C&B Là Gì? 10 Công Việc Chính Và KPI Của Một Nhân Viên C&B

C&B là thuật ngữ không xa lạ với những người làm công tác tuyển dụng. Tuy nhiên, để tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ C&B là gì, công việc, vai trò, mức lương và tiềm năng nghề nghiệp của chuyên viên tiền lương và phúc lợi, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của HRchannels.com nhé.  Nội dung bài viết gồm:  1. C&B là gì? 2. Vai trò của nhân viên CnB 3. Công việc chính của chuyên viên CnB? 4. KPI cho chuyên viên C&B? 5- Mức lương của nhân viên C&B  6- Cơ hội nghề nghiệp nghề C&B    6.1- Tiềm năng nghề CnB   6.2- Nhu cầu tuyển dụng Xem thêm:  9 Kỹ năng cần thiết đối với chuyên viên C&B Làm thế nào để trở thành một chuyên viên C&B giỏi? Việc làm nhân sự

1. C&B là gì? 

C&B là viết tắt của cụm từ Compensation and Benefit, là người thực hiện các quyền lợi của người lao động khi tham gia ký kết hợp đồng  lao động chính thức bao gồm: tiền lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật. 

C&B Specialist hay vị trí Nhân viên/Chuyên viên tiền lương và phúc lợi của Phòng Nhân Sự, đảm nhiệm toàn bộ hoạt động tài chính của công ty về quyền lợi của người lao động theo Luật. Tuy nhiên, vị trí này thường được thay thế bằng nhân viên Kế toán tại các công ty có quy mô vừa và nhỏ. 

chuyên viên tiền lương Quan tâm >>> 5 câu hỏi phỏng vấn chuyên viên C&B hóc búa nhất

2. Vai trò của nhân viên CnB 

Nhân viên C&B giữ vai trò rất quan trọng trong việc gắn kết mục tiêu kinh doanh với toàn bộ các hoạt động diễn ra hàng ngày của doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm phân tích, đo lường các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và chuyển hóa nó thành những giá trị thực tế.

Bên cạnh đó, nhân viên CnB còn giữ vai trò tư vấn, hỗ trợ ban lãnh đạo doanh nghiệp để thiết lập nên hệ thống phúc lợi phù hợp. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo năng suất lao động và khích lệ nhân viên nỗ lực nhiều hơn trong công việc.

Một vai trò quan trọng khác của C&B là xác định phương thức chi trả các khoản lương, thưởng, đãi ngộ cho nhân viên. Thông thường, có hai hình thức chi trả chính là tài chính và phi tài chính.

Trong đó:

Những việc làm hấp dẫn

Admin Officer (English/Vietnamese)

Phnom Penh Hành chánh/Thư ký , Nhân sự

HR & Admin Manager (Manufacturing)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Hành chánh/Thư ký , Nhân sự , Sản Xuất

Deputy Compliance & Sustainability Manager (Manufacturing)

Hà Nam, Nam Định, Thái Bình Môi trường/Xử lý chất thải , Nhân sự , Sản Xuất

Food and Beverage Manager

Hà nội, Hải Dương, Hưng Yên Dịch vụ khách hàng , Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống

F&B Director (Hospitality)

Hà nội, Hồ Chí Minh, Đà nẵng Dịch vụ khách hàng , Du lịch/Khách sạn/ Hàng không , Quản lý điều hành

- Hình thức tài chính sẽ bao gồm các khoản tiền trực tiếp như lương, thưởng, hoa hồng và nguồn tiền gián tiếp như là bảo hiểm, phụ cấp, các khoản phúc lợi,…

- Hình thức phi tài chính được thể hiện qua văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc, lộ trình thăng tiến và các chương trình, giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhân viên.

3- Công việc chính của chuyên viên CnB? 

Chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần đảm nhiệm những công việc sau:

3.1. Tính toán và chi trả lương thưởng

Lương của nhân viên được xác định dựa trên các tiêu chí đánh giá như chất lượng làm việc, văn hóa nhân viên như việc chấp hành các quy định chung của tổ chức.  Bởi vậy, chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần theo dõi bảng chấm công, việc nghỉ phép, đi sớm về muộn,  kết quả KPI của từng nhân viên theo vị trí và cấp bậc để xây dựng thang bảng lương.  Ngoài ra, Để thuận tiện cho việc trả lương cho nhân viên đúng hạn và đồng loạt, chuyên viên C&B cần đảm bảo 100% nhân viên trong công ty cần có thẻ ATM. Đối với các nhân viên mới, chuyên viên tiền lương cần thông báo để họ cung cấp thông tin cá nhân kịp thời để đảm bảo được nhận lương đúng hạn. 

3.2. Quản lý các vấn đề về quan hệ lao động

Chuyên viên tiền lương và phúc lợi có trách nhiệm giải quyết các thắc mắc và kiến nghị của nhân viên về lương, thưởng và các chế độ bảo hiểm, nghỉ hưu, thai sản, ốm đau,....

Nhân viên trong công ty cần hiểu rõ việc thực hiện chính sách lương và phúc lợi khi ký kết hợp đồng lao động và người chịu trách nhiệm phổ biến quy định này không ai khác ngoài chuyên viên tiền lương và phúc lợi. 

3.3. Quản lý thông tin nhân viên

Công việc của chuyên viên tiền lương là quản lý việc thực hiện các chính sách phúc lợi cho nhân viên. Chuyên viên C&B cần đảm bảo hợp đồng phải được bảo quản và bảo mật cẩn thận, phòng trường hợp rò rỉ thông tin cá nhân hoặc mất hồ sơ, tài liệu quan trọng của công ty.

3.4. Cập nhật và tuân thủ Luật lao động

Chuyên viên tiền lương cần theo dõi, cập nhật số liệu tăng, giảm bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội và đối chiếu với cơ quan bảo hiểm xã hội hàng tháng để cập nhật kịp thời. Để đảm bảo quy trình tuyển dụng hợp lệ, đúng theo quy định của luật lao động do Nhà nước ban hành.

3.5. Biên soạn và cập nhật tài liệu C&B

Chuyên viên tiền lương và phúc lợi là người nắm vững các quy định về luật lao động, họ có nhiệm vụ biên soạn và thường xuyên cập nhật những tài liệu liên quan gửi tới nhân viên như: hợp đồng hợp đồng, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, sách hướng dẫn nhân viên, chính sách BHXH, BHYT, ....và các biểu khác liên quan.

3.6. Đánh giá nhân viên hàng năm

Nhân viên là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Bởi vậy, nhiệm vụ của chuyên viên C&B bao gồm việc khảo sát mức độ hài lòng của ứng viên để thuận tiện cho công tác đánh giá chất lượng làm việc và khả năng thích ứng với văn hóa công ty của ứng viên. Và, nhân viên C&B sẽ theo dõi, đánh giá KPI của nhân viên trong công ty, điều này giúp công ty có những điều chỉnh cá nhân hóa để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty. Cũng như sớm phát hiện những vấn đề khó khăn của nhân viên để có hướng giải quyết. 

3.7. Tư vấn và đề xuất chính sách lương & Phúc lợi tới Ban Giám Đốc

Nhiệm vụ của chuyên viên C&B giống như một chuyên viên tư vấn tài chính của doanh nghiệp. Bởi vậy, để bộ máy nhân sự của công ty hoạt động hiệu quả, bạn cần nghiên cứu, phân tích và đưa ra những điểm còn hạn chế trong chế độ lương, thưởng và chế độ phúc lợi cho nhân viên để cổ vũ và “giữ chân” các nhân sự cấp cao tiềm năng cho công ty.  Ví dụ: đề xuất chế độ lương thưởng cho các phòng ban: Chế độ khuyến khích bộ phận Sales và các phòng ban nhằm thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên. Vì vậy, chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần đánh giá KPI cụ thể đối với từng ứng viên để đề xuất chế độ thưởng – phạt phân minh để toàn bộ nhân viên nỗ lực hết mình cho sự phát triển chung. 

