuân và cũng từ đó miền thi Tiểu Học vào năm 1960. Trong thời gian này, là một giúp lễ cho nhà dòng, vào thời bấy gìờ, Cha Nguyễn Văn Thuận (sau này là Hồng Y tại La Mã) là bề trên của Tiểu Chủng Viện Phú Xuân đă chọn và dẫn đưa tôi vào chủng viện . Kể cũng nên nhắc lại trong quãng đời vào tu viện đã cùng với ba má tôi rất nhiều lần tham dự những tổ chức Điền Kinh Quân Khu I . Ba tôi đă một thời vàng son trong giới lực sĩ . Ông là lực sĩ Điền Kinh và vô địch Việt Nam suốt 7 năm trời và cứ mỗi lần ông giựt giải vô địch từ vůng, Quân Khu, rồi đến toàn quốc, tôi cũng được dịp may đi khắp các vůng đất nước, khi thě Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Sàigon, ..v..v..

Vào chũng viện được 3 năm thì cuộc cách mạng 1-11-1963 bùng nổ, lúc đó tôi đă được dời về Tiểu Chũng Viện Hoan Thiện (nằm sau trường Thiện Hữu (Providence) Huế).

Năm 1965 tôi trở lại xin Bề Trên về Nha trang, Tiểu Chũng Viện Sao Biển vì ba tôi đã được thuyên chuyển về Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế . Thế rồi năm tôi học lớp Đệ Nhị (Second) vì lý do sức khỏe tôi được xin ra khỏi dòng và tiếp tục học tại trường LaSan Bá Ninh Nha Trang . Học xong phần Trung Học đệ nhị cấp 1967, tôi cũng đă chứng kiến cảnh kinh hoàng của Tết Mậu Thân 68, và rồi, phận làm trai trong thời chiến tôi đă tình nguyện gia nhập khóa 6/69 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đứ , và từ đó sau những tháng ngày huấn luyện, Liên Đội Người Nhái đă đến Quân Trường tuyển chọn trong khóa tôi và 6/69, 1/70, và 2/70.

Tổng cộng 86 người tình nguyện trắc nghiệm về thể chất để về LĐNN, sau 4 tuần vừa chạy ở Vũ Đình Trường, vừa bơi lội ở hồ tắm Thủ Đức, thĩnh thoảng lại đưa lęn hồ tắm Đô Thành. Và cuối cùng chỉ còn võn vẹn 20 sĩ quan về LĐNN. Nói như vậy không có nghĩa là anh em chúng tôi đã là sĩ quan Người Nhái. Và rồi cuộc đời binh nghiệp đă nối liền với Liên Đội Người Nhái ròng rã 6 năm trời tính đến ngày 30-4-1975 .

Ngày về trình diện BTL/HQ để lãnh quân trang, quân dụng và trực chỉ vễ LĐNN, đồn trú tại Hải Quân Công Xưởng, Bộ Chỉ Huy với một văn phňng nhỏ, CHT là HQ Thiếu Tá Trịnh Hòa Hiệp và CHP là HQ Trung Úy Hòang Dần. Được CHT ban huấn từ và được bổ nhiệm làm SQ Trực Hành Quân, thực sự tôi ngẫn ngơ vì chưa một chút kinh nghiệm nào, một câu hỏi thật lớn trong đầu tôi ? Tại sao CHT giao cho mình trọng trách đó ? Việc gì người khác không làm được, Người Nhái phải làm được, rồi anh sẽ biết sau này khi anh thụ huấn khóa Người Nhái, nhìn ánh mắt và nụ cười hiền từ của ông như một người cha thương yêu con cái, tôi khẻ nói : Tuân Lệnh.

Sau vài tháng, vừa trắc nghiệm thể chất vừa chọn đủ số SQ ra trường từ Thủ Đức, Đồng Đế, HQ Nha Trang và được lệnh đi học Anh Văn, vừa làm SQ Trực tại tạm trú hạm hoặc LĐNN. Cũng nên nhắc tại Tạm Trú Hạm, còn rất nhiều SVSQ/HQ đang cùng học Anh Văn với chúng tôi để chờ du học các khoá OCS sau này . Trong vòng mấy tháng trời trau dồi sinh ngữ, chúng tôi đã đủ điểm để đi du học khóa Người Nhái tại Hoa Kỳ . Trong đó có SQ khóa 5/69, 6/69, 1/70, khóa 19 HQ, 20 HQ đang chuẩn bị sẳn sàng lên đường thụ huấn.

