Cá Bảy Màu Bị Túm đuôi Nguyên Nhân Và Cách Chữa - GUPPY CITY

Nội dung bài viết

Toggle
  • Một số kinh nghiệm khi cá bảy màu bị túm vây
  • Một số nguyên nhân phổ biến làm cá bảy màu bị túm đuôi

Cá bảy màu hiện nay được rất nhiều người chơi quan tâm và dành thời gian để chăm sóc. Cá bảy màu hay còn gọi là cá guppy, là những chú cá nhỏ với nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau. Dựa trên màu sắc và những hoa văn trên thân, vây, tay bơi của chúng mà chúng được chia thành các loại và đặt các tên gọi khác nhau. Do cá guppy là loại cá nhỏ nên chúng rất nhạy cảm và dễ bị bệnh nếu như không được chăm sóc tốt. Cá bảy màu bị túm đuôi là một trong những bệnh hay gặp nhất mà cả người mới bắt đầu chơi và những người có kinh nghiệm đều gặp phải.

Ở bài viết này GUPPY CITY xin chia sẻ với bạn 1 chút kinh nghiệm trong việc phòng tránh và cách chữa trị bệnh này nếu các bạn có gặp phải. Hy vọng bạn có thể thấy bài viết này hữu ích.

Một số kinh nghiệm khi cá bảy màu bị túm vây

Cá bảy màu bị túm đuôi có nguy hiểm không? Có thể chữa được không?

Thứ nhất: Cá bảy màu bị túm đuôi rất nguy hiểm, nếu không có giải pháp nhanh và phát hiện sớm cá có thể bị chết sau vài ngày.

Cá bảy màu bị túm đuôi có lây cho cá khác trong đàn không? Cần làm gì khi phát hiện có cá bị túm đuôi? 

Túm đuôi có thể gây ra hiệu ứng domino để khiến tất cả những cá thể khác trong bể bị túm đuôi. Nếu không may, chỉ cần 1 chú cá trong bể của bạn bị túm đuôi, nếu bạn không tách chúng ra sớm mà vẫn giữ chúng trong bể nuôi với các cá thể khác, cả đàn cá guppy của bạn có thể bị lây bệnh sau một vài ngày. Chuẩn bị 1 chiếc cốc nhỏ thể tích khoảng 1 – 1,5 lít nước để tách cá ra, mỗi cốc có thể để 2 3 chú cá (nếu như bạn có nhiều hơn 1 chú cá không may bị túm đuôi). Bạn cần chuẩn bị thêm muối, xanh metylen hoặc môt số loại thuốc chuyên trị túm vây cho cá.

Một số loại thuốc chữa túm vây cho cá

Muối và xanh metylen mua ngoài hiệu thuốc nhé. Bạn tách cá ra những cốc nhỏ rồi cho muối với xanh metylen vào nhé. Để cá ở trong chỗ ít ánh sáng trong 2 – 3 ngày để cá nghỉ ngơi. Có thể cho cá ăn nhẹ nhàng trong thời gian này và thay một phần nước hàng ngày nhé. Nếu bạn cho cá ăn thì tránh để lại thức ăn thừa trong cốc dẫn đến làm hỏng nước nhé. 

Một số nguyên nhân phổ biến làm cá bảy màu bị túm đuôi

Cá mới mua về bị túm đuôi: đây là một trong nguyên nhân phổ biến nhất mà người chơi guppy hay gặp phải nhất. Khi bạn mua cá ở những tiệm cá không chuyên về guppy, người kinh doanh họ thường nhập cá về với số lượng lớn (có thể đến hàng trăm cặp cá 1 lần) và để tất cả ở trong những bể kính lớn với sục khí mạnh. Những chú cá cũng ít được cho ăn hoặc cho ăn không đủ trong nhiều ngày. Những chú cá bảy màu được chăm sóc như sẽ không thể cho sức khoẻ tốt được. Thường nếu chọn cá ở những nơi như vậy bạn sẽ chỉ mua được những chú cá đã yếu. 

Thả cá ở bể nuôi với mức nước quá cao hoặc dòng chảy mạnh: Cá bảy màu là loại cá nhỏ sống ở mặt nước. Đối với bể nuôi, bạn nên có lọc vi sinh nhỏ ở góc bể và 1 số cây thuỷ sinh nhỏ hay rong để cá có chỗ trú ẩn. Mức nước thích hợp nhất để nuôi cá 7 màu là từ 15 – 35 cm. Nếu bạn nuôi cá ở bể cao hơn bạn nên có thêm rong ở mặt nước để cho cá có chỗ trú và hạn chế dòng chảy của nước trong bể. Sủi hay lọc trong bể bạn cũng chỉ nên bật với mức vừa phải và nên để ở góc bể vì lọc sẽ chạy 24/7 nên không nhất thiết phải bật quá mạnh. Dòng chảy trong bể quá mạnh có thể làm yếu cá 7 màu, do cá phải bơi cả ngày trong bể không có thời gian nghỉ ngơi. Cá có thể bị túm vây nếu thả ở những bể nuôi có mực nước quá cao, hoặc dòng chảy mạnh. Bạn nên chú ý vấn đề này nhé. 