3.8. Báo cáo tình hình nhân sự theo yêu cầu

Công việc của nhân viên C&B là phải quản lý tình hình nhân sự của công ty khi cấp trên có yêu cầu về thông tin như được số lượng nhân sự fulltime, nhân sự nghỉ, nhân sự tại các phòng ban, nhân sự dự định nghỉ nghỉ,....Điều này giúp Ban Giám Đốc nhanh chóng có những chính sách điều chỉnh phù hợp với tình hình hoạt động của công ty và giúp công ty phát triển ổn định và bền vững.  

mô tả công việc chuyên viên tiền lương

4. KPI cho chuyên viên C&B? 

Chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần hiểu được các tiêu chí KPI để hoàn thành tốt công việc:

4.1. Am hiểu và cập nhật Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các Luật liên quan 

Chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần đảm bảo cập nhật Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội các Luật liên quan để đảm bảo tính minh bạch trong chính sách trả lương và quyền lợi của người lao động. 

4.2. Có kỹ năng xử lý sự vụ với người lao động trong doanh nghiệp 

Làm việc trong lĩnh vực quản lý con người, chuyên viên C&B cần hiểu và giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến con người để góp phần tạo nên một tập thể đoàn kết và văn hóa doanh nghiệp lành mạnh. 

4.3. Thực hiện chính sách phúc lợi có sẵn của công ty và tham gia trong quá trình xây dựng chính sách phúc lợi. 

Chính sách phúc lợi cần luôn luôn được cập nhật để đảm bảo nhiều nhất quyền lợi của người lao động. Bởi vậy, chuyen viên tiền lương và phúc lợi cần đảm bảo tham gia vào quá trình xây dựng chính sách phúc lợi của công ty để công ty ngày càng lớn mạnh và mở rộng quy mô.

tuyển dụng chuyên viên tiền lương >>>> Có thể bạn quan tâm: Khi nào công ty cần tuyển dụng chuyên viên C&B?

4.4. Trả lương đúng hạn cho nhân viên 

Chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần đảm bảo trả lương đúng hạn cho toàn bộ công nhân viên trong công ty nhằm tránh phát sinh những mâu thuẫn nội bộ không đáng có. Bạn biết đấy, niềm tin giữa nhân viên và công ty được xây đắp từ những điều tưởng chừng như rất nhỏ như việc được nhận lương đúng hạn vậy. 

4.5. Tỷ lệ nhân viên trong công ty đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 

Nhân viên chính thức của doanh nghiệp đều được quyền tham gia đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội tại công ty. Bởi vậy, chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần đảm bảo các thủ tục tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội cho 100% nhân viên trong công ty để công ty thực hiện đúng luật lao động. 

4.6. Tỷ lệ mức độ vi phạm nội quy 

Tỷ lệ mức độ vi phạm nội quy công ty của chuyên viên tiền lương và phúc lợi càng thấp thì tỷ lệ hoàn thành KPI của họ càng cao. Bởi phòng nhân sự đảm nhiệm việc quản trị, giám sát việc thực hiện nội quy của nhân viên nên bản thân họ cần “làm gương” trước tiên. Đối với chuyên viên tiền lương và phúc lợi, việc vi phạm nội quy của công ty là điều tối kỵ. 

4.7. Tỷ lệ thẻ ATM của nhân viên 

Chuyên viên tiền lương cần đảm bảo 100% nhân viên cần có thẻ ATM của ngân hàng công ty chọn giao dịch để thuận lợi cho công tác trả lương đúng hạn theo quy định. Đối với các nhân viên mới của công ty, chuyên viên tiền lương cần thông báo cho họ thông tin về ngày trả lương hàng tháng để họ chủ động làm thẻ để việc nhận lương không bị chậm trễ. 

