Cá Bảy Màu Là Loài ăn Thịt Hàng đầu Mới? | Con Người Và Thiên Nhiên

ThienNhien.Net – Theo kết quả của một phân tích hóa học mới thì cá bảy màu (Poecilia reticulata) được đặt vào vị trí cao trong chuỗi thức ăn, thậm chí còn đứng trên một loài cá mập.

Phân tích của Phó Giáo sư Đại học Purdue (Hoa Kỳ), ông Greg Michalski dựa trên việc phân tích các nguyên tử ni-tơ có trọng lượng khác nhau, được gọi là đồng vị ni-tơ tích lũy trong cơ thể các loài. Các đồng vị ni-tơ nặng hơn – ni-tơ 15 (15N) – tích lũy tăng dần theo chuỗi thức ăn bởi cơ thể động vật thường bài tiết các dạng nhẹ hơn – ni-tơ 14 (14N), giữ lại ni-tơ nặng từ các loài động vật mà nó ăn thịt.

Theo mỗi cấp tăng dần trong chuỗi thức ăn, sự thay đổi tỷ lệ ni-tơ nặng/nhẹ sẽ biến chuyển theo hướng mà các đồng vị ni-tơ 15N sẽ chiếm ưu thế. Vì vậy, một loài thực vật sẽ có mức ni-tơ nặng thấp nhất, còn một loài ăn thịt hàng đầu, như cá mập hay loài hổ chẳng hạn, sẽ có mức ni-tơ nặng cao nhất.

Cá bảy màu Poecilia reticulata (Ảnh: Shutterstock.com)

Sau khi cùng học trò của mình kiểm tra các loại thủy sản, ông Greg Michalski nhận thấy rằng các động vật ăn lọc, như trai, biểu hiện mức 15N tương đối thấp, còn các loài cá đứng hàng đầu trong chuỗi thức ăn, như cá ngừ, cá kiếm, lại là những loài có mức 15N cao nhất.

Song, gây ngạc nhiên hơn cả vẫn là loài cá nước ngọt phổ biến – Poecilia reticulata – vì cơ thể chúng biểu hiện mức ni-tơ nặng cao chưa từng có. Đặc biệt, trong cơ thể cá bảy màu, người ta đã đo được số đồng vị ni-tơ nặng tăng 0,149% so với tỷ lệ ni-tơ nặng/nhẹ trong không khí, vượt lên cả tỷ lệ làm giàu ni-tơ của loài cá mập Thresher (0,143%).

Lý do nằm ở chính nguồn thức ăn của chúng, ông Greg Michalski giải thích. Thức ăn cho cá bảy màu thường là loại thức ăn nghiền và ép dạng vảy, được sản xuất từ những phế phẩm của ngành cá thương mại như đầu, ruột, vây cá… vốn đã chứa các đồng vị ni-tơ nặng. Thế nên, khi cá bảy màu ăn loại thức ăn nói trên, chúng sẽ tích lũy ngày càng nhiều các đồng vị nặng, đồng thời leo lên vị trí hàng đầu trong chuỗi thức ăn.

Bài liên quan:

  1. Tình nguyện trồng cây bản địa ở New Zealand
  2. Đánh giá dịch vụ hệ sinh thái với phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam
  3. Nhâm Dần 2022: Năm Hổ và câu chuyện nuôi hổ để “bảo tồn” tại Việt Nam
  4. Bẫy thú – Loại sát thủ động vật hoang dã quý hiếm
  5. Quản lý động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: Bất cập và khuyến nghị
  6. Nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm về động vật hoang dã
  7. Xu hướng áp dụng thuế carbon và bài học cho Việt Nam
  8. Làm rõ tác động của Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon đến Việt Nam
  9. Tham vấn công chúng và phát huy dân chủ
  10. Công bố Quốc tế lĩnh vực môi trường số 9-2022

Từ khóa » Cá Bảy Mang ăn Thịt Người