Thế rồi cuộc đời của tôi đă qua một ngã rẽ khác, LĐNN đang mỡ khóa Tháo Gỡ Chất Nỗ Người Nhái tại các trường Quân Cụ và trường Người Nhái tại Cam Ranh (Khóa 4 EOD) đồng thời chuẩn bị mỡ 1 khóa Hải Kích (Seal) (khóa 6 NN). Tôi đă được chọn về Tháo G Chất Nỗ và cũng từ đó từ giă bạn bè trên đường sắp học.

HUY HIEU BIET DOI HAI KICH LDNN-1HUY HIEU BIET DOI THAO GO DAN DUOC, LLNNHUY HIEU BIET DOI THUY CONG, LDNN.HUY HIEU BIET DOI PHONG THU HAI CANG, LDNN

Họ đă khuyên tôi nên đi du học vì đã lãnh quân phục và hoàn tất hồ sơ giấy tờ, hơn nữa trong số những anh em, tôi là người mà các bạn vẫn xem là người nhanh hẹn nhất. Và cũng mở thêm một dấu ngoặc nơi đây để biết rő thêm về sinh hoạt của Liên Đội Người Nhái. Thật sự liên đội gồm có 4 cơ cấu: Hăi Kích (Seal), Tháo Gõ Chất Nổ (EOD), Trục Vớt (Salvage) và Trợ Kích (Phòng Thủ Hải Cảng). Mỗi cơ cấu đều được trắc nghiệm qua phần Thể Chất, sau đó được gởi đi thụ huấn của ngành chuyên môn. Riêng tôi đă cùng 29 anh em kể cả SQ, HSQ, và Đoàn Viên tại trường Quân Cụ để học mìn bẩy, đạn dược trên mặt đất, và sau khi tốt nghiệp lại được gởi đến quân trường Người Nhái tại Cam Ranh để hoàn tất tháo gở, chống đặc công, và mìn bẩy ở dưới nước .

Liên Đội Người Nhái như một thân cây trong đó có 4 nhánh để đúc kết những công tác đặc biệt khi học trong những ngành chuyên môn của mình. Về Trục Vớt họ có những công tác không kém gì Hải Kích, Tháo Gở . Khi một chiến hạm hay thương thuyền bị chìm bởi thủy lôi của địch, vì thủy đạo là đường mạch chính cho sự lưu thông nên phải được trục vớt . Nếu trên chiến hạm còn những đạn dược nguy hiểm thì phải phối hợp với Tháo Gỡ Chất Nổ cùng công tác với nhau như một lần chiếc HQ327 chìm tại Mỹ Tho mà đã làm cho BTL HQ lên cơn sốt và tôi lúc đó làm trưởng toán 7 Cát Lái, phối hợp với toán Trục Vớt đã hoàn tất nhiệm vụ.

Toan Nguoi nhai HQVN tren mot giang phao ham truc vot tau vu khi vc

Cũng có lần công tác tại Hội An, EOD và Seal hợp tác yểm trợ cho nhau . Hoàng Đình Tiến cùng khóa SQ với tôi đang trưởng toán Hội An cùng tôi trưởng toán Đà Nẵng hợp lực với nhau đem gần 200 thỏi bangalor phá hủy mạch đạo để đủ độ sâu cho cho các giang đỉnh của ta trong công tác hành quân diệt địch . Lần đó tôi đă bị đặc công Việt Cộng gài mìn tại làng kế cận CCHQ/Hội An, đó cũng là công tác đặc biệt và thoát chết .

