Bút Bi: Nguồn Gốc - Cấu Tạo - Phân Loại »

Bút bi là một loại đồ dùng văn phòng phẩm được sử dung nhiều nhất trong cuộc sống học tập và làm việc từ những em học sinh, sinh viên cho đến dân văn phòng và kể cả những người tiểu thương bán tạp hóa phẩm cũng phải cần dùng đến, có thể nói chiếc bút bi giống như 1 người bạn thân thiết gắn bó với con người. Tuy nhiên khi nhắc đến nguồn gốc của bút bi thì hầu như rất ít người biết đến. Bài viết này, văn phòng phẩm vinacom sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc của chiếc bút bi này nhé! Xem nhanh bài viết:

  • (1) Nguồn gốc của bút bi
    • (1.1) Lịch sử hình thành
    • (1.2) Sự phát triển
  • (2) Cấu tạo của Bút Bi
    • (2.1) Vỏ bút
    • (2.2) Ruột bút
  • (3) Phân loại bút bi
    • (3.1) Bút bi bấm
    • (3.2) Bút bi nắp vặn
    • (3.3) Bút bi nắp đậy
nguồn gốc của bút bi
Nguồn dốc & sự phát triển của bút bi

Mặc dù, được con người sử dụng đến nỗi rất thân quen như những người bạn chân thành nhưng chưa chắc ai cũng biết đến nguồn gốc ra đời của chiếc bút bi là như thế nào. Vì vậy, Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về dấu ấn năm ra đời & lịch sử cây bút bi là gì?

(1) Nguồn gốc của Bút Bi:

Hoàn toàn không phải là phóng đại khi khẳng định bất cứ ai có thể ít nhất một lần trong đời sử dụng bút bi. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lịch sử hình thành và sự phát triển của bút bi với nội dung như sau:

(1.1) Lịch sử hình thành:

Năm 1888: John Lout xin cấp bằng sáng chế

Một người Mỹ tên John Loud đã xin cấp bằng sáng chế bút bi vào năm 1888. Cho đến năm 1938, một nhà báo người Hungary mới giới thiệu loại bút bi hiện đại.

Năm 1930: László Bíró nhận bằng sáng chế

Vào những năm 1930, László Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Một hôm, Bíró ra công viên, thấy một bọn trẻ chơi bi. Một viên bi vô tình chạy qua vũng nước, để lại sau một vệt dài. Viên bi đó khiến ông nảy ra một ý tưởng đặt viên bi ở đầu bút để nó truyền mực trong ống ra giấy. Rồi ông lại được mời đi thăm một xưởng in báo. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy.

nguon goc cua but bi

Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một kĩ sư hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938.

Năm 1944: Nhận bằng sáng chế mẫu Bíró Pens of Argentina

Năm 1944, anh trai Bíró sang Argentina nhận bằng sáng chế khác vào ngày 10 tháng 6, với mẫu Bíró Pens of Argentina. Từ đó bút bi được bán tại Argentina với thương hiệu Birome. Loại bút này được rất ít người biết. Bíró được biết đến ở Agentina với cái tên Lisandro José Bíró. Mẫu bút mới này cũng được nhận bằng công nhận bản quyền Anh Quốc.

(1.2) Sự phát triển:

Năm 1945: Thương hiệu bút bi Reynolds Rocket ra đời

Năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard-Faber đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Vào khoảng thời gian này, một nhà kinh doanh người Mỹ là Milton Reynolds cũng thấy một chiếc bút chì Bíró được trưng bày tại Buenos Aires. Ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn hiệu là Reynolds Rocket. Cuối năm 1945, Công ty này chiếm lĩnh thị trường của Eversharp. Ngày 29 tháng 10 năm 1945, chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 đôla Mỹ thời đó (bằng khoảng 130 đôla Mỹ ngày nay). Đây là loại bút được biết đến rộng khắp tại Hoa Kỳ cho đến cuối thập niên 1950.

Tương tự, những ngày cuối năm 1945 và những ngày đầu năm sau đó, những chiếc bút như vậy cũng được đem bán tại Anh Quốc và khắp Châu Âu lục địa. Những loại bút rẻ tiền hơn được Société Bic sản xuất với thương hiệu Bic, sau đó thương hiệu Hoover và Xerox tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Trong một loạt các dòng sản phẩm mới Société Bic được phát triển mới, nhãn hiệu bút bi nổi tiếng lúc đó là Bic Crystal.

