C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2OC2H5OH ra CH3COOHBài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

C2H5OH O2: Điều chế acetic acid từ ethylic alcohol

  • 1. Phương trình phản ứng điều chế acetic Acid từ ethylic alcohol
    • C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
  • 2. Điều kiện phản ứng C2H5OH ra CH3COOH
  • 3. Cách thực hiện phản ứng Phản ứng C2H5OH ra CH3COOH
  • 4. Thông tin thêm điều chế acetic Acid
  • 5. Bài tập vận dụng liên quan 

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng phản ứng, đây cũng là một phản ứng quan trọng dùng để Điều chế acetic Acid từ ethylic alcohol, đây cũng là phương pháp điều chế acetic Acid trong nghiệp phổ biến nhất. Mời các bạn tham khảo.

1. Phương trình phản ứng điều chế acetic acid từ ethylic alcohol

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

2. Điều kiện phản ứng C2H5OH ra CH3COOH

Điều kiện khác: men giấm

3. Cách thực hiện phản ứng Phản ứng C2H5OH ra CH3COOH

Để sản xuất giấm ăn, người ta thường dùng phương pháp lên men dung dịch rượu ethanol loãng

4. Thông tin thêm điều chế acetic Acid

CH3COOH chính là giấm ăn, và đây cũng là phương pháp sản xuất giấm ăn bằng cách lên men dung dịch rượu ethanol loãng

Các phương pháp điều chế axit axetic

Trong công nghiệp, đi từ Butane C4H10

2C4H10 + 3O2 (xúc tác, to) → 4CH3COOH + 2H2O

Để sản xuất giấm ăn, người ta thường dùng phương pháp lên men dung dịch rượu  ethanol loãng

CH3CH2OH + O2 → CH3COOH + 2H2O

Chú ý: Những hợp chất hữu cơ phân tử có chứa nhóm -COOH, có công thức thức CnH2n+1COOH được gọi là carboxylic acid no đơn chức và cũng có tính chất tương tự acetic Acid

5. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Số đồng phân acid ứng với công thức C4H8O2 là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 6.

Xem đáp ánĐáp án A

Vậy ester là ester no, đơn chức, mạch hở

Các công thức cấu tạo là:

HCOOCH2CH2CH3

HCOOCH(CH3)-CH3

CH3COOCH2CH3

CH3CH2COOCH3

Vậy có tất cả 4 đồng phân ester ứng với công thức phân tử C4H8O2.

Câu 2. Công thức chung của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2nO2.

B. CnH2n+2O2.

C. CnH2n+1O2.

D. CnH2n-1O2.

Xem đáp ánĐáp án A

Câu 3. Dãy chất tác dụng với acetic acid  là

A. ZnO; Cu(OH)2; Cu; CuSO4; C2H5OH.

B. CuO; Ba(OH)2; Zn; Na2CO3; C2H5OH.

C. Ag; Cu(OH)2; ZnO; H2SO4; C2H5OH.

D. H2SO4; Cu(OH)2; C2H5OH; C6H6; CaCO3.

Xem đáp ánĐáp án B

Câu 4. Cho các nhận định sau:

(a) Acetic acid  có khả năng phản ứng được với Methanol, Methylamine và Mg kim loại.

(b) Độ pH của Glycine nhỏ hơn Dimethylamine.

(c) Dung dịch Methylamine và glutamic acid đều làm hồng dung dịch phenoltalein.

(d) CH5N có số đồng phân cấu tạo nhiều hơn CH4O.

Số nhận định đúng là

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Xem đáp ánĐáp án D

Chọn đáp án D

(a) Đúng

CH3COOH + CH3OH (xt: H2SO4 đặc, to) ⇄ CH3COOCH3 + H2O

CH3COOH + CH3NH2 → CH3COOH3NCH3

2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2

(b) Đúng vì Glycine có pH = 7 và methylamine có pH > 7.

(c) Sai vì Glu có pH < 7 nên không làm đổi màu phenolphtalein.

