Bướu Máu Trẻ Em: “Không Hoang Mang Nhưng Chớ Chủ Quan”
Có thể bạn quan tâm
Sinh con đầu lòng tại BV. Từ Dũ (TP.HCM), cô bé đầy đủ hình hài thế nhưng đôi vợ chồng trẻ nhà ở quận 12 cứ mỗi lần nhìn khối bướu máu to bằng ngón tay út ở cạnh miệng của con là lắc đầu buồn bã. Nỗi lo lắng đau buồn còn nhiều hơn bởi mỗi ngày, khối bướu càng có dấu hiệu đỏ và lan rộng. “Lúc đó vợ chồng tôi gần như không thể ăn ngon ngủ yên bởi bé là con gái, khối bướu khiến gương mặt cháu mất tính thẩm mỹ. Bác sĩ bảo chúng tôi an tâm nhưng mãi đến khi cháu lên 4 tuổi, vết son đỏ từng ám ảnh vợ chồng tôi mới nhạt dần”, người bố kể.
Một trường hợp khác, sản phụ quê ở Trà Vinh tưởng con mình bị ung thư khi vừa chào đời bé đã mang một vết đỏ to gần bằng bàn tay của bé nằm gần hốc mắt. Cả nhà thuê thầy cúng về đốt nhưng không khỏi, trái lại bé bị bỏng cả vùng da mặt.Khi tình trạng nhiễm trùng đã nghiêm trọng, phụ huynh mới đưa trẻ đi bệnh viện khám. Tại BV. Truyền máu Huyết học (TP.HCM), sau khi được thăm khám, bé được các bác sĩ xác định chỉ mắc bướu máu lành tính thông thường.
Cùng có con chào đời với những vết đỏ ở hai bên má, các vết này sau đó tiếp tục lan rộng. Nghĩ bớt máu trẻ sơ sinh rồi sẽ khỏi, vợ chồng anh Nghị nhà ở Đồng Nai không đưa bé đi khám, tuy nhiên đến khi bé 6 tuổi, các bớt đỏ vẫn còn, tại BV. Nhi Đồng 1, bé bị dị dạng mạch máu, một bệnh lý cần phải được bác sĩ can thiệp.
Theo BS. Lê Hữu Phước - Khoa Phỏng Tạo hình, BV. Nhi Đồng 1, cho biết, bướu máu là những tổn thương mạch máu bình thường không xuất hiện ngay khi sinh - hay gọi là bướu máu thể trẻ em. Bướu phát triển trong những năm đầu đời của trẻ và sau đó giảm dần.
Bướu máu là một khối u lành tính có đặc tính lâm sàng riêng. Giai đoạn đầu, nó bao gồm các nội bào.Các tế bào này sinh trưởng và tạo ra nhiều mạch máu mới nhanh chóng. Quá trình gia tăng tế bào và hình thành mạch máu tiếp tục trong suốt năm đầu đời bệnh nhân. Đây là giai đoạn sự mở rộng của vết thương một cách rõ ràng.Bướu máu là vết bớt phổ biến nhất của thời thơ ấu, nó là những khối u tế bào gốc lành tính
Vào cuối năm đầu, giai đoạn tăng trưởng kết thúc và sau đó bắt đầu giai đoạn thoái triển. Đây là một quá trình dài hơn. Cuối cùng khu vực bướu máu bị ảnh hưởng sẽ được cấu trúc lại hoàn toàn và tất cả các mạch máu được hình thành trước đây sẽ được chuyển đổi thành các mô mỡ xơ.Ở giai đoạn này, kích thước bướu máu suy giảm đáng kể.
Bướu máu là vết bớt phổ biến nhất của thời thơ ấu, nó là những khối u tế bào gốc lành tính (không phải ung thư), không phải do di truyền hoặc các nguyên nhân khác. Bướu máu chỉ xuất hiện duy nhất ở trẻ sơ sinh (bướu máu trẻ em) và không bao giờ phát triển ở người lớn.
