C/O FORM D DÙNG KHI NÀO VÀ CÁC THỦ TỤC ĐỂ ĐƯỢC CẤP
Có thể bạn quan tâm
C/O Form D xuất hàng qua những quốc gia nào?
C/O form D áp dụng cho hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT. Khi người nhập khẩu xuất trình được C/O form D với cơ quan hải quan, họ sẽ được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu (đối với phần lớn mặt hàng thì thuế nhập khẩu là 0%). Chính vì thế, khi xuất khẩu hàng đi các quốc gia Đông Nam Á, nhà nhập khẩu luôn yêu cầu nhà xuất khẩu phải cung cấp C/O này. Đây là một lợi thế và thúc đẩy giao thương trong khối ASEAN phát triển.
C/O form D là gì?
- Đầu tiên chúng ta cùng nhắc lại một chút về khái niệm C/O. C/O (Certificate of Origin) là loại chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Chứng từ này được cấp dựa trên hiệp định thương mại tự do FTA, được ký kết đa phương hoặc song phương.
- Trong đó, C/O form D là chứng từ chứng nhận xuất xứ áp dụng cho các loại hàng hóa xuất khẩu sang các nước thành viên ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.
- Khi người nhập khẩu hàng hóa xuất trình được C/O form D cho cơ quan hải quan thì hàng hóa sẽ được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu (Phần lớn các loại mặt hàng sẽ được áp thuế nhập khẩu 0%). Chính vì vậy, khi hàng hóa được xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á (các nước thành viên ASEAN) thì bên nhập khẩu luôn yêu cầu bên xuất khẩu cung cấp C/O form D này. Có thể coi đây là một phương án thúc đẩy và phát triển giao thương trong khối ASEAN hiện tại và trong tương lai.
Các giấy tờ cần thiết để được cấp giấy chứng nhận xuất xứ C/O form D
- Vận đơn đường biển Bill of Lading: Sao y bản chính (Phần lớn xuất hàng đi Đông Nam Á, nhà xuất khẩu dùng surender bill. Bộ công thương yêu cầu sao y bản chính sur BL chứ draft BL không được chấp nhận. Mình từng chứng kiến nhiều trường hợp chỉ vì nhầm lẫn này mà các bạn đi xin C/O phải chạy về công ty bổ sung).
- Hóa đơn thương mại Commercial Invoice: Bản gốc.
- Phiếu đóng gói Packing List: Bản gốc.
- Tờ khai hải quan: Sao y bản chính (phải là TKHQ thông quan).
- Bản giải trình quy trình sản xuất: Sao y bản chính (Giải trình quy trình sản xuất ra sản phẩm từ các nguyên vật liệu đầu vào).
- Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu: Sao y bản chính (Thể hiện rõ trong sản phẩm có bao nhiêu % nguyên liệu A, bao nhiêu % nguyên liệu B…).
- Hóa đơn mua bán nguyên vật liệu: Sao y bản chính (trong trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu trong nước) hoặc tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu (trong trường hợp doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu).
- Hóa đơn mua bán sản phẩm xuất khẩu: Sao y bản chính + mang bản gốc để đối chiếu (trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu là công ty thương mại, không trực tiếp sản xuất mà mua sản phẩm về đề xuất khẩu đi).
- Đơn đề nghị cấp C/O: Mẫu Phụ lục 10 – Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN.
- Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Công văn cam kết; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm. Tuỳ từng mặt hàng, cán bộ C/O sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cung cấp các giấy tờ này.
- Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải khai online trên hệ thống cấp C/O của Bộ công thương: http://www.ecosys.gov.vn/Default.aspx. Sau khi cán bộ C/O duyệt online và cấp cho doanh nghiệp mã số CO thì doanh nghiệp in mã số đó lên trên form C/O.
Nội dung trên giấy chứng nhận xuất xứ C/O
Hình dưới là một C/O form D mẫu
- Mục 1: Thông tin công ty xuất khẩu: Tên, địa chỉ, tel, fax
- Mục 2: Thông tin công ty nhập khẩu: Tên, địa chỉ, tel, fax
- Mục 3: Tên, số hiệu phương thức vận chuyển, ngày tàu chạy, cảng đi, cảng đến
- Mục 4: Để trống
- Mục 5: Số mục (có thể để trống)
- Mục 6: Ký mã hiệu (có thể ghi số cont/seal hay số kiện đóng gói)
- Mục 7: Mô tả hàng hóa: Số đơn hàng, số L/C, tên hàng, đóng gói, mã HS…
- Mục 8: Tiêu chuẩn xuất xứ: Xem ở trang sau C/O để chọn. Tùy loại hàng mà có từng tiêu chuẩn riêng.
