Bướu Sợi Tuyến
Có thể bạn quan tâm
Bướu sợi tuyến là bệnh gì?
Bướu sợi tuyến là khối u lành tính ở vú, phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi 18 - 40 tuổi. Không phải tất cả khối u xuất hiện trong vú đều là bướu sợi tuyến. Mọi người thường nhầm lẫn bướu sợi tuyến với ung thư vú. Sự khác biệt giữa hai loại là bướu sợi tuyến không to lên và xâm lấn đến các cơ quan khác như ung thư vú, chúng chỉ giới hạn trong các mô vú.
(Ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây bướu sợi tuyến
Mặc dù chưa thể tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bướu sợi tuyến, nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ hormone đóng vai trò trong việc hình thành bướu sợi tuyến. Bướu sợi tuyến có thể có liên quan đến các hormone sinh sản vì bệnh này có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn trong độ tuổi sinh sản. Sau đó, các khối u có thể to hơn trong khi mang thai hoặc khi sử dụng liệu pháp hormone. Sau khi mãn kinh, cùng với sự sụt giảm của lượng hormone, các khối u có thể thu nhỏ. Các nguyên nhân khác có thể góp phần gây bệnh là uống thuốc tránh thai trước tuổi 20 có thể làm cho bướu sợi tuyến phát triển và tăng trưởng.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bướu sợi tuyến
Người bị bướu sợi tuyến khi ấn vào da có thể cảm thấy khối u trong vú. Các dấu hiệu và triệu chứng của bướu sợi tuyến là các khối rắn và hình dạng rõ ràng. Bướu sợi tuyến thường không đau và có thể di chuyển khi bạn chạm vào.Bướu sợi tuyến có thể có các kích thước khác nhau. Tuy nhiên, chúng thường nhỏ, chỉ khoảng 1 hoặc 2cm.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu sờ thấy u, cục trong vú hoặc có các triệu chứng bất thường khác ở vú, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Ung Bướu trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn cách xử trí phù hợp. Bạn cũng nên gọi khám bác sĩ ngay lập tức khi bạn phát hiện ra một khối u mới ở vú hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào ở vú, hoặc nếu một khối u vú đã được phát hiện trước đây nay bỗng to lên.
Trước khi khám gọi bác sĩ, hãy sử dụng tính năng "Gửi trước hồ sơ bệnh án" để tải mô tả triệu chứng, hình ảnh/video clip khối u ở ngực, các kết quả xét nghiệm như Siêu âm vú, sinh thiết vú, chụp nhũ ảnh, đơn thuốc cũ... để bác sĩ nghiên cứu.
Nguy cơ mắc bệnh bướu sợi tuyến
Bướu sợi tuyến khá phổ biến ở phụ nữ trẻ, thường ở những bé gái vị thành niên và phụ nữ dưới 30 tuổi nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bướu sợi tuyến, chẳng hạn như:
- Liệu pháp estrogen hoặc liệu pháp hormone khác;
- Mang thai;
- Cho con bú;
- Sử dụng thuốc tránh thai.
Điều trị bướu sợi tuyến hiệu quả
Bác sĩ có thể chẩn đoán bướu sợi tuyến bằng cách khám bằng tay. Tùy thuộc vào tình hình của bạn, bạn có thể cần phải thực hiện siêu âm vú hoặc chụp nhũ ảnh.Để kiểm tra xem đó có phải là khối u ung thư hay không, bác sĩ có thể đề nghị chọc hút vú bằng kim nhỏ hoặc sinh thiết vú. Đây là thủ thuật chọc kim nhỏ vào mô vú và lấy một vài mảnh nhỏ của khối u để gửi đến phòng xét nghiệm. Qua kiểm tra bằng kính hiển vi, bác sĩ có thể xác định đó là bướu sợi tuyến hay ung thư.Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị bướu sợi tuyến, bạn có thể không cần phẫu thuật. Bởi vì bướu sợi tuyến có liên quan đến nồng độ hormone, chúng có thể teo nhỏ sau khi hormone sinh sản giảm. Bạn có thể không cần điều trị bệnh này trong một số trường hợp vì bướu sợi tuyến có thể tự thu nhỏ hoặc tự khỏi. Còn nếu bạn nghĩ hình dạng vú có thể bị thay đổi do các khối u này, bạn có thể chọn phẫu thuật.Trước khi thực hiện phẫu thuật, cần theo dõi các bướu sợi tuyến qua nhiều lần siêu âm vú. Điều này giúp bạn biết được bất kỳ sự thay đổi hình dạng hoặc kích thước của khối u. Nếu cảm thấy lo ngại về bướu, bạn có thể xem xét thực hiện phẫu thuật để loại bỏ nó.Tuy nhiên, nếu một trong các xét nghiệm cho ra kết quả bất thường, bạn cần phải được phẫu thuật. Lúc đầu, bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy các mô vú và gửi chúng đi xét nghiệm ung thư. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy các tế bào không phải ung thư, bác sĩ sẽ cắt bỏ khối u. Một phương pháp loại bỏ khối u bướu sợi tuyến là đốt bằng nhiệt lạnh. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ đưa một ống mảnh qua da đến các bướu sợi tuyến và bơm một chất khí để đóng băng các mô.
BS. Lê Thị Mỹ Duyên
(nguồn Hello Bác sĩ)
Từ khóa » Cách Trị Bướu Sợi Tuyến Lành Tính
-
Điều Trị U Sợi Tuyến Vú Lành Tính | Vinmec
-
U Sợi Tuyến Vú Lành Tính Có Cần Phẫu Thuật? | Vinmec
-
Phương Pháp điều Trị Bướu Sợi Tuyến Tốt Nhất Hiện Nay! - Uxotuyenvu
-
Bướu Sợi Tuyến Vú: Cách Phát Hiện Và điều Trị - Uxotuyenvu
-
Bướu Sợi Tuyến Là Gì? Người Bệnh Có Cần Phải Phẫu Thuật Không?
-
Bệnh Bướu Sợi Tuyến - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
U Sợi Tuyến Vú | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
TRIỂN KHAI PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ U VÚ KHÔNG CẦN PHẪU ...
-
Các Bệnh Lành Tính Có Thể Gặp ở Tuyến Vú - SIH
-
Bướu Sợi Tuyến Vú để Lâu Có Sao Không? | TCI Hospital
-
U Xơ Tuyến Vú Lành Tính Là Gì Và Có đáng Lo Ngại Không
-
Bướu Sợi Tuyến Vú: Nguyên Nhân Do Đâu, Điều Trị Thế Nào?
-
U Vú Lành Tính: Những điều Cần Biết | Pacific Cross Việt Nam
-
【Bướu Sợi Tuyến Vú】là Gì? Cách điều Trị Và Sử Dụng Thuốc