Cho đến nay vẫn chưa xác định được tại sao tỉ lệ bé gái bị bệnh gấp 3 - 5 lần bé nam. Các yếu tố nguy cơ gồm trẻ thiếu tháng, thiếu cân và sinh đôi. Bướu máu có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, hơn 80% ở đầu và cổ, bao gồm các vùng quanh miệng, mắt, mũi và má.
Bằng chứng gần đây cho thấy bướu máu là những khối u tế bào gốc, tuy nhiên, chúng khá “lành tính”, phát triển trong một khoảng thời gian và không lan sang các mô khác. Hầu hết là nhỏ và vô hại nhưng một số có diện tích khá lớn.Hiện nay, vẫn chưa có số liệu thống kê chính xác tỷ lệ bướu máu trẻ em nguy hại.
Nên làm gì khi phát hiện vết bớt đỏ trên cơ thể trẻ:
- Nhìn xem bướu phẳng hay lồi hơn bề mặt da, nên khám sớm khi bé được trên 1 tháng tuổi.
- Sờ bướu xem có nóng quá mức, có mạch đập bên dưới hoặc khối lổn nhổn sần sùi gì không. Lưu ý tay đảm bảo luôn sạch kẻo làm nhiễm trùng da bé và gây loét bướu.
- Khi có trên 3 vị trí cùng bị bướu máu, nên xin siêu âm kiểm tra trong gan và nội tạng có bướu máu kèm theo không
Cần phân biệt bướu máu thể trẻ nhỏ, một dạng có thể tự hết theo thời gian, với các dị dạng mạch máu (của mao mạch, tĩnh mạch, thông động tĩnh mạch, bạch huyết). Thường chỉ bác sĩ chuyên khoa khám nhiều mới quen nhìn được. Vì vậy, phụ huynh không nên chủ quan mà nên khám sớm ở bệnh có chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán chính xác và tư vấn cách điều trị kịp thời..
Laser là biện pháp duy nhất cho các dị dạng mạch máu loại mao mạch (còn gọi là bớt rượu vang), thời điểm tốt nhất là từ 3 - 6 tháng tuổi bắt đầu điều trị mỗi 2 tháng.
Thuốc thoa và thuốc uống cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Nên tái khám mỗi 2 - 3 tháng để theo dõi, trừ khi có dặn tái khám trễ hơn khi bướu đang ổn định.
Phụ huynh cần phải điều trị không nên ngưng giữa chừng vì bướu dễ có hiện tượng dội ngược “rebound”, tức là tăng sinh trở lại nhiều hơn sau ngưng thuốc. Bắt buộc phải hỏi ý kiến bác sĩ thêm nếu muốn ngưng thuốc.
Bướu phát triển trong những năm đầu đời của trẻ và sau đó giảm dần. Ảnh minh họa
Thông thường, hầu hết người lớn khi thấy trẻ mang bướu máu, muốn “giải quyết” càng sớm càng tốt do sợ bướu tiến triển nhanh sẽ quá khả năng phẫu thuật. Thực tế cho thấy kể cả các chuyên gia y tế cũng có tâm lý muốn giải quyết triệt để ngay từ đầu nhưng không thể lượng giá chắc chắn kết quả phẫu thuật. Các nghiên cứu điều trị trên thế giới cho thấy, trước một bệnh nhi bị bướu máu cần phải điều trị, dùbằng bất cứ cách thức nào cũng phải cân nhắc hết sức thận trọng giữa khả năng nguy cơ và ích lợi của việc can thiệp.