- Mục 9: Trọng lượng tổng và giá trị FOB của lô hàng (Bằng số, bằng chữ)
- Mục 10: Số và ngày của invoice
- Mục 11: Xác nhận của công ty xuất khẩu
- Mục 12: Xác nhận của công ty nhập khẩu
- Mục 13: Loại C/O (Thông thường là Issued Retroactively)
- Số Reference: Như trước thì số này do Bộ công thương tự đóng cho doanh nghiệp nhưng quy định mới thì doanh nghiệp phải khai báo online trên hệ thống cấp cấp C/O Bộ cộng thương và sau đó tự in số này trên form C/O
Một bộ C/O form D gồm 3 tờ (Original, Duplicate và Triplicate) có giá 40k/bộ mua ở tổ cấp C/O của Bộ công thương. Trong trường hợp bộ chứng từ hợp lệ và đầy đủ, doanh nghiệp được cấp C/O ngay trong buổi nộp hồ sơ xin cấp. Trong trường hợp xin cấp lại C/O, doanh nghiệp phải làm đơn xin cấp lại C/O và nộp lại form C/O đã được cấp cùng toàn bộ các giấy tờ cần thiết như đã liệt kê ở trên.
Hướng dẫn cách kê khai thông tin C/O form D
Khi kê khai các thông tin trong C/O form D bạn chú ý phải khai đúng và chi tiết thông tin về hàng hóa cũng như các thông tin về người gửi hàng và người nhận hàng. Nếu không C/O form D có thể sẽ không được cấp và không được chấp nhận. Trong C/O form D sẽ được chia thành 2 phần chính cụ thể như sau:
Dòng trên cùng bên phải
Đây là phần để ghi số tham chiếu được cấp bởi Tổ chức cấp C/O. Số tham chiếu này có định dạng gồm 13 ký tự, được chia thành 5 nhóm cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Tên của nước xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”
- Nhóm 2: Tên của nước nhập khẩu. Đây là tên của các nước thành viên ASEAN và được viết tắt bằng 2 ký tự, quy ước viết tắt như sau: Brunei (BN), Campuchia (KH), Indonesia (ID), Lào (LA), Malaysia (MY), Myanmar (MM), Philippines (PH), Singapore (SG), Thái Lan (TH).
- Nhóm 3: phần này sẽ biểu thị C/O, bao gồm 02 ký tự. Ví dụ năm cấp C/O form D là năm 2021 thì nhóm này sẽ ghi là “21”
- Nhóm 4: Đây là phần ghi tên của Tổ chức cấp C/O, bao gồm 02 ký tự. Danh sách tên các tên tổ chức cấp C/O đã được quy định tại Phụ lục XIII và bộ Công Thương sẽ thường xuyên cập nhật thay đổi nếu có
- Nhóm 5: Đây là số thứ tự của C/O form D được cấp, bao gồm 05 ký tự
Có một số quy ước nhỏ bạn cần phải lưu ý đối với phần này là giữa nhóm 1 và nhóm 2 sẽ ngăn cách bằng dấu gạch ngang “-” và giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 sẽ phân cách bằng dấu gạch chéo “/”.
Các ô kê khai thông tin hàng hóa, người gửi, người nhận
- Ô số 1: Thông tin giao dịch của người xuất khẩu bao gồm tên, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu (Việt Nam). Thông tin ở phần này phải trùng với thông tin ở Invoice và Vận đơn (Bill of Lading).
- Ô số 2: Thông tin người nhận hàng bao gồm tên, địa chỉ, tên quốc gia của người nhận. Tương tự thông tin về người xuất khẩu, thông tin về người nhập khẩu hay người nhận hàng phải trùng hợp với thông tin ở Invoice và Vận đơn (Bill of Lading).
- Ô số 3: Các thông tin về tên phương thức vận tải, nơi hàng bắt đầu đi, ngày bắt đầu khởi hành, cảng hàng đến và tên của phương tiện vận tải.
- Ô số 4: Bạn sẽ để trống ô này bởi đây là ô dành cho cơ quan chức năng của nước nhập khẩu ghi thông tin (For Official Use): Hàng được hưởng ưu đãi (Preferent treatment given) hoặc không được ưu đãi (Preferent treatment not given) sẽ được cơ quan đánh dấu vào ô thích hợp.
- Ô số 5: Đánh số thứ tự các loại mặt hàng. Mỗi mặt hàng cần được đánh số thứ tự riêng nếu có nhiều loại mặt hàng xuất hiện trong 1 C/O
- Ô số 6: Đây là ô để bạn ghi thông tin ký hiệu và số hiệu của kiện hàng.
- Ô số 7: Ở ô này bạn sẽ ghi các thông tin bao gồm: số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (mô tả số lượng và mã HS tại của hàng hóa tại nước nhập khẩu).
