C + H2SO4 → SO2 + CO2 + H2O

C + H2SO4 → SO2 + CO2 + H2OC H2SO4 đặcBài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

C H2SO4: C H2SO4 CO2 SO2 H2O

  • 1. Phương trình phản ứng H2SO4 ra CO2
    • C + 2H2SO4 → 2SO2 + CO2 + 2H2O
  • 2. Điều kiện phản ứng giữa C ra SO2
  • 3. Tính chất hóa học của H2SO4 đặc 
    • 3.1. Sulfuric acid đặc tác dụng với kim loại trừ (Au, Pt)
    • 3.2. Tính háo nước của sulfuric acid đặc
    • 3.3. Sulfuric acid đặc tác dụng với phi kim
  • 4. Bài tập vận dụng liên quan 

C + H2SO4 → H2O + SO2 + CO2 được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng phương trình phản ứng H2SO4 đặc tác dụng với Cacbon đây cũng là phản ứng đặc trưng tính háo nước của Sulfuric acid đặc.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

  • C + CO2 → CO
  • CO + O2 → CO2
  • CO2 + H2O → H2CO3
  • CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O
  • CO2 + NaOH → NaHCO3
  • CO2 + KOH → K2CO3 + H2O

1. Phương trình phản ứng H2SO4 ra CO2

C + 2H2SO4 → 2SO2 + CO2 + 2H2O

2. Điều kiện phản ứng giữa C ra SO2

Nhiệt độ

3. Tính chất hóa học của H2SO4 đặc 

Trong H2SO4 thì S có mức oxi hóa +6 cao nhất nên H2SO4 đặc có tính acid mạnh, oxi hóa mạnh và có tính háo nước.

Có những tính chất hóa học riêng

3.1. Sulfuric acid đặc tác dụng với kim loại trừ (Au, Pt)

Sulfuric acid tác dụng với kim loại tạo muối và nhiều sản phẩm oxi hóa khác nhau như SO2, H2S, S.

Ví dụ:

Cu + H2SO4 → CuSO4 + SO2 + H2O

Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội

3.2. Tính háo nước của sulfuric acid đặc

C12H22O11 →  11H2O + 12C

3.3. Sulfuric acid đặc tác dụng với phi kim

C + 2H2SO4 đặc nóng → CO2 + 2SO2 + 2H2O

S + 2H2SO4 đặc nóng → 3SO2 + 2H2O

4. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1: phản ứng nào trong các phản ứng sau đây, carbon thể hiện tính oxi hóa?

A. C + O2 → CO2

B. C + 2CuO → 2Cu + CO2

C. 3C + 4Al → Al4C3

D. C + H2O → CO + H2

Xem đáp ánĐáp án C

Câu 2. Chất nào sau đây không phải dạng thủ hình của carbon?

A. than chì

B. thạch anh

C. kim cương

D. carbon vô định hình

Xem đáp ánĐáp án B

Câu 3. Cho carbon lần lượt tác dụng với Al, H2O, CuO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, KClO3, CO2 ở điều kiện thích hợp. Số phản ứng mà trong đó carbon đóng vai trò chất khử là

A. 6.

B. 4.

C. 7.

D. 5.

Xem đáp ánĐáp án A

C thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa

→ H2O , CuO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, KClO3 , CO2

C + 2H2O → CO2 + 2H2

2CuO + C → 2Cu + CO2

C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O

C + 2H2SO4 → 2SO2 + CO2 + 2H2O

2KClO3 + 3C → 2KCl + 3CO2

C + CO2 → 2CO

Câu 4. Nhận định nào sau đây sai?

A. Carbon monoxide không tạo ra muối và là một chất khử mạnh.

B. Ở nhiệt độ cao cacbon có thể khử được tất cả cac oxide kim loại giải phóng kim loại.

C. than gỗ được dùng để chế thuốc súng, thuốc pháo, chất hấp phụ.

D. than muội được dùng để làm chất độn cao su, sản xuất mực in, xi đánh giầy.

Xem đáp ánĐáp án B

B sai vì carbon chỉ khử được oxide của các kim loại đứng sau nhôm trong dãy hoạt động hóa học.

Câu 5. Cho m gam than (C) tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 12,395 lít hỗn hợp X gồm 2 khí (đkc) (NO2 là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

A. 1,2.

B. 6.

C. 2,5.

D. 3.

Xem đáp ánĐáp án A

Phương trình hóa học

C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O

x → x → 4x

5x = 0,5 => x = 0,1 => m = 1,2 gam

Câu 6. Ở nhiệt độ cao, Carbon monoxide (CO) có thể khử tất cả các oxide trong dãy nào sau đây?

A. CuO, FeO, Al2O3, Fe2O3.

B. MgO, Fe3O4, CuO, PbO.

C. CaO, CuO, ZnO, Fe3O4.

D. CuO, FeO, PbO, Fe3O4

Xem đáp ánĐáp án D

CO có thể khử được oxide của kim loại trừ Zn trở xuống

Loại A,C,D vì CO không khử được CaO,MgO, Al2O3

Câu 7. Nhận xét nào sau đây không đúng về H2SO4?