4.8. Tỷ lệ đánh giá trình độ của nhân viên 

Tỷ lệ đánh giá trình độ của nhân viên = Tỷ lệ bằng cấp đạt/ bằng cấp yêu cầu của vị trí hoặc tỷ lệ theo trình độ văn hóa chung của toàn bộ nhân viên trong công ty. 

Đảm bảo KPI về tỷ lệ này chứng tỏ chuyên viên tiền lương và phúc lợi đã hoàn thành việc tìm hiểu thông tin cá nhân của từng nhân viên trong công ty, thuận lợi cho việc trả lương và xét tăng lương, thưởng theo cấp bậc và trình độ nhân viên. 

4.9. Vòng đời trung bình của nhân viên 

Vòng đời của một nhân viên được tính bằng tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp/ tổng số nhân viên doanh nghiệp đã tuyển. 

Chuyên viên C&B cần theo dõi sát sao bảng chấm công, việc đi sớm về muộn, tính phép cho nhân viên để hoàn thành chỉ tiêu KPI của bản thân cũng như đảm bảo hiệu suất công việc của từng phòng ban. 

4.10. Tỷ lệ nhân viên hoàn thành nhiệm vụ 

Tỷ lệ nhân viên hoàn thành nhiệm vụ được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa mục tiêu kết quả đạt được và tổng số các mục tiêu về kết quả làm việc. 

Như vậy, nếu tỷ lệ này càng cao thì điều này cho thấy bạn đã đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên, đồng thời bạn đã hoàn thành  xuất sắc nhiệm vụ của một người giám sát cần mẫn rồi đó.   

Mục tiêu bộ phận Tiêu chí - thước đo/ tên KPI Thước đo, đơn vị tính Tần suất kiểm soát
Duy trì hệ thống thông tin nhân sự toàn Công ty Tỷ lệ nhân viên được lưu hồ sơ/ tổng số nhân viên % Tháng
Số lỗi phát hiện nhân viên thiếu hồ sơ lỗi Tháng
Số lần phát hiện thông tin bị rò rỉ lần Tháng
Số lần trả lời chậm so với quy định lần Tháng
Thời gian trả lời trung bình về thông tin nhân sự phút Tháng
Xây dựng chính sách tiền lương Số đề xuất cải tiến về chính sách tiền lương đề xuất Quý
Tỷ lệ đề xuất chính sách lương mới được duyệt/ tổng số đề xuất % Quý
Tỷ lệ nghỉ việc % Năm
Số nhân viên tuyển được thông qua giới thiệu nhân viên Tháng
Số lỗi chính sách lương bị phát hiện không đúng luật lỗi Tháng
Tổng quỹ lương cần chi trả triệu Tháng
Chi phí lương trung bình/ 1 đầu người triệu Tháng
Thời gian hoành thành chính sách mới Tháng Tháng
Triển khai thực hiện các chế độ, chính sách về lương bổng, phúc lợi Số nhân viên cần lập bảng lương trong tháng nhân viên Tháng
Số buổi đào tạo chính sách cần triển khai buổi Tháng
Số khiếu nại, phàn nàn về lương và phúc lợi khiếu nại Tháng
Số lần trả lương chậm lần Tháng
Tỷ lệ giải quyết khiếu nại, phàn nàn về lương và phúc lợi/ tổng số khiếu nại % Tháng
Tỷ lệ nhân viên trả lời đúng chính sách/ tổng số nhân viên % Tháng
Tỷ lệ hài lòng của nhân viên % Năm
Tỷ lệ tồn tại > 6 tháng của nhân viên % Năm
Tỷ lệ vắng mặt % Năm
Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của quản lý trực tiếp và công ty, bao gồm nhưng không giới hạn Tỷ lệ hoàn thành công việc của trưởng bộ phận % Tháng
Tổng      

5- Mức lương của nhân viên C&B 

Dựa trên kết quả thống kê, mức lương trung bình của nhân viên CnB hiện vào khoảng 11 triệu/tháng. Với những nhân sự chưa có kinh nghiệm, mức lương thấp nhất sẽ là 9 triệu/tháng. Trong khi đó, những nhân sự có kinh nghiệm làm việc lâu năm có thể nhận mức lương lên tới 20 triệu/tháng.

