Busy Board - 'bảng Bận Rộn' Thần Kì Giúp Con Phát Triển Toàn Diện
Có thể bạn quan tâm
Con thông minh, nhanh nhẹn nhờ mẹ khéo bày trò chơi từ vật liệu có sẵn trong nhà | |
Con chưa vào lớp 1, tốt nhất cứ để con chơi! |
Busy Board được biết đến là một bảng gỗ được gắn cố định đồ chơi trên mặt. Các bé từ 7, 8 tháng tuổi đến các bé 5, 6 tuổi đều có thể chơi và phát triển toàn diện nhờ nội dung và độ phức tạp của từng bảng. Bé mê mẩn bận rộn suốt buổi, không còn bận tâm tới iphone, ipad… Ở Busy Board có cả vận động tinh, các hoạt động cầm, nắm, thả… Đồng thời phát triển não trái và phải, thỏa mãn sự tò mò về thế giới xung quanh của bé trong từng giai đoạn phát triển.
Chị Đỗ Hà giúp con phát triển toàn diện bằng cách làm Busy Board. |
Khi làm Busy Board, chị Hà cố gắng giúp con phát triển các giác quan như thính giác, xúc giác, thị giác… Kết hợp dạy trẻ về số, màu sắc, chức năng các vật dụng, dạy cách xem giờ, hình khối…
Cùng trò chuyện với bà mẹ trẻ hai con Hà thành hiện đang là Giảng viên tiếng Anh, khoa Đào tạo Đại cương trường Đại học Hà Nội để có thêm kinh nghiệm làm Busy Board và cùng chơi với con:
- Chào chị, chị có lý do đặc biệt gì khi chọn cách tự làm bảng Busy board cho con?
Xuất phát từ nhiều lý do mà mình chọn cách tự làm Busy board – bảng bận rộn cho con. Trước tiên phải kể đến là mình khá quan tâm đến việc phát triển của con bao gồm cả phát triển tư duy và thể chất. Trong khi đó, mình lại hay phải dạy các lớp thêm buổi tối, đồng nghĩa với việc không có nhiều thời gian cho con, còn bố cháu thì không chơi được với cháu như mẹ kỳ vọng. Vậy là mình luôn phải tìm ra những “đồ chơi” để khiến con “bận rộn” với những việc lành mạnh (ví dụ: phân chia các loại hạt đậu như cô Tấm, xâu hạt vòng, chơi cá ngựa, trèo leo vận động cơ thể với xà đu và cầu trượt…) hơn là việc ngồi xem ti vi.
Vậy là cùng với sự tìm hiểu và học hỏi của mình từ các trang giáo dục mầm non và tiền tiểu học của nước ngoài, mình quyết định phải làm một cái Busy board cho con. Lý do nữa không thể nhắc tới ấy là ông xã mình khá khéo tay, chỉ cần đưa ra ý tưởng là có thể thực hiện được. Ông xã mình là người thực hiện bảng Busy board cho con dựa ý tưởng chọn đồ của mình.
Bố cùng hai con chơi với Busy Board. |
- Chị đã dành khoảng bao nhiêu thời gian và chi phí để làm được 1 Busy board?
Thực sự ý tưởng thì tràn đầy nhưng để thực hiện được phải trải qua rất nhiều công đoạn. Sau công đoạn lên ý tưởng thì có thể nói việc đi thu lượm đồ là tốn nhiều thời gian và công sức nhất. Đầu tiên là chọn lựa gỗ sao cho chắc chắn, không cong vênh khi gặp nước, phải là gỗ xịn nhất. Rồi các chi tiết trên bảng, lướt cả chục web bán đồ có khi không kiếm được món nào, mà có kiếm được thì lại sợ không bắn được vào bảng gỗ. Lại phải đến tận cửa hàng, mà có khi đi cả mấy cửa hàng cũng không mua được vì nhiều lý do… Rồi sắm dụng cụ để bắn các chi tiết vào bảng nữa… Ban đầu mình làm mất cả 3, 4 ngày, nếu cả công lên ý tưởng nữa phải cả tuần vì mình muốn mọi thứ hoàn hảo nhất.
Còn về chi phí thì thật sự cũng không rẻ như mình tưởng vì đi mua lẻ giá sẽ cao hơn mua buôn, vài chục món, mỗi món vài chục nghìn rồi mua gỗ và thuê cắt nữa… khá tốn kém và mất công.
- Theo kinh nghiệm của chị thì làm thế nào để con hào hứng với trò chơi Busy board này?
Bản thân Busy board đã rất gây tò mò với con mình và trẻ con nói chung rồi vì mình gắn trên đó những đồ chơi mà khá nhiều bé chưa bao giờ biết tới chứ đừng nói được sờ vào và chơi, ví dụ, công tắc, tigen ốc vít, tay nắm cửa xoay 360 độ, ổ khóa, chuông xe đạp, còi, lục lạc, máy tính, spinner… Như vậy là bé hoàn toàn có thể tự chơi, không cần tới sự giúp sức của bố mẹ.
Tuy nhiên, để phát huy tối đa tác dụng của Busy board thì mình hay tranh thủ thời gian hoặc đặt chỉ tiêu cho ông xã dành thời gian chơi với con. Ví dụ, mình dán thêm các stickers con vật sau cửa và chơi ú òa với con, cất giấu đồ vật vào các hộp đậy nắp, thả các loại quả nhỏ như nho qua ống nước, hỏi màu sắc, chất liệu, tác dụng của từng đồ chơi…, kết hợp dạy số, hình dáng…, đôi khi là hát bài “incy wincy spider” và thả con nhện qua ống nước, múa may với con gái… Nói chung, việc khai thác Busy board “siêu” cỡ nào lại phụ thuộc vào các chi tiết trên bảng và quan trọng là sự “sáng tạo” của bố mẹ.