Với các mảng bướu máu lớn ở da mặt, đặc biệt ở môi, mũi, tai và giữa gốc mũi có nguy cơ lớn nhất là tạo sẹo, chính vì thế việc phẫu thuật phải hết sức cân nhắc tính thẩm mỹ cho trẻ, thêm nữa bướu máu còn có thể tái phát. Trong phẫu thuật, cũng cần lưu ý khả năng chảy máu ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ, nhất là những trẻ có thể trạng kém, điều này đã khiến các chuyên gia dè dặt và cần cân nhắc thật kỹ từng trường hợp.
Các trường hợp bướu máu dạng mao mạch, một số bướu máu dạng hang ở bệnh nhi dưới 5 tuổi và khoảng trên 80% các trường hợp bướu sẽ thoái triển dần, phần lớn đến 5 năm sau thì mờ dần rồi hết hẳn không cần thiết phải can thiệp. Chính vì thế sau khi được thăm khám và xác định loại bướu không phải phẫu thuật, gia đình bệnh nhi cần phải kiên nhẫn chờ đợi. Những vội vã yêu cầu điều trị hay sử dụng các biện pháp đắp lá thuốc, nhờ thầy cúng hoặc đốt khối u là hoàn toàn phản khoa học và rất nguy hại.
U máu được phân thành hai nhóm: khối u mạch máu và các dị dạng mạch máu. Khối u mạch máu thường chiếm tỉ lệ cao hơn và bệnh có thể bớt tự nhiên trong phần lớn trường hợp.Chỉ khoảng 10% trường hợp khối u mạch máu cần can thiệp điều trị như khối u ở những vị trí nguy hiểm có thể che lấp đường thở, ảnh hưởng mắt, hệ thần kinh trung ương. Hơn 80% trường hợp u máu xuất hiện ngoài da và ở vùng đầu, mặt, cổ. Tuy vậy, u máu cũng có thể xuất hiện ở nội tạng hoặc các vị trí nguy hiểm như mắt, mũi, họng… và có thể dẫn đến tử vong.Trong một số trường hợp, các dị dạng mạch máu có thể kết hợp với một số bất thường hệ thống khác, biểu hiện dưới dạng các hội chứng.Đặc biệt, trong một số hội chứng như hội chứng Proteus, hội chứng Maffucci, một hay nhiều bất thường mạch máu có thể cùng hiện diện. Hội chứng Sturge Weber được đặc trưng bởi tổn thương dị dạng mạch máu trên da (bớt rượu vang) đi kèm bất thường mạch máu vùng mắt. Bệnh biểu hiện bởi các triệu chứng như động kinh, liệt nửa người, chậm phát triển tâm thần và cườm mắt. Trong một số hội chứng khác, bất thường mạch máu có thể kết hợp bất thường ở tim, khối u nội sọ, bất thường ở mắt, tổn thương xương... Chính vì vậy, xử trí u máu đòi hỏi sự kết hợp giữa nhiều chuyên khoa như mắt, tai mũi họng, thần kinh can thiệp, phẫu thuật hàm mặt, nhi, da liễu...BS HOÀNG VĂN MINH
Từ khóa » Cách Trị Bướu Máu ở Trẻ Sơ Sinh
-
Bướu Máu | BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
-
Bướu Máu ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ Và Những điều Cần Biết
-
Các Kiến Thức Cơ Bản Về Bướu Máu Bạn Cần Phải Biết
-
Bướu Máu ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Bướu Máu ở Trẻ Sơ Sinh: Những điều Cần Biết - YouMed
-
Bướu Máu ở Trẻ điều Trị Như Thế Nào? | Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh
-
Bướu Máu ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Những điều Cần Biết Về Bướu Máu ở Trẻ Em Hiện Nay
-
BƯỚU MÁU BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
-
U Máu Trẻ Sơ Sinh - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bướu Huyết Thanh ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị
-
U Máu (bướu Máu) Dưới Da ở Trẻ Em - Y Học Cộng đồng
-
Các Phương Pháp điều Trị Bướu Máu
-
Bướu Dưới Da đầu Trẻ Em | Bệnh Viện Quốc Tế Vinh