Cá Bình Tích (Cá Trân Châu) ăn Gì? Cách Nuôi Cá Bình Tích

Nội dung bài viết

  • 1 1. Đặc điểm của Cá bình tích (Cá trân châu)
  • 2 2. Các loại Cá bình tích (Cá trân châu)
    • 2.1 Cá bình tích đen (Hắc Molly)
    • 2.2 Cá binh tích vàng cam
    • 2.3 Cá bình tích trân châu trắng
    • 2.4 Cá bình tích trân châu muối tiêu
    • 2.5 Cá bình tích trân châu hoàng kim
  • 3 3. Cách nuôi Cá bình tích (Cá trân châu)
    • 3.1 Bể nuôi cá bình tích (cá trân châu)
    • 3.2 Lọc nước và ánh sáng
    • 3.3 Môi trường nước
    • 3.4 Số lượng Cá bình tích phù hợp trong bể
    • 3.5 Cách giúp Cá bình tích sống lâu
    • 3.6 Cá bình tích nuôi chung với cá gì?
  • 4 4. Cá bình tích (Cá trân châu) ăn gì
    • 4.1 Cho cá bình tích ăn như thế nào
  • 5 5. Cá bình tích đẻ
    • 5.1 Phân biệt cá bình tích trống và mái
    • 5.2 Cá bình tích có bầu, sắp đẻ
    • 5.3 Nuôi cá bình tích con
    • 5.4 Chọn giống lai của Cá bình tích trên thị trường
  • 6 Cá bình tích giá bao nhiêu
  • 7 Mua cá bình tích giá rẻ ở đâu

Cá bình tích hay còn được gọi là cá trân châu tuy có giá rẻ khoảng 2000 – 3000 VNĐ/con khi mua lẻ và được bày bán ở hầu hết các chợ và trước cổng trường tiểu học, trung học cơ sở… nhưng nó có sức hút riêng bởi vẻ đẹp và sự đa dạng màu sắc của nó. Đặc biệt cá bình tích rất thích hợp nuôi trong bể thủy sinh.

1. Đặc điểm của Cá bình tích (Cá trân châu)

Cá bình tích (tên khoa học là Poecilia latipinn) phân bổ chủ yếu ở Trung Mỹ, là loài cá ăn tạp, đẻ con và rất mắn đẻ. Được nuôi nhiều trong các bể thủy sinh, cá có thể sống trên 2 năm với điều kiện nuôi dưỡng tốt.

Cá bình tích

Cá bình tích là loại cá cảnh với thân hình nhỏ và bầu bĩnh con trống là những con có kỳ trên lưng (vây lưng) dài rất đẹp, cá bình tích mái thì hầu như quanh năm suốt tháng bụng to tròn vì chúng mang thai và đẻ một cách liên tục.

Ba màu sắc nguyên thủy của cá bình tích là màu trắng, màu vàng cam và màu đen. Từ đó, lai tạo ra nhiều loại màu sắc khác nhau. Cá bình tích khá đa dạng về các loại đuôi như: Đuôi cánh buồm, đuôi càng cua…

Cá bình tích có họ với cá mô ly và cá hòa lan. Đây là một trong những loại cá có tính hiền lành, thân thiện, thường sống thành từng đàn.

Cá bình tích là loại cá đẹp, có nhiều màu sắc rực rỡ, lại rất dễ nuôi và sức sống cao, khả năng sinh đẻ lớn nên được nhiều người ưa chuộng.

2. Các loại Cá bình tích (Cá trân châu)

Ngoài sở hữu những màu sắc đa dạng hấp dẫn thì cá bình tích có đặc điểm đuôi rất cuốn hút. Những con cá có hình đuôi cánh buồm, đuôi càng cua được cho là những con cá bình tích đẹp. Có 5 loại cá bình tích chính:

Cá bình tích đen (Hắc Molly)

Hay còn gọi là cá hắc molly với vẻ đẹp đen tuyền. Đây là 1 biến thể có tên tiếng anh là black molly. Đây là 1 dòng cá thường bán riêng ở 1 bể cá khác.