- Ô số 8: Đây là phần để bạn ghi các thông tin về tiêu chí hàng hóa. Cụ thể:
- Ô số 9: Tại ô này bạn sẽ ghi các thông tin về trọng lượng cả bao bì của hàng hóa (hoặc là số lượng khác). Cùng với đó là giá trị FOB nếu bạn sử dụng các tiêu chí RVC để xác định xuất xứ của hàng hóa.
- Ô số 10: Tại ô này sẽ là các thông tin về số và ngày của hóa đơn thương mại.
- Ô số 11: Tại ô này bạn sẽ ghi các thông tin cụ thể như sau:
- Dòng thứ nhất bạn ghi chữ “VIET NAM”.
- Dòng thứ hai bạn ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu bằng chữ in hoa.
- Dòng thứ ba bạn ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, và chữ ký của người đề nghị.
- Ô số 12: Đây sẽ là ô dành cho các cán bộ tổ chức cấp C/O ghi thông tin. Các thông tin tại ô này sẽ bao gồm: ngày tháng năm cấp C/O form D, chữ ký của cán bộ cấp và con dấu của tổ chức cấp C/O.
- Ô số 13: Tại ô này sẽ thể hiện các nội dung như:
- Đánh dấu √ vào ô “Third Country Invoicing” nếu hóa đơn thương mại do công ty có trụ sở tại nước thứ 3 mà không phải nước thành viên phát hành. Hoặc cũng có thể phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước ASEAN với lô hàng của công ty đã được chỉ định giao. Các thông tin về tên của công ty phát hành, tên quốc gia công ty đó hoạt động sẽ được ghi vào ô số 7.
- Đánh dấu √ vào ô “Back-to-Back CO” nếu tổ chức cấp C/O của nước thứ 3 trung gian cấp C/O giáp lưng theo Điều 11, Phụ lục VII.
- Đánh dấu √ vào ô “Exhibitions” nếu hàng hóa được gửi từ nước thành viên, xuất khẩu để tham gia triển lãm tại một nước khác, đồng thời cũng được bản trong quá trình triển lãm hoặc sau triển lãm để nhập khẩu vào một nước thành viên khác (theo Điều 22 của Phụ lục VII). Lúc này sẽ cần ghi thêm tên và địa chỉ nơi triển lãm tại ô số 2.
- Đánh dấu √ vào ô “Issued Retroactively” nếu C/O được cấp sau vì các lý do quy định theo khoản 2 Điều 10 của Phụ lục VII.
- Đánh dấu √ vào ô “Accumulation” nếu hàng hóa có xuất xứ từ một nước thành viên được dùng làm nguyên liệu sản xuất tại lãnh thổ của một nước thành viên khác.
- Đánh dấu √ vào ô “Partial Accumulation” nếu hàm lượng giá trị khu vực của nguyên liệu nằm trong mức từ 20 đến 40% và C/O được cấp với mục đích cộng gộp dựa theo khoản 2 Điều 6 Phụ lục I.
- Đánh dấu √ vào ô “De Minimis” nếu hàng hóa không đáp ứng được các tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa vì lý do một số nguyên liệu có mã HS trùng mã HS của sản phẩm nhưng tỉ lệ trùng không quá 10% giá trị FOB của sản phẩm theo quy định tại Điều 9, Phụ lục I.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu thêm về C/O form D là gì, cách chuẩn bị hồ sơ và các nội dung thể hiện trên C/O. So với C/O form A, form B thì C/O form D có một vài điều khác biệt. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!
Từ khóa » Cz ở Nước Nào
-
.cz – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cộng Hòa Séc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Changpeng Zhao Là Ai? Tiểu Sử Nhà Sáng Lập Sàn Giao Dịch Binance.
-
Changpeng Zhao (CZ) Là Ai? Tất Tần Tật Thông Tin Về CEO Binance
-
Hành Trình CZ đến Các Quốc Gia Trên Thế Giới - MarginATM
-
CZ Là Ai? Tiểu Sử & Thông Tin Của Changpeng Zhao - CEO Binance
-
Changpeng Zhao (CZ) Là Ai? Từ Nhân Viên Trạm Xăng đến Tỷ Phú ...
-
VÀI NÉT VỀ CỘNG HÒA SÉC - CzechTrade Offices
-
Changpeng Zhao Là Ai? Người Xây Dựng đế Chế Khổng Lồ Chỉ Trong 7 ...
-
Changpeng Zhao (CZ) Là Ai? Tất Tần Tật Về CEO CZ Binance
-
Changpeng Zhao (CZ) Là Ai? Hành Trình Trở Thành Thành Tỷ Phú Số 1 ...
-
Đá CZ Là Gì? Có Bền Không? So Sánh đá CZ Với Kim Cương ...
-
IPhone Mã KH/A Của Nước Nào? Dùng Có Tốt Không? Có Nên Mua ...
-
Thời Gian ở Cộng Hòa Séc Hiện Tại