Bush 'cha' Và Kỷ Nguyên Chiến Tranh Vũ Khí Công Nghệ Cao

Bush 'cha' và kỷ nguyên chiến tranh vũ khí công nghệ cao ảnh 1

Ngày 17/1/1991, Mỹ dẫn đầu liên minh 35 nước bắt đầu cuộc tấn công vào Iraq theo lệnh của Tổng thống George HW. Bush (Bush "cha") nhằm đáp trả cuộc xâm lược Kuwait của Baghdad. Chiến dịch mang mật danh Bão táp Sa mạc. Ảnh: USNI News.

Bush 'cha' và kỷ nguyên chiến tranh vũ khí công nghệ cao ảnh 2

Bão táp Sa mạc mở màn bằng đợt tập kích ồ ạt bằng tên lửa hành trình tấn công mặt đất BGM-109 Tomahawk vào các mục tiêu sâu trong lãnh thổ Iraq. Đây là chiến dịch quân sự đầu tiên trên thế giới sử dụng tên lửa hành trình dẫn đường chính xác để mở màn cuộc chiến. Theo Public Navy, 122 tên lửa Tomahawk đã được phóng đi trong đợt tấn công đầu tiên. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Bush 'cha' và kỷ nguyên chiến tranh vũ khí công nghệ cao ảnh 3

Tổng cộng 338 tên lửa Tomahawk đã được phóng đi trong chiến dịch Bão táp Sa mạc, từ đó về sau, Tomahawk được mệnh danh là "sứ giả chiến tranh" và quân đội Mỹ luôn sử dụng vũ khí này đầu tiên trong các chiến dịch quân sự. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Bush 'cha' và kỷ nguyên chiến tranh vũ khí công nghệ cao ảnh 4

Theo sau đợt tấn công bằng tên lửa hành trình là những cuộc tập kích đường không quy mô lớn vào Iraq. Trong 42 ngày của chiến dịch, liên quân đã tiến hành hàng nghìn đợt không kích được đánh giá có mức độ chuyên sâu nhất trong lịch sử quân sự. Quân đội Iraq gần như bị choáng ngợp trước sức mạnh tấn công ồ ạt của liên minh và phản ứng rất yếu ớt. Ảnh: Không quân Mỹ.

Bush 'cha' và kỷ nguyên chiến tranh vũ khí công nghệ cao ảnh 5

Theo các nguồn tin không chính thức, trong 42 ngày của chiến dịch, Liên quân đã thực hiện khoảng 10.000 phi vụ không kích, ném hơn 80.000 tấn bom đạn xuống Iraq. Liên quân tổn thất khoảng 75 máy bay. Đây được xem là chiến dịch đường không thành công nhất lịch sử quân sự thế giới. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Bush 'cha' và kỷ nguyên chiến tranh vũ khí công nghệ cao ảnh 6

Chiến dịch trên mặt đất cũng đánh dấu sự thành công lớn của quân đội Mỹ và liên quân. Lực lượng tăng thiết giáp Mỹ tỏ ra áp đảo so với lực lượng tăng thiết giáp hùng hậu của Iraq với nòng cốt là các xe tăng do Liên Xô sản xuất. Ảnh: Getty.

Bush 'cha' và kỷ nguyên chiến tranh vũ khí công nghệ cao ảnh 7

Lực lượng tăng thiết giáp Iraq bị phá hủy trong các đợt tấn công của liên quân. Chiến dịch Bão táp Sa mạc đã chấm dứt sự thống trị của xe tăng, vũ khí được mệnh danh là "vua chiến trường". Xe tăng trở nên yếu đuối và dễ tổn thương bởi các vũ khí dẫn đường công nghệ cao phóng từ máy bay, trực thăng của Mỹ và liên quân. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

Bush 'cha' và kỷ nguyên chiến tranh vũ khí công nghệ cao ảnh 8

Trực thăng tấn công AH-64D Apache của Mỹ tại Iraq. Chiến dịch chứng minh vai trò quan trọng của trực thăng tấn công trong việc hỗ trợ hỏa lực đường không tầm thấp, đặc biệt là "tìm - diệt" lực lượng tăng thiết giáp đối phương. Trực thăng tấn công đã trở thành sát thủ của xe tăng và nhiều nước đã học theo Mỹ phát triển trực thăng cho nhiệm vụ chống tăng. Ảnh: Quân đội Mỹ.