A. H­­2SO4 tan tốt trong nước

B. Ở điều kiện thường H2SO4 là chất rắn.

C. H2SO4 có tính acid mạnh.

D. H2SO4 đặc có tính háo nước.

Xem đáp ánĐáp án B

Câu 8. Trong các phản ứng sau đây, hãy chọn câu kết luận không đúng về H2SO4:

A. H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit

B. Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc dễ gây bỏng nặng

C. H2SO4 đặc là chất hút nước mạnh

D. Khi pha loãng axit sunfuric đặc, chỉ được cho từ từ nước và acid

Xem đáp ánĐáp án D

Khi pha loãng dung dịch acid đặc, ta cần đổ từ từ axit vào nước, do acid H2SO4 đặc là một chất rất háo nước, nên nếu không cẩn thận và biết cách xử lý sẽ dễ dàng gây nên bỏng

Câu 9. Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (III) sau khi phản ứng kết thúc?

A. Cho Fe vào dung dịch HCl dư.

B. Cho Fe(OH)2​ vào dung dịch HCl dư.

C. Cho FeO vào dung dịch H2​SO4​ loãng, dư.

D. Cho Fe vào dung dịch H2​SO4​ đặc nóng, dư.

Xem đáp ánĐáp án D

A. Fe + HC l→ FeCl2 + H2

B. Fe(OH)2 + HCl → FeCl2 + H2O

C. FeO + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2O

D. Fe + H2SO4 đặc nóng dư → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Câu 10. Nhận xét nào sau đây không đúng về H2SO4?

A. H­­2SO4 tan tốt trong nước

B. Ở điều kiện thường H2SO4 là chất rắn.

C. H2SO4 có tính acid mạnh.

D. H2SO4 đặc có tính háo nước.

Xem đáp ánĐáp án B

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Muốn pha loãng acid H2SO4 đặc, ta rót nước vào acid.

B. Lưu huỳnh trioxide vừa có tính oxi hóa vừa có tỉnh khử.

C. Hầu hết các muối sulfate đều không tan.

D. Acid H2SO4 đặc có tính háo nước mạnh, nên khi sử dụng phải hết sức thận trọng.

Xem đáp ánĐáp án D

Acid H2SO4 đặc có tính háo nước mạnh, nên khi sử dụng phải hết sức thận trọng.

Câu 12. Cho các nhận định sau:

(1). Có thể điều chế HX bằng phản ứng giữa NaX với H2SO4 đặc

(2). Có thể điều chế X2 bằng phản ứng giữa HX đặc với KMnO4.

(3). Phản ứng của dung dịch HX với Fe2O3 đều là phản ứng trao đổi.

(4). Đi từ F tới I nhiệt độ sôi tăng dần, nhiệt độ nóng chảy tăng dần, màu sắc đậm dần.

(5). Trong tự nhiên Chlorine chủ yếu tồn tại ở dạng đơn chất.

(6). Trong công nghiệp người ta sản xuất clo bằng cách điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp.

(7). Fluorine được dùng làm chất oxi hóa cho nhiên liệu lỏng dùng trong tên lửa.

(8). Fluorine được sử dụng trong công nghiệp hạt nhân để làm giàu 235U.

Số phát biểu đúng là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Xem đáp ánĐáp án A

(4). Đi từ F tới I nhiệt độ sôi tăng dần, nhiệt độ nóng chảy tăng dần, màu sắc đậm dần.

(6). Trong công nghiệp người ta sản xuất clo bằng cách điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp.

(7). Fluorine được dùng làm chất oxi hóa cho nhiên liệu lỏng dùng trong tên lửa.

(8). Fluorine được sử dụng trong công nghiệp hạt nhân để làm giàu 235U.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây là chính xác

A. Tất cả các muối carbonate đều bị nhiệt phân trừ các muối carbonate của kim loại kiềm.

B. Tất cả các muối carbonate đều bị nhiệt phân.

C. Tất cả các muối carbonate đều không tan trong nước.

D. Tất cả các muối carbonate đều tan trong nước.

Xem đáp ánĐáp án A

A đúng

B sai vì các muối carbonate của kim loại kiềm bền với nhiệt, không bị nhiệt phân

C sai vì các muối carbonate của kim loại kiềm tan được trong nước

D sai vì hầu hết các muối carbonate đều không tan trừ các muối carbonate của kim loại kiềm

Câu 14. Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp gồm Fe2O3, CuO, MgO, Al2O3 (nung nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là

A. Al2O3, Cu, MgO, Fe.

B. Al, Fe, Cu, Mg.

C. Al2O3, Cu, Mg, Fe.

D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO

Xem đáp ánĐáp án A

Khí CO chỉ khử được các oxide kim loại đứng sau Al ⇒ khử được CuO và Fe2O3

---------------------------------

Từ khóa » H2so4 Loãng + Co2