Tháng ngày trôi qua, ra trường quân cụ với thứ hạng 1/29. Sau đó được gởi đi thụ huấn khoá 4 Người Nhái EOD (Explosive Ordinance Disposal) tại Cam Ranh cůng với khóa 6 Người Nhái Hải Kích. Ngày đầu tiên đến quân trường, phải nói là hãi hùng khi nhìn hai câu đối viết tắt tại cổng : Người Khác Không Làm Được, Người Nhái Phải Làm Được. Một Lần Đến Đây Vinh Dự Suốt Đời . Đó là một sự hào hùng mà tất cả anh em khi ra trường, mang theo suốt cuộc hành trình chiến đấu và tôi cũng đoán chắc rằng trong những tháng ngày còn lại của cuộc đời, nơi quốc nội cũng như trên những vùng đất tạm dung trên toàn thế gìới .

Sau những tháng ngày thụ huấn tôi nhận xét, chưa một quân trường nào có đường lối huấn luyện như Người Nhái, vì họ được đào tạo bao gồm các bộ môn đặc biệt, các kỷ thuật bén nhạy của các quân binh chủng như Nhảy Dù, BĐQ, Và Thủy Quân Lục Chiến v..v.. Đã được huấn luyện những sự cam khổ, chịu đựng tháo vát và mưu sinh thoát hiểm … Kể cả những đắng cay mà Huấn Luyện Viên Trương Phùng Bá, Diệp Thái Hòa, Lê Văn Chí, …vì nhiệm vụ đă cho các khóa sinh nếm mùi khổ nhọc tập chịu đựng, nhẫn nại để đi đến thành công, sau này tuôn đổ ra công tác khắp 5 vùng duyên hải .

Ngày ra trường cũng lại đến 1/28 dẫn đầu lớp học . Khóa tôi ra trường vőn vẹn 4SQ, 5HSQ, và 19 Đoàn Viên mà giờ đây đếm trên đầu ngón tay chỉ liên lạc được Trần Ngọc Tánh, Nguyễn Văn Bá . Niềm vui của 4 and em SQ chúng tôi đă được thăng cấp Thiếu Úy khi còn trong quân trường , và đã đuợc HQ Đại Tá Trịnh Quang Xuân, Tư Lệnh Vůng II Duyên Hải gắn cấp bậc khi ra trường .

Một chuyện buồn vui trong đời quân Ngũ, trong ngày mãn khóa chọn toán để để phục vụ . Tôi đă chọn SQ Liên Toán Trưởng vùng II được đặc tại Cam Ranh, nhưng sau khi nghĩ phép 1 tuần trở về trình diện liên đội để nhận sự vụ lệnh , thì không phải là vùng II mà là vùng I Duyên Hải tại Đà Nẵng. Chỉ Huy Trưởng còn ân cần nhắc nhở , là em cứ ra ngoài đó đi, CHT sẽ thuyên chuyển em về như ý muốn một ngày rất gần . Phải đến Mùa Hè Đỏ Lửa khi CCHQ/Cửa Việt thất thủ tôi mới được triệu về Trưởng Toán 7 Cát Lái .

Sau đây là quá trình hoạt động trong 5 năm tròn phục vụ tại Liên Đội Người Nhái (Liên Đội đã được đổi thành Liên Đoàn Người Nhái khi về đến Cát Lái) mà những công tác sau đây đă để lại trong đời binh nghiệp của tôi, đă in hằn trong tâm trí tôi không bao giờ quên được .

Ngoài những công tác EOD là lặn thám sát hằng đêm, những chiến hạm hoặc thương thuyền ngoại quốc cũng như quốc nội, chúng tôi còn có nhiệm vụ phối hợp hành quân của các căn cứ Hải Quân đồng thời trực tiếp nhận lănh trách nhiệm với các đơn vị bạn (MACV) trong nhũng công tác hành quân diệt địch, chống đặc công Việt Cộng .Chúng tôi còn có những công tác đặc biệt khác như phá hủy các công sự của địch , đặt các hệ thống phòng thủ của mình cũng như những đơn vị Hoa Kỳ trên các địa đạo hoặc cao điểm mà chúng ta nghi ngờ có địch .