Cá bình tích đen (Hắc Molly)

Cá binh tích vàng cam

Đây là dòng cá có màu vàng cam là chủ đạo, được bán rất nhiều tại tất cả các cửa hàng cá cảnh. Màu sắc đẹp, sáng nên khá thu hút người chơi.

Cá binh tích vàng cam

Cá bình tích trân châu trắng

Hay còn gọi là cá én trắng với màu trắng full toàn thân.

Cá bình tích trân châu trắng

Cá bình tích trân châu muối tiêu

Với tên gọi muối tiêu vì chúng pha giữa màu trắng và chấm đen, có màu giống với gia vị muối tiêu.

Cá bình tích trân châu muối tiêu

Cá bình tích trân châu hoàng kim

Đây là dòng cá khá hiếm ở các cửa hàng cá cảnh với màu full vàng tươi, màu hoàng kim. Rất ít khi thấy bán.

Cá bình tích trân châu hoàng kim

3. Cách nuôi Cá bình tích (Cá trân châu)

Cá bình tích được cho là dễ nuôi nhưng dù là bất kỳ loại cá nào thì các bạn cũng phải chú ý và đảm bảo được những điều sau đây.

Bể nuôi cá bình tích (cá trân châu)

Kích thước bể nuôi cá bình tích phải đảm bảo đủ lớn, bên cạnh đó trong bể nuôi cần đặt thêm các loại cây thủy sinh để đảm bảo sự cân bằng sinh học cho môi trường sống. Mảng xanh bên trong bể không chỉ giúp làm đẹp mà còn giúp loại bỏ lượng Nitrat và tăng cường lượng Oxy có trong nước.

Lọc nước và ánh sáng

Cá bình tích là loài cá cảnh nước ngọt và nuôi trong hồ thủy sinh thì rất tuyệt, tuy nhiên bạn có thể cho một ít muối hột vào hồ nuôi cá bình tích để diệt một số vi khuẩn và nấm gây bệnh cho cá đồng thời làm giảm nồng độ nitrat trong nước được sản sinh ra bởi thức ăn thừa và chất thải của cá có thể gây hại cho bể cá cảnh của bạn.

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Cách thay nước hồ cá

Cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh

Môi trường nước

Cũng giống như cách nuôi cá bảy màu, cách nuôi cá bình tích cũng có thể nuôi chung với các loài cá khác như cá koi… Loài cá này có thể sống trong một bể nuôi có trồng nhiều cây cỏ rậm rạp, nhất là những cây có lá lông chim, và một vài cây mọc nổi.

Thành phần nước ít quan trọng. Độ chín sinh dục đạt được của cá bình tích khá muộn. Vào lúc giao nhau ở mùa sinh đẻ, ngực và bụng của cá đực hướng về màu đỏ chói.

Cách nuôi Cá bình tích

Ở nhiệt độ thích hợp (27-28 độ C), cá đực làm tổ bằng bọt khí. Sự giao hoan được ghi nhận là đặc biệt náo động, phần lớn xảy ra dưới tổ. Cá cái đẻ rất nhiều trứng.

Cần kịp thời mang cá cái ra ngoài chỉ để lại cá đực bảo vệ và chăm sóc tổ. Trứng nở trong khoảng 24 giờ. Cá bình tích rất khỏe trong hồ thủy sinh, khi cá đã khỏe thì sống rất dai. Cá bình tích là loài ăn rêu hại, rất háo ăn nếu bỏ đói thường xuyên sẽ ăn luôn cả rêu có lợi.

Số lượng Cá bình tích phù hợp trong bể

Tùy thuộc vào kích thước bể nuôi mà số lượng cá sẽ thay đổi theo, nhưng theo một công thức chung thì trung bình 20cm bể thì bạn có thể thả từ 4-5 con cá bình tích.