Quá nhiều hay quá ít ánh sáng hoặc ánh sáng quá mạnh: Bể nuôi nên có mức ánh sáng không quá mạnh, không quá yếu với thời gian chiếu sáng hợp lý. Thời gian chiếu sáng hợp lý cho cá là từ 14 – 18 tiếng một ngày, để cá có thời gian tìm kiếm thức ăn và thời gian để nghỉ ngơi. Chiếu ánh sáng quá mạnh nếu sử dụng loại đèn có công suất lớn có thể khiến cá bị stress và túm vây. Khi mua đèn cho bể cá bạn nên hỏi người bán xem loại đèn này công suất bao nhiêu, có phù hợp với bể nuôi và cá 7 màu ko? tại vì 1 số loại đèn phù hợp với bể thuỷ sinh và cho một số loại cây nhất định. Với các bể nuôi cỡ vừa và nhỏ, chi phí đầu tư cho đèn bể cá là từ khoảng 150 – 300k là bạn đã có 1 chiếc đèn như ý và khá pro rồi, không cần thiết các loại đèn chuyên dụng chi phí quá cao đâu nhé, và nhớ thời gian chiếu sáng hợp lý các bạn nhé. 

Bể nuôi lâu không được thay nước. Việc thay nước định kỳ mang lại rất nhiều tác dụng tuyệt với nếu bạn đang nuôi cá cảnh đặc biệt là cá bảy màu. Cá 7 màu thích nước mới (1 phần nước mới). Sau 1 thời gian, hàm lượng ammonia trong nước sẽ cao lên, đây là nguyên nhân khiến cá 7 màu của bạn bơi lờ đờ và chậm chạp. Việc ngộ độc ammonia diễn ra từ từ, nếu như không để ý sẽ rất khó để phát hiện ra. Việc thay nước định kỳ sẽ làm nước ổn định hơn và duy trì chất lượng trong bể nuôi, cá sẽ năng động hơn nữa. 

Mật độ cá trong bể. Việc thả quá nhiều cá trong bể có thể làm cá bị túm đuôi, và nhiều hậu quả khác. Đối với người mới chơi, việc thả quá nhiều cá trong 1 bể nhỏ khá phổ biến do bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Mật độ cá trong bể lớn sẽ dẫn đến thiếu oxi cho cá, hàm lượng chất thải từ cá lớn vi sinh trong nước không thể xử lý hết được, một số cá bị stress có thể gây stress domino cho các cá thể khác trong bể do mật độ quá lớn… Để tính mật độ thả cá hợp lý bạn có thể tính dựa trên thể tích của bể nuôi (Dài x Rộng x Cao) / 2 là ra số lượng cá thích hợp. Ví dụ bể của bạn có thể tích là 20 lít nước thì sẽ thả khoảng 10 chú cá 7 màu là tốt nhất nhé. Khoảng 1,5 – 2 lít nước cho 1 chú cá guppy nhỏ. 

Cá mái bị stress sau khi sinh: thời điểm sinh con và sau khi sinh con là thời điểm mà cá mái yếu nhất. Cá mái có thể bị túm vây, yếu đi sau và có thể chết sau một vài ngày hoặc chết trong khi sinh cá con. Để hạn chế tình trạng này bạn nên cho cá ăn đầy đủ trong thời gian mang thai. Khi thấy cá có dấu hiệu chuẩn bị sinh con, bạn nên tách cá ra 1 bể nhỏ với 1 ít rong trong bể để tạo môi trường an toàn sinh nở cho cá mẹ, cá con sinh ra cũng có chỗ trú ăn và tránh làm mồi cho cá lớn hơn. Cho cá ăn trong thời gian sinh cũng hạn chế việc cá mẹ ăn chính các chú cá con của mình. Khi lấy nước chuẩn bị cho bể ép đẻ, bạn nên lấy 1 chút nước của bể nuôi cũ với 1 phần nước mới để hạn chế việc sốc nước.

Thông tin: GUPPY CITY – Shop Cá bảy màu Hà Nội

  • Fanpage: https://www.facebook.com/HanoiGuppyCity
  • Website: www.cabaymau.net – www.guppycity.net
  • Shopee: https://shopee.vn/shop/729072/
  • Hotline: 0966.386.480
  • Địa chỉ shop: Số 56 Ngõ 52 Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, HN

Từ khóa » Cá Cảnh Bị Cụp Vây