Vớt Xác của Chuẩn Tướng Phan Đình Soạn và Đại tá Ngô Hán Đồng Tại Vůng I Vào tháng 2, sóng gió vẫn còn trong mùa biển động tại Đà Nẵng, trong một chuyến công tác hợp báo với Đệ Thất Hạm Đội . Chuẩn Tướng Soạn (CHT Pháo Binh) và Đại Tá Đồng đă cùng những người tùy tùng báo chí đã bị tử nạn khi chiếc trực thăng chở họ do 1 Thiếu Tá Phi Công Mỹ , cánh quạt đập vào Đài Chỉ Huy và rớt ngay trên biển. Sau 27 ngày tìm kiếm của Giang đoàn Trục Vớt Mỹ, nhưng không tìm được . Tư Lệnh HQ/V1ZH lúc đó là HQ Đại Tá Hồ Văn Kỳ Thoại đă gọi toán tôi trình diện và ra chỉ thị cho tôi bằng mọi cách để tìm kiếm chiếc trực thăng mà trong đó còn 3 người mất tích .

Nảy ra một ý kiến trong đầu tôi liền xin TL cho một đặc ân là nếu chúng tôi có thể tìm được thì xin cho những ghe đánh cá (hợp tác với chúng tôi trong công tác tìm kiếm) được đánh cá 3 ngày trong vùng cấm để trả ơn cho họ . Thế rồi tôi tìm được 3 chiếc giả cào và ra đến mục tiêu nghi ngờ chiếc trực thăng lâm nạn . Sau nữa ngày tìm kiếm, lưới ca 3 chiếc ghe chạm phải mục tiêu ngầm ở dưới đáy biển, chúng tôi đă lặn thám hiem. Đây rồi chúng tôi đă tìm ra cánh cửa mang số I (Quân Đoàn I) và nghĩ rằng thân của trực thăng không xa vị trí đó. Sau đó chúng tôi đă tìm thấy, BTL đã thông báo cho chiếc tàu trục vớt Mỹ, với trang bị dụng cụ tối tân, hy vọng họ sẽ vớt một cách dễ dàng, thực sự người Mỹ họ muốn đảm nhiệm công tác đó vì thiếu tá phi công Mỹ bị kẹt lại trong trực thăng.

Sau 4 ngày họ lại đánh mất vị trí, vì thời tiêt lúc đó sóng gió nhiều và biển động. Một lần nữa TLHQ lại cho toán tôi trình diện, nhưng lần nầy tôi xin được đích thân trục vớt chiếc trực thăng lên.

Hai hôm sau , kể ra tròn 34 ngày chìm sâu dưới lòng đại dương, toán của tôi phối hợp với một số anh em thuộc sở phòng vệ duyên hải, đồng thời được Tr/uý Trần Cao Sạ từ LĐNN ra, chúng tôi đă xin quân vận cho chúng tôi một cần trục 20 tấn, và sau đó trong 2 ngày công tác, tìm thấy và vớt chiếc trực thăng về ngay trước BTL/HQ/VIZH, lúc bấy giờ Báo chí đăng những nguồn tin sai lạc nhưng tôi không muốn đính chính. Công tác này tôi đă được tưởng thưởng cấp sư đoàn và không vụ bội tinh danh dự.

Một chuyến công tác khác, chúng tôi cũng vớt một chiếc trực thăng lâm nạn dưới đèo Hải Vân và vị phi công đó đă găp gở nhau tại thành phố Savanah, Georgia.

Tháo gở chát nổ Người Nhái phải nói là nuôi ba năm làm một giờ, ai đã từng phục vụ tại Duyên đòan 11, Căn cứ Hải Quân Cửa Việt chắc cũng biết đến toán của chúng tôi, công tác gở mìn , chống Đặc công Việt Cộng, như ăn cơm bửa, luôn luôn đặc trong těnh trạng báo động mọi ngày, và phải làm an toàn hoặc tháo gở mìn hằng ngày.

Tội còn nhớ trong một lần công tác, tôi và toán cố vấn Mỹ, đã bắt được một tên VC và hạ sát 2 tên nữa trong khi đem mìn HAT2 thả ở giưã giòng sông Cửa Việt. HAT2 là một loại mìn nặng 300 lbs và được điều chỉnh nổ bởi 2 vị thế, kích nổ theo sức ép của tàu hoặc thương thuyền đi qua nó và tự phá huỷ nếu không đủ độ sâu. Trong đêm tối, sau khi điều tra tên bị bắt chúng tôi đă lặn suốt đêm trêm dòng sông Cửa Việt, thủy đạo nối liền ra Biển Thái Bình Dương, bên kia là làng Gio Linh.