Môi trường sống rộng rãi không phải là yếu tố chính quyết định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá bình tích, đây là lý do tại sao mà tại các cửa hàng bán cá cảnh dù số lượng cá thể trong bể rất nhiều nhưng chúng vẫn sống khỏe mạnh.

Điều quan trọng nhất ở đây chính là chất lượng nước, các bạn chỉ cần thường xuyên thay nước bể cá và điều chỉnh chất lượng nước phù hợp cho cá bình tích là được.

Cách giúp Cá bình tích sống lâu

Trong quá trình nuôi cá bình tích, các bạn nên cho thêm một ít muối hột vào trong bể để tiêu diệt một số loại vi khuẩn và mầm bệnh gây hại đang tồn tại trong môi trường sống của cá. Đồng thời việc làm này còn giúp giảm nồng độ Nitrat sản sinh ra do thức ăn dư thừa và chất thải của cá.

Thay nước bể cá thường xuyên: Cũng như con người chúng ta, môi trường sống sạch sẽ luôn được xem là yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe và tuổi thọ.

Vì vậy mà nước nuôi cá bình tích cần được thay thường xuyên, ngoài ra bạn cũng nên sử dụng nước giếng bơm vì chúng chứa ít chất tẩy( Nước cần được để ngoài không khí từ 2-3 ngày trước khi cho vào trong bể cá).

Cá bình tích nuôi chung với cá gì?

Khi thả hồ thủy sinh, các bình tích có thể nuôi chung với các loại cá hiền khác cùng kích cỡ như bảy màu, mún, phượng hoàng, neon…

4. Cá bình tích (Cá trân châu) ăn gì

Cá bình tích (cá trân châu) được xếp vào nhóm cá ăn tạp, chính vì vậy mà nguồn thức ăn cho chúng cũng không quá khó để tìm kiếm.

Cá bình tích thường thích ăn rong rêu, kể cả những loại rong rêu có hại cho bể cảnh như: rêu tóc, rêu đen, tảo xanh… Từ đó, góp phần quan trọng vào việc làm sạch bể cảnh.

Các bạn hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm thức ăn dạng viên dành cho cá cảnh được bán rất nhiều ngoài cửa hàng cá cảnh, tuy nhiên lâu lâu bạn cũng nên đổi khẩu phần ăn của chúng bằng cung quăn, trùng chỉ,…

* Lưu ý cho cá ăn rất ít, tránh thức ăn thừa gây bệnh hoặc làm hỏng nước.

Cho cá bình tích ăn như thế nào

Khi cá con được một ngày tuổi, bạn nên để cá ăn hết dưỡng chất còn sót lại khi sinh ra từ mẹ.

Cá bột sau khi nở từ 2 – 3 ngày, đã có thể ăn được thức ăn từ môi trường. Lúc đó, bạn có thể mua thức ăn bột rồi làm mềm bằng cách pha với nước rồi cho cá ăn.

Bạn nên dùng ống hút riêng biệt để cho cá ăn lúc còn nhỏ. Đồng thời hút những cặn bẩn, thức ăn dư thừa dưới đáy hồ. Như một cách vệ sinh hồ cá, tạo môi trường nước sạch cho cá con phát triển, không phát bệnh.

5. Cá bình tích đẻ

Đây là một trong những loại cá dễ đẻ và đẻ nhiều nhất, nếu bạn biết cách lựa chọn cá thì khi bạn mua về chỉ cần đến 1, 2 ngày là chúng có thể đẻ rồi.

Phân biệt cá bình tích trống và mái

Cá trống ( đực): Tùy từng dòng sẽ có các đặc điểm như phần vây hậu môn nhọn, vây lưng rộng, dài, ánh kim, đuôi có hình vòng cung, người dài.

Cá mái: Vây lưng thấp, nhỏ, người ngắn, bụng to, vây tròn.

Phân biệt cá bình tích trống và mái

Cá bình tích có bầu, sắp đẻ

Với cá bình tích sắp đẻ thì bụng thường rất to, hậu môn đen. Thích chui vào góc. cá rất nhạy cảm