Bush 'cha' và kỷ nguyên chiến tranh vũ khí công nghệ cao ảnh 9

Ông Bush được các binh lính Saudi và liên quân chào mừng khi tới Dharan, Saudi Arabia. Ảnh: AP.

Bush 'cha' và kỷ nguyên chiến tranh vũ khí công nghệ cao ảnh 10

Quân đội Iraq tổn thất khoảng 3.000 xe tăng, 2.000 xe thiết giáp trong suốt chiến dịch Bão táp Sa mạc. Điều này dẫn đến nhiều câu hỏi về chất lượng xe tăng do Liên Xô sản xuất. Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự cho rằng quân đội Iraq bị choáng ngợp trước sức mạnh tấn công vũ bão của liên quân, nên không kịp ổn định lại đội hình để chiến đấu. Ảnh: Wikipedia.

Bush 'cha' và kỷ nguyên chiến tranh vũ khí công nghệ cao ảnh 11

Xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của Mỹ tại một điểm tập kết gần biên giới Iraq. Bão táp Sa mạc cho thấy sự vượt trội của xe tăng Mỹ trên chiến trường. Các xe tăng của Liên Xô như T-55, T-62, đặc biệt là T-72 tỏ ra lép vế khi đối đầu với M1 Abrams. Khoảng 31 xe tăng M1 bị phá hủy trong suốt chiến dịch, một con số quá nhỏ khi so với thiệt hại của tăng thiết giáp Iraq. Ảnh: Reuters.

Bush 'cha' và kỷ nguyên chiến tranh vũ khí công nghệ cao ảnh 12

Binh sĩ quân đội Mỹ kiểm tra một tên lửa đạn đạo Scud của Iraq do Liên Xô sản xuất bắn vào Saudi Arabia tháng 1/1991. Chiến dịch đánh dấu một lĩnh vực mới là phòng thủ tên lửa, khi quân đội Iraq đã phóng khoảng 88 tên lửa Scud vào các mục tiêu của liên quân, đặc biệt là nhắm vào Saudi Arabia và Israel. Mỹ đã triển khai khẩu đội tên lửa phòng không Patriot để đánh chặn và tiến hành xây dựng lá chắn tên lửa. Ảnh: Getty.

Bush 'cha' và kỷ nguyên chiến tranh vũ khí công nghệ cao ảnh 13

Tổng thống Bush thăm đơn vị quân đội Mỹ đóng quân tại Saudi Arabia nhân dịp Lễ Tạ ơn, tháng 11/1991. Quyết định tấn công Iraq của Tổng thống Bush được đánh giá là đã lấy lại danh tiếng cho quân đội Mỹ, sau thất bại tại chiến trường Việt Nam. Ảnh: Bush Library Center.

Bush 'cha' và kỷ nguyên chiến tranh vũ khí công nghệ cao ảnh 14

Máy bay ném bom tàng hình F-117A Nighthawk chuẩn bị cho đợt tấn công Iraq. Bão táp Sa mạc được đánh giá là chiến dịch quân sự mang tính tiên phong trong việc sử dụng vũ khí công nghệ cao. Thành công của chiến dịch đã định hình các vấn đề quân sự thế giới trong nhiều thập niên tiếp theo. Ảnh: Không quân Mỹ.

Bush 'cha' và kỷ nguyên chiến tranh vũ khí công nghệ cao ảnh 15

Bão táp Sa mạc đã trở thành một bài học kinh điển về tập kích đường không trong chiến trường hiện đại, giúp Mỹ khẳng định vị thế cường quốc quân sự số 1 thế giới. Nhiều nước trên thế giới như Nga và Trung Quốc đang cố gắng học theo những gì Mỹ đã làm ở Iraq. Ảnh: Không quân Mỹ.

Theo Theo Zing

Từ khóa » Chiến Dịch Sa Mạc