Sau 5 tiếng đồng hồ chúng tôi tạm ngưng vì trời đã hừng đông, đang uống cà phê tại toán, một tiếng nổ kinh hoàng, làm lung lay cả căn cứ, trái mìn đã nổ vì thủy triều đang xuống, và tự phá hủy, thoát chết. . .wow !. .

Và rồi mùa hè đỏ lửa lại đến, sau khi căn cứ Cửa Việt nhận được lệnh rút lui. Tôi được thuyên chuyển về trưởng toán 7 Cát lái, nằm ngay bên cạnh biệt đội tháo gỡ và BCH/LĐ/NN. Nơi đây tôi đă có những công tác, và cho đến giờ này , trong giấc ngũ thỉnh thoảng lại hiện về.

Một lần lãnh nhận công tác lặn tại cầu Tân Cảng, 8 chiếc thiết giáp M 48 trong chương trình Việt Nam Hóa chiến tranh 1 đổi 1 ( lúc tất cả những người lính Đồng minh trở về quê hương họ) , 8 chiếc thiết giáp đó đang trên một Pontoon thì bị sóng gió đánh chìm xuống đáy dòng sông ngay tại cầu Tân Cảng. Thoạt đầu chúng tôi tưởng tượng sẽ đụng đầu vào thiết giáp. Nhưng không. Sau khi lặn thám sát, tất cả đều chìm trong bùn non, thật sự phải vất vả lắm mới thấy, và cứ mỗi buổi sáng trước khi thám sát dùng vòi rồng cứu hỏa, mang xuống tận đáy, hai anh em trong toán phải giữ ống và cho xả nước, sau đó mới tìm thấy. Chúng tôi phải xin 1 chiếc M48 khác để trên bờ, học hỏi. Phải dùng dây cáp loại nào?, chịu sức nặng bao nhiêu? Móc ở chổ nào? Cần trục phải cần bao nhiêu tấn? Bao nhiêu câu hỏi. Vậy rồi 10 ngày sau công tác đă hoàn tất. Đúng là ” Người khác không làm được, Người Nhái phải làm được”.

Nguoi nhai EOD HQVNCH va toan tho lan thao go dan duoc HQ Hoang Gia Uc tai Vung Tau.jpg

Một dạo khác, đặc công thủy gŕài mìn tại CCHQ/Cát Lái, Nơi Câu Lạc Bộ Thủy Cung, đã phát một tiếng nổ khủng khiếp, cũng may là khoá sinh Người Nhái đã được gởi đi thụ huấn sớm hơn 2 tuần, lần đó phải nói là thật sự va chạm với tử thần. Toán tôi gồm có Nguyễn Huệ Thảo, Nguyễn Viết Tế, Trần văn Định vŕ Phạm Minh Trang đă thâu hồi được 4 trái mìn còn lại và vô hiệu hoá 5 ngòi nổ chậm bằng hóa học mà VC đã cố gắng cho nổ vào đúng 7 giờ 30 sáng trong lúc chào cờ cuả đơn vị.

Nhưng không may cho tôi, đă bị một ngòi phát nổ khi Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng Tư Lệnh Lực Lượng 214 xuống Thanh tra vụ nổ. Tư Lệnh đă đến sau Câu Lạc Bộ Thủy Cung, nơi đó còn có kho đạn của Tiền Doanh Yểm trợ, cũng nơi đó tôi cũng tìm thấy 2 quả mìn và vô hiệu hóa ngòi nổ đã để lại dưới bao cát, khi Tư Lệnh đến gần tôi vội lấy cái sô đựng nước đậy lại ngòi nổ trước mặt ông nhưng không ngờ đă đến giờ kích hỏa, tay chân và mặt tôi đầy máu, không suy nghĩ tôi liền chạy thẳng tới bệnh xá và được đưa về BTL/HQ.