Năm 1990: Ngày 29 thàng 9 là ngày của những nhà phát minh

Kể từ năm 1990, ngày sinh nhật của Bíró (29 tháng 9) trở thành ngày của những nhà phát minh tại Argentina.

Bút bi được phát minh trong khoảng thời gian thế chiến thứ hai (1940 đến 1945) Hoa Kỳ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản nên ở Việt Nam loại bút này còn được gọi là bút nguyên tử.

Như vậy, nhìn lại quá khứ về lịch sử cây bút bi cho ta thấy bút bi có nguồn gốc ra đời từ khá lâu rồi, nó đã tạo cho xã hội ngày nay một sự tiện dụng mà hoàn toàn kinh tế trên mọi hoạt động văn bản.

(2) Cấu tạo của Bút Bi:

Cấu tạo của bút bi khá đơn giản, gồm 2 bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút:

(2.1) Vỏ bút:

Vỏ bút được làm từ nguyên liệu nhựa là chính, đôi khi là kim loại. Chính sự đa dạng về màu sắc cũng như kiểu dáng của vỏ bút mà người sử dụng cảm thấy thích thú và thoải mái hơn khi lựa chọn và sử dụng bút bi.

(2.2) Ruột bút:

Ruột bút có cấu tạo phức tạp hơn, được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại, có chứa mực, gọi là ống mực. Một đầu của ống mực có gắn một viên bi sắt mạ crôm hoặc niken. Viên bi nhỏ xíu ấy có khả năng chuyển động tròn đều giúp đẩy cho mực ra đều hơn.

(3) Phân loại bút bi:

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại bút bi chính đó là bút bấm, bút vặn và bút bi nắp đậy.

(3.1) Bút bi bấm:

Đây là loại bút có lẽ được sử dụng phổ biến hơn cả bởi sự tiện dụng, cấu tạo đơn giản và chắc chắn của nó, khi muốn sử dụng, chỉ cần một thao tác là “bấm” phần đầu trên của bút, khi đó ngòi bút sẽ thò ra ngoài, vào vị trí hoạt động và sẵn sàng để viết, khi đã dùng xong, chỉ cần bấm một lần nữa để đưa ngòi bút về lại bên trong.

(3.2) Bút bi nắp vặn:

Cấu tạo của cây bút bi nắp vặn phức tạp hơn một chút, chúng gồm có 2 phần, và được liên kết với nhau nhờ một khớp nối, để sử dụng bút bạn chỉ cần vặn ở khớp nối này đưa ngoài bút ra bên ngoài, và vặn một lần nữa để đưa ngòi bút về vị trí ban đầu. Loại bút bi vặn này không phổ biến như bút bi bấm, vì thao tác vặn này không tiện gọn như bấm, và cũng không được trơn tru, mượt mà.

(3.3) Bút bi nắp đậy:

Đối với những cây bút bi mực lỏng, với loại mực này sẽ rất dễ bị khô và tắc ở ngòi bút nếu ngòi bút để ngoài môi trường không khí quá lâu mà không sử dụng. Việc đưa ngòi bút vào trong như ở 2 loại bút trên là chưa đủ để bảo quản mực bút, chính vì vậy mà những cây bút với loại mực lỏng này cần một nắp đậy để ngòi bút không tiếp xúc nhiều với không khí của môi trường bên ngoài. Cũng do đó mà mỗi khi muốn sử dụng bạn cần thao tác mở nắp, mặc dù không được thuận tiện cho lắm nhưng đổi lại là mực lỏng sẽ cho cảm giác mượt mà hơn.

Có thể bạn quan tâm:

  1. Mẹo chọn mua bút bi hiệu quả cho dân văn phòng
  2. Các loại bút bi thông dụng

Trên đây là bài viết do vppvinacom.vn sưu tầm và chia sẻ để các bạn có thể nắm rõ được nguồn gốc của bút bi một cách dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm việc hiệu quả!

@vppvinacom.vn

Từ khóa » đặc điểm Cấu Tạo Của Cây Bút Bi