Trên đây chỉ là những con số mang tính chất tham khảo. Thực tế, mức lương của C&B cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, vai trò công việc đảm nhận, năng lực chuyên môn của từng người,…

Về cơ bản, sẽ không có con số chính xác cho mức lương của vị trí quản lý lương thưởng và phúc lợi. Tuy nhiên, dựa vào những con số nêu trên bạn cũng thấy được phần nào tiềm năng cùng triển vọng nghề nghiệp của vị trí này.

6- Cơ hội nghề nghiệp nghề CandB 

6.1- Tiềm năng nghề CnB 

Lý do khiến nhiều bạn trẻ quan tâm đến vị trí quản lý lương thưởng và phúc lợi là vì nó có cơ hội việc làm rộng mở tại các công ty, khu công nghiệp lớn. 

Hầu như công ty nào cũng cần xử lý và thực hiện chính sách lương thưởng, phúc lợi sao cho hợp lý, hiệu quả. Vì vậy, cơ hội nghề nghiệp dành cho vị trí này luôn rất lớn. 

Có thể nói, bạn không phải lo sẽ thất nghiệp khi chọn nghề này vì nó là vị trí cần thiết đối với doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

Ngoài ra, nghề C&B còn thu hút nhiều người quan tâm tới nó bởi lộ trình thăng tiến rõ ràng. Hầu hết người lao động đều mong muốn được làm một công việc có khả năng thăng tiến bởi nó giúp họ có động lực để phấn đấu, nỗ lực hơn trong công việc.

Thông thường, lộ trình sự nghiệp của nhân viên CnB sẽ như sau: Nhân viên C&B -> Chuyên viên C&B -> C&B Supervisor -> C&B Manager -> HR Manager -> HR Director.

Từ lộ trình này có thể thấy, đây là công việc có triển vọng sự nghiệp tốt. Bạn có thể bắt đầu từ vị trí thấp và dần tích lũy kinh nghiệm để đảm đương các vai trò quản lý cấp cao trong bộ phận.

6.2- Nhu cầu tuyển dụng 

Nhân viên C&B tuy chỉ là một vị trí nhỏ trong lĩnh vực hành chính nhân sự nhưng nó lại có tầm quan trọng rất lớn. Bởi vì nó có khả năng quyết định mức lương, thưởng mà người lao động sẽ nhận được.

Điểm đặc biệt của vị trí này là tính ổn định cao. Nó có thể không hot như những vị trí việc làm ngành IT hay ngân hàng nhưng cũng chưa bao giờ là vị trí công việc bị làm lạnh trên thị trường lao động.

Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi theo đuổi nghề này và cũng không phải lo lắng rằng sau khi tốt nghiệp không kiếm được việc làm. Nó là vị trí có nhu cầu tuyển dụng rất ổn định bạn nhé!

Trên đây là thông tin về nhân viên C&B là gì. Hi vọng bài viết trên đây của HRchannels.com sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết hữu ích với nghề nhân sự, một vị trí “cốt cán” của phòng tuyển dụng. Nếu bạn đọc có bất cứ câu hỏi hay góp ý nào, xin hãy tham gia vào phần bình luận trong comment phía dưới bài viết nhé. >>> Bạn quan tâm - C&B Manager là gì? Lộ trình thăng tiến của C&B Manager - Dự đoán xu hướng tuyển dụng ngành C&B trong tương lai

Dịch vụ headhunter - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.

Từ khóa » C&b Viết Tắt Của Từ Gì