Giữa đường ngay trên câù Tân Cảng, xe jeep bị trở ngại, đành phải đón Honda ôm về bệnh viện, đến tận cỗng Quân cảnh không cho vào, oái ăm thay , nhưng sau đo khi trình bày, họ đã đem tôi vào phòng cấp cứu và sau đó tôi được huy chương cao quý (chiến thương bội tinh). Cùng thời gian đó, khóa của tôi một người bạn đă ra đi , cũng chính loại mìn đó, VC đă gài tại bồn dầu Cát Lở, HS1 Nguyễn Hoàng Sơn tử thương trong khi thi hành công tác.

Thế rồi đầu năm 1974 tôi đă mất thêm một thằng bạn thân thương, nhập ngũ cùng ngày, học cùng trường. HQ Trung Uý Lê văn Đơn tử trận tại Hoàng Sa, tôi cũng được tháp tůng đem thi hài bạn hiền về mai táng tại xóm dừa Nha Trang.

Một công tác khác khi còn ở toán Cam Ranh, đi lặn xác của viên phi công A 37 tử nạn tạ Phan Rang. Chiếc A 37 đã nổ tung trên San Hô ở bờ biển Cà Ná Phan Rang. Một lần khác công tác cho chiếc F 4 E tử nạn tại hồ Hồ Xuân Hương Đà Lạt.

Và rồi 1975 trưởng tóan tại Qui Nhơn, ngày tới nhận đơn vị và trình diện CHT/CCHQ/Qui Nhơn. HQ Tr/tá Võ Hữu Danh, hai chiếc thương thuyền Nhựt Lệ và Trường Sơn của Hỏa Xa Việt nam đã bị VC đánh chìm ngay tại cầu Quân Cảng. Vậy là công tác trục vớt bất đắc dĩ lại đến với tôi. Sau một tuần lễ, cũng vŕo dịp này HQ Đại Uý Trần Cao Sạ lạ được chỉ thị cůng với toán tôi trục vớt 2 chiếc kể trên. Hình như tôi và anh Sạ cùng có những kỷ niệm buồn vui để rồi bao nhiêu năm trời xa cách lại được gặp anh chị tại Florida và chúng tôi đã ôn lại những kỹ niệm của những ngày công tác bên nhau. Chiếc Nhựt Lệ đă được vớt lên. HQ Tr/tá Lê văn Thi Hạm trưởng và trên đường kéo chiếc Nhật Lệ về Sài Gòn cũng là thời điểm đau thương của đất nước, cuộc di tản từ Miền Trung về. Tôi vŕ anh em trong toán đă rời khỏi CC/HQ/Qui Nhơn vào lúc 23 giờ thứ hai ngày 31 tháng 3 năm 1975.

Khi về trình diện LĐNN lại được biệt đội thuyên chuyển về làm trưởng toán Vũng Tàu (Cát Lở). Sau 18 ngày quê hương mình trong khói lửa, đã mất vào tay giặc thù.

Tôi cùng anh em đã rút khỏi Cát Lở (khi nghe tin Đaị Tướng Dương Văn Minh ra lệnh buông súng) và trực chỉ Singapore.

Để rồi sau bao nhiêu năm qua, người anh cả của chúng tôi HQ Tr/tá Trịnh Hňa Hiệp đă ra đi trên mãnh đất tạm dung này. Xin được kính cẩn nghiêng mình chào vị CHT đáng kính.

Và đây cũng vài dòng tâm sự, cảm thông cho một người đă từng phục vụ, đă từng đem trọn đời trai trẻ, hy sinh cho lý tưởng tự do đă từng nếm mùi cay đắng trong đường binh nghiệp .

Thật sự viết lách không phải là nghiệp của mình nên đôi khi viết rồi lại bỏ. Nhưng vì tháng 5 năm 2007. Hội Aí Hữu Cưụ Sĩ Quan Hải Quân Các Khóa Lưu Đày và Thân Hữu được tổ chức tại Houston, Texas. Như một nén hương lòng cho tất cả những người bạn thân thương thuộc LĐNN và SQHQ Các Khoá Lưu Đày đã nằm xuống vĩnh viễn trên quê hương dấu yêu cũng như tại Hải Ngoại. Kính chào trong uất nghẹn.

Cưụ HQ /Trung uý NN Trần Xuân Tin http://hung-viet.org/p18a622/buon-vui-doi-quan-ngu

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Từ khóa » Chuyện Buồn Vui đời Lính Vnch Trước Năm 1975