(d) Sai vì đều có 1 đồng phân cấu tạo (CH3NH2 và CH3OH).

⇒ (a) và (b ) đúng

Câu 5. Hòa tan 20 gam CaCO3 vào dung dịch CH3COOH dư. Thể tích CO2 thoát ra (đkc) là

A. 4,958 lít.

B. 9,916 lít.

C. 7,437 lít.

D. 2,479 lít.

Xem đáp ánĐáp án A

Số mol của CaCO3 là:

nCaCO3 = 20: 100 = 0,2 mol

Phương trình phản ứng:

CaCO3 + 2CH3COOH → CH3COO2Ca + CO2 + H2O

0,2               →  0,2                            → 0,2 mol

Theo phương trình phản ứng ta có:

nCO2 = 0,2 mol

Thể tích CO2 thoát ra ở điều kiện chuẩn là

VCO2 = 0,2.24,79 = 4,958 lít

Câu 6. Dung dịch acetic Acid không phản ứng được với

A. Mg.

B. NaOH.

C. NaHCO3.

D. NaNO3.

Xem đáp ánĐáp án D

A. Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2

B. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

C. 15CH3COOH + 10NaHCO3 → 10CH3COONa + 2H2O + 20CO2

Câu 7. Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp:

(1) Lên men giấm ethyl alcohol.

(2) Oxi hóa không hoàn toàn Acetaldehyde.

(3) Oxi hóa không hoàn toàn butane.

(4) Cho methanol tác dụng với Carbon Oxide.

Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo acetic Acid là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Xem đáp ánĐáp án D

Câu 8. Dãy số gồm các chất có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái qua phải là:

A. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.

B. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.

C. CH3CHO, C2H6, C2H5OH, CH3COOH.

D. C2H6, CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.

Xem đáp ánĐáp án B

C2H6 và CH3CHO không có liên kết hiđro nên có tos < akcohol và acid. Mà phân tử khối của

C2H6 < CH3CHO nên tos của C2H6 < CH3CHO.

Liên kết hydrogen của CH3COOH bền hơn C2H5OH nên tos của CH3COOH > C2H5OH.

Như vậy, nhiệt độ sôi của C2H6< CH3CHO < C2H5OH < CH3COOH

Câu 9: Ứng dụng nào sau đây không phải của acetic Acid?

A. Pha giấm ăn

B. Sản xuất dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc diệt côn trùng

C. Sản xuất cồn

D. Sản xuất chất dẻo, tơ nhân tạo

Xem đáp ánĐáp án C

Câu 10: Để phân biệt C2H5OH và CH3COOH, ta dùng hóa chất nào sau đây là đúng?

A. Na

B. Dung dịch AgNO3

C. CaCO3

D. Dung dịch NaCl

Xem đáp ánĐáp án C

Để phân biệt C2H5OH và CH3COOH ta dùng CaCO3

Vì CH3COOH phản ứng với CaCO3 tạo ra khí

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

Câu 11: Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp:

(1) Lên men giấm ethyl alcohol

(2) Oxi hóa không hoàn toàn Acetaldehyde

(3) Oxi hóa không hoàn toàn Butane

(4) Cho methanol tác dụng với carbon oxide

Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo ra acetic Acid là?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp ánĐáp án D

Câu 12: Yếu tố nào không làm tăng hiệu suất phản ứng ester hóa giữa acetic acid và ethanol?

A. Dùng H2SO4 đặc làm xúc tác

B. Chưng cất ester tạo ra

C. Tăng nồng độ acid hoặc alcohol

D. Lấy số mol alcohol và acid bằng nhau

Xem đáp ánĐáp án D

Câu 13: Vì sao nhiệt độ sôi của acid thường cao hơn ancol tương ứng?

A. Vì ancol không có liên kết hydrogen, acid có liên kết hydrogen

B. Vì liên kết hydrogen của acid bền hơn của alcohol

C. Vì khối lượng phân tử của acid lớn hơn

D. Vì axit có 2 nguyên tử oxygen

Xem đáp ánĐáp án B

Nhiệt độ sôi của acid thường cao hơn ancol có cùng số nguyên tử carbon là do liên kết hydrogen của acid bền hơn của alcohol.