Các con có cơ hội được khám phá và phát triển bản thân khi chơi. |
- Theo kinh nghiệm thực tế của chị, việc cùng con chơi Busy board sẽ giúp bé hình thành và phát triển những kỹ năng gì?
Kỹ năng vận động tinh là kỹ năng cơ bản nhất Busy board đem lại, bao gồm kỹ năng cầm, nắm, vặn, kéo, đầy… cho đôi tay thêm phần khéo léo.
Mình bổ sung thêm cả những chi tiết phải chơi bằng cả hai tay, như vậy con sẽ cùng lúc phát triển đồng đều cả não trái và não phải.
Phát triển kỹ năng sống cho bé lớn chút, tầm 4/5 tuổi, như luồn và thắt dây giày, kéo khóa, cài khuy, tra và đóng, mở ổ khóa…
Thỏa mãn sự tò mò của bé trong độ tuổi từ 7/8 tháng (biết ngồi) tới 4/5 tuổi (phụ thuộc vào độ khó của chi tiết).
Ngoài ra, bé còn kết hợp học thêm những kiến thức liên quan đến số lượng, màu sắc, hình khối, chất liệu, tác dụng… của những chi tiết trên bảng.
Say sưa chơi với những bảng đồ chơi bố mẹ làm. |
- So với các trò chơi khác, theo chị Busy board có những ưu điểm gì?
So với các trò chơi khác thì ưu điểm lớn nhất của Busy board là các đồ chơi được gắn cố định lên bảng, tức là đồ chơi không bị thất lạc bao giờ. Như vậy là tiết kiệm chi phí nhiều so với việc mua nhiều đồ chơi và thất lạc dần.
Ưu điểm thứ hai là so với các đồ chơi trung quốc mà cha mẹ hay sợ về chất lượng nhựa và đồ chơi của nước ngoài do chi phí quá đắt thì Busy board handmade kiểu thế này là món đồ rất hợp lý về giá thành.
Ưu điểm thứ ba là với Busy board, con sẽ chơi được rất bền lâu. “Bền” theo đúng nghĩa là chẳng hỏng bao giờ vì đồ được gắn chặt nên khả năng ném vỡ là khó. Còn “lâu” ở đây là thế này, khi làm Busy board cho con, mình gắn cả những chi tiết dễ chơi (thỏa mãn sự tò mò cầm nắm của con) và cả chi tiết khó (nhằm rèn con kỹ năng sống). Như vậy ở giai đoạn phát triển này con có thể hứng khởi với những chi tiết này, nhưng sau một thời gian nữa, con phát triển ở một mức khác sẽ lại hào hứng và mày mò các chi tiết khác, khám phá ở mức khác nhau… Thế nên mình mới nói chơi Busy board Bền và Lâu là thế.
- Cảm ơn chị đã dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm hữu ích với chuyên mục.
Tham khảo thêm các mẫu Busy Board do vợ chồng chị Hà làm:
Bí quyết tự học và dạy hai con gái đa ngôn ngữ tại nhà của mẹ 8x Là một người mẹ trẻ, chị Thu Hương luôn mong muốn “tặng” cho hai con chìa khóa để khám phá những điều tuyệt diệu nhất ... |
Mẹ trẻ 8X giúp con phát triển toàn diện chỉ bằng những trò chơi cực đơn giản Theo chị Trịnh Diệp, các mẹ chỉ cần quan tâm thật nhiều đến con, cùng con chơi những trò chơi đơn giản sẽ giúp con ... |
Từ khóa » Bảng Bận Rộn Cho Bé Là Gì
-
Tự Mày Mò Làm Cho Con Gái Chiếc Bảng Bận Rộn, ông Bố Trẻ Tiết Kiệm ...
-
Năm Lý Do Tại Sao "Busy Board" - Bảng Bận Rộn Montessori Quan ...
-
Bảng Bận Rộn Cho Bé Từ 8m- 6 Tuổi | Shopee Việt Nam
-
Busy Board Bảng Bận Rộn "Thần Kỳ" Giúp Bé Phát Triển Toàn Diện
-
Cách Làm Busy Board - đồ Chơi Bận Rộn Cho Bé - Junbaby
-
Bảng Bận Rộn Giúp Gì Cho Bé? Busy Board For Babies | Trò Chơi
-
Busy Board - Bảng Bận Rộn Cho Bé - Home | Facebook
-
Bảng Bận Rộn-busy Board Dành Cho Bé Từ 1 đến 3 Tuổi
-
Bảng Bận Rộn, Đồ Chơi Kỹ Năng Cho Bé Phát Triển Toàn Diện
-
Hướng Dẫn Làm Busy Board – đồ Chơi Bận Rộn Cho Bé | Biofil
-
Bảng Bận Rộn-Busy Board Dành Cho Bé Từ 1 đến 3 Tuổi | Tiki
-
Bảng Bận Rộn( Busy Board) Cho Bé Mầm Non | Tiki
-
Busy Board Bảng Bận Rộn - Bảng Tính - Hương Baby
-
Đồ Chơi Bảng Bận Rộn Busy Board Toys BR04 Benrikids Cho Bé ...