C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O - Phenol NaOH
Có thể bạn quan tâm
C6H5OH ra C6H5ONa: Phenol tác dụng với NaOH
- 1. Phương trình phản ứng C6H5OH+ NaOH
- C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
- 1. Điều kiện phản ứng Phenol tác dụng NaOH
- 2. Cách thực hiện phản ứng Phenol tác dụng NaOH
- 3. Mở rộng phản ứng C6H5OH tác dụng với NaOH ra C6H5ONa
- 4. Bài tập vận dụng liên quan
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O được VnDoc biên soạn là phản ứng hóa học giữa phenol và dung dịch NaOH, cũng như giải đáp câu hỏi Phenol có tác dụng với NaOH không. Hy vọng nội dung dưới đây sẽ giúp các bạn viết và cân bằng đúng phương trình hóa học Phenol tác dụng với NaOH. Mời các bạn tham khảo.
1. Phương trình phản ứng C6H5OH+ NaOH
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
1. Điều kiện phản ứng Phenol tác dụng NaOH
Nhiệt độ: 43°C
2. Cách thực hiện phản ứng Phenol tác dụng NaOH
Cho NaOH tác dụng với C6H5OH
3. Mở rộng phản ứng C6H5OH tác dụng với NaOH ra C6H5ONa
Ngoài phương trình phản ứng hóa học trên các bạn có thể viết phương trình phản ứng phenol và NaOH dưới dạng công thức cấu tạo
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Phản ứng tạo kết tủa trắng của phenol với dung dịch Br2 chứng tỏ rằng
A. Phenol có nguyên tử hiđro linh động.
B. Phenol có tính axit.
C. ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc –C6H5 trong phân tử phenol
D. ảnh hưởng của gốc –C6H5 đến nhóm –OH trong phân tử phenol
Xem đáp ánĐáp án CBenzen không có phản ứng thế với dung dịch brom vào nhân thơm ở điều kiện thường.
Mà phenol phản ứng với dung dịch Br2 → ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc -C6H5 trong phân tử phenol
Câu 2. Hãy chọn các phát biểu đúng về phenol (C6H5OH)
(1). phenol có tính axit nhưng yếu hơn axit cacbonic;
(2). phenol làm đổi màu quỳ tím thành đỏ;
(3). hiđro trong nhóm –OH của phenol linh động hơn hiđro trong nhóm –OH của etanol,như vậy phenol có tính axit mạnh hơn etanol;
(4). phenol tan trong nước (lạnh ) vô hạn vì nó tạo được liên kết hiđro với nước
(5). axit picric có tính axit mạnh hơn phenol rất nhiều;
(6). phenol không tan trong nước nhưng tan tốt trong dd NaOH.
A. (1), (2), (3), (6).
B. (1), (2), (4), (6).
C. (1), (3), (5), (6).
D. (1), (2), (5), (6).
Xem đáp ánĐáp án C(2) sai vì phenol có tính axit rất yếu nên không làm đổi màu quỳ tím.
(4) sai vì phenol tan ít trong nước lạnh, tan vô hạn ở 66oC, tan tốt trong etanol, ete và axeton,...
Có 4 phát biểu đúng là (1), (3), (5), (6)
Câu 3. Cho Na tác dụng với etanol dư sau đó chưng cất đuổi hết etanol dư rồi đổ nước vào, cho thêm vài giọt quỳ tím thì thấy dung dịch
A. có màu xanh.
B. có màu đỏ
C. có màu hồng.
D. có màu tím.
Xem đáp ánĐáp án APhản ứng của etanol với natri:
CH3CH2OH (dư) + Na (hết) → CH3CH2ONa + 1/2H2
Sau khi chưng cất đuổi etanol, còn lại CH3CH2ONa, thêm nước vào có phản ứng
CH3CH2ONa + H2O → CH3CH2OH + NaOH
Dung dịch sẽ có màu xanh
Câu 4. Cho các chất sau: etanol, glixerol, etylen glicol. Chất không hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là