Câu 14. Thực hiện thí nghiệm sau: nhỏ từ từ dung dịch acetic acid vào cốc đựng một mẩu đá vôi. Sau phản ứng có hiện tượng gì xảy ra

A. Mẩu đá vôi tan dần do acetic acid mạnh hơn carbonic acid, không thấy có khí thoát ra.

B. mẩu đá vôi tan dần do acetic acid mạnh hơn carbonic acid, thấy có khí không màu thoát ra.

C. Mẩu đá vôi tan dần, thấy có khí màu lục nhạt thoát ra.

D. mẩu đá vôi không thay đổi do acetic acid yếu hơn carbonic acid

Xem đáp ánĐáp án B

Mẩu đá vôi tan dần do acetic acid mạnh hơn carbonic acid, thấy có khí không màu thoát ra.

CaCO3 + 2CH3COOH →(CH3COO)2Ca + H2O + CO2

Câu 15. So sánh nhiệt độ sôi của các chất: acetic acid (CH3COOH) , Aceton (CH3COCH3), propane (CH3CH2CH3), ethanol (C2H5OH)

A. CH3COOH > CH3CH2CH3 > CH3COCH3 > C2H5OH

B. C2H5OH > CH3COOH >CH3CH2CH3 > CH3COCH3

C. CH3COOH > C2H5OH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3

D. C2H5OH > CH3COCH3 > CH3COOH > CH3CH2CH3

Xem đáp ánĐáp án C

Những chất tạo được liên kết H liên phân tử càng bền vững thì có nhiệt độ sôi càng cao:

CH3COOH > C2H5OH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3

Câu 16. Rượu etylic có tính chất hóa học đặc trưng là do

A. trong phân tử rượu có 6 nguyên tử hiđro.

B. trong phân tử rượu có 1 nguyên tử oxi.

C. trong phân tử rượu chỉ có liên kết đơn.

D. trong phân tử rượu có nhóm –OH.

Xem đáp ánĐáp án D

Trong phân tử rượu có 1 nguyên tử H không liên kết với nguyên tử C mà liên kết với nguyên tử O, tạo ra nhóm –OH. Chính nhóm –OH này làm cho rượu có tính chất hóa học đặc trưng.

Câu 17. Rượu ethanol cháy trong không khí, hiện tượng quan sát được là

A. ngọn lửa màu xanh, không tỏa nhiệt

B. ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt

C. ngọn lửa màu vàng, tỏa nhiều nhiệt

D. ngọn lửa màu đỏ, tỏa nhiều nhiệt

Xem đáp ánĐáp án B

Câu 18. Nhận xét đúng về khí ethylene

A. Là chất khí không màu, có mùi hắc

B. Là chất khí không mùi, ít tan trong nước

C. Là chất khí nặng hơn không khí

D. Là chất khí không màu, ít tan trong nước

Xem đáp ánĐáp án D

Ethylene là chất khí không màu , không mùi , ít tan trong nước , nhẹ hơn không khí.

Câu 19. Cho chất Formaldehyde (HCHO) và acetic Acid (CH3COOH), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau :

A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.

B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.

C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.

D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất.

Xem đáp ánĐáp án B

Công thức đơn giản nhất của Formaldehyde: CH2O

Công thức đơn giản nhất của acetic Acid: CH2O

=> 2 chất khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất

.......................

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

  • C2H4 + H2O → C2H5OH
  • C2H5OH → C2H4 + H2O
  • C6H12O6 → C2H5OH + CO2
  • CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
  • CH4 + O2 → H2O + HCHO
  • CH3CHO + H2 → C2H5OH
  • CH3COOH + Na → CH3COONa + H2
  • CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2
  • CH3COONa + HCl → CH3COOH + NaCl
  • CH3COOH + NaHCO3 → CH3COONa + H2O + CO2

Từ khóa » điều Chế C2h5oh Ra Ch3cooh