A. etylen glicol.
B. glixerol
C. etanol.
D. etanol và etylen glicol.
Xem đáp ánĐáp án C2C2H4(OH)2 + Cu(OH)2 → (C2H4(OHO))2Cu + 2H2O
Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 ⟶ 2H2O + [C3H5(OH)2O]2Cu
Câu 5. Nhỏ từ từ từng giọt brom vào ống nghiệm chứa dung dịch phenol hiện tượng quan sát được là
A. nước brom bị mất màu.
B. xuất hiện kết tủa trắng.
C. xuất hiện kết tủa trắng sau tan dần.
D. xuất hiện kết tủa trắng và nước brom bị mất màu.
Xem đáp ánĐáp án D: Phản ứng của dung dịch phenol với dd Br2 tạo kết tủa trắng là C6H2(OH)Br3 và làm mất màu nước brom.Câu 6: Phát biểu không đúng là:
A. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat
B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol
C. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic
D. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin
Xem đáp ánĐáp án C: Axit axetic mạnh hơn H2CO3 nên CO2 không thể phản ứng được với muối axetat để tạo axit axetic.Câu 7. Benzen không phản ứng với dung dịch brom nhưng phenol làm mất màu nâu đỏ của dung dịch brom nhanh chóng vì lí do nào sau đây?
A. Phenol có tính axit
B. Tính axit của phenol yếu hơn cả axit cacbonic
C. Phenol là dung môi hữu cơ phân cực hơn benzen
D. Do ảnh hưởng của nhóm -OH, cả vị trí ortho và para trong phenol trở nên giàu điện tích âm, tạo điều kiện cho tác nhân Br− nhanh chóng tấn công
Xem đáp ánĐáp án D: Phenol có khả năng dễ tham gia phản ứng thế với dung dịch Br2 vì có nhóm OH đẩy điện tử vào vòng benzen làm H trong vòng dễ bị thế.Câu 8. Người ta có thể điều chế phenol từ canxicacbua theo sơ đồ sau:
CaC2 → X → Y → Z → T → C6H5OH
Hãy chọn X, Y, Z, T phù hợp
A. X: C2H2; Y: C6H6; Z: C6H5Cl; T: C6H5ONa
B. X: C2H2; Y: C6H6; Z: C6H5-CH=CH2, T: C6H5ONa
C. X: C2H2; Y: C4H4; Z: C4H14; T: C6H5Cl
D. X: C2H2; Y: C4H4; Z: C6H5Cl; T: C6H5ONa
Xem đáp ánĐáp án ACaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2
CH≡CH \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)C6H6
C6H6 + Cl2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)C6H5Cl + HCl
C6H5Cl + 2NaOH ⟶ C6H5ONa + H2O + NaCl
Câu 9. Hóa chất để phân biệt: benzen, axetilen, striren là:
A. Dung dịch AgNO3
B. Dung dịch KMnO4, dung dịch AgNO3/NH3
C. Dung dịch phenolphthalein
D. Cu(OH)2
Xem đáp ánĐáp án BCâu 10. Nhận xét nào sau đây về phenol (C6H5OH) là không đúng?
A. Không bị oxi hóa khi để lâu trong không khí.
B. Phản ứng với nước Br2 tạo kết tủa.
C. Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím.
D. Tan được vào dung dịch KOH
Xem đáp ánĐáp án APhenol là hợp chất thơm tồn tại ở trạng thái tinh thể, ít tan trong nước nhưng để lâu trong không khí ẩm lại bị chảy rữa do hút nước, ngoài ra, nó còn dễ bị oxi hóa bởi oxi trong không khí chuyển thành màu hồng.
(hoặc dùng phương pháp loại trừ, B, C ,D hiển nhiên đúng)
Câu 11. Cho các phát biểu sau về phenol:
(a) phenol tan nhiều trong nước lạnh;
(b) phenol có tính axit nhưng phenol không làm đổi màu quỳ tím;
(c) phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc;
(d) nguyên tử H trong benzen dễ bị thế hơn nguyên tử H trong vòng benzen của phenol;
(e) cho nước brom vào phenol thấy xuất hiện kết tủa.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
Xem đáp ánĐáp án BCác phát biểu đúng là:
(b) phenol có tính axit nhưng phenol không làm đổi màu quỳ tím;
(c) phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc;
(e) cho nước brom vào phenol thấy xuất hiện kết tủa.
Câu 12. Nếu cho cùng một lượng chất tác dụng với Na hoặc với NaOH thì số mol X phản ứng bằng số mol NaOH và bằng số mol H2 sinh ra. X là
A. CH2(OH)CH2OH
B. HOC6H4-CH2OH
C. HOC6H4OH
D. Tất cả các chất trên.
Xem đáp ánĐáp án BSố mol X bằng số mol NaOH phản ứng => X chứa 1 nhóm –OH phenol
Số mol X bằng số mol H2 sinh ra => X chứa 2 nhóm –OH trong phân tử
=> X chứa 1 nhóm –OH phenol và 1 nhóm –OH ancol
Câu 13. Phản ứng giữa CO2 với dung dịch C6H5ONa xảy ra theo phương trình hóa học sau:
CO2 + H2O + C6H5ONa → C6H5OH + NaHCO3. Phản ứng xảy ra được là do phenol có:
A. tính oxi hóa mạnh hơn axit cacbonic
B. tính oxi hóa yếu hơn axit cacbonic
C. tính axit mạnh hơn axit cacbonic
D. tính axit yếu hơn axit cacbonic
Xem đáp ánĐáp án DDựa vào tính chất: axit mạnh hơn đẩy axit yếu hơn ra khỏi muối tạo thành muối mới và axit mới yếu hơn axit ban đầu.
Do đó axit cacbonic có tính axit mạnh hơn phenol.
Câu 14. Cho 15,8 gam hỗn hợp gồm CH3OH, C6H5OH tác dụng với dung dịch brom dư, thì làm mất màu vừa hết 48 gam Br2. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thì thể tích CO2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là
A. 16,80 lít.
B. 44,80 lít.
C. 22,40 lít.
D. 17,92 lít.
Xem đáp ánĐáp án DnBr2 = 48/160=0,3mol
C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓ + 3HBr
0,1 mol ← 0,3 mol
→ mC6H5OH = 0,1.94 = 9,4 gam
mCH3OH = 15,8 − 9,4 = 6,4 gam
nCH3OH = 6,4/32=0,2 mol
Bảo toàn nguyên tố C:
→ nCO2 = nCH3OH + 6.nC6H5OH = 0,2 + 6.0,1=0,8mol
→ VCO2(ktc) = 0,8.22,4 = 17,92 lít
.............................
>>Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan
- C6H5OH + Br2 → C6H2Br3OH + HBr
- C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3
- C6H5Br + NaOH → C6H5ONa + HBr
- C6H5CH3 + Br2 → C6H5CH2Br + HBr
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.
Từ khóa » Phenol Có Tác Dụng Với Natri Không
-
Phenol Có Tác Dụng Với NaOH Không ? - Đáp Án Chuẩn
-
[CHUẨN NHẤT] Phenol Tác Dụng Với Na? - TopLoigiai
-
C6H5OH + Na → C6H5ONa + H2 - THPT Sóc Trăng
-
Phenol Không Phản ứng Với Chất Nào Sau đây Naoh
-
C6H5OH + Na → C6H5ONa + 1/2H2 | Phương Trình Phản Ứng Hóa ...
-
Phenol – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tính Chất Hóa Học Và Công Thức Cấu Tạo Của Phenol C6h5OH
-
Phenol Là Gì? Tính Chất, điều Chế, Công Dụng Và Lưu ý Khi Sử Dụng
-
C6H5OH + Na | C6H5ONa + H2 | Cân Bằng Phương Trình Hóa Học
-
Bài 1 Trang 193 SGK Hóa Học 11
-
Bài 8.47 Trang 69 SBT Hóa 11 Nâng Cao: Bài 56. Luyện Tập : Ancol ...
-
Top 9 Phenol Có Tác Dụng được Với Na Không 2022
-
Phenol Là Gì? Phản Ứng Phenol Br2 Có Hiện Tượng Gì? - Marathon
-
Phenol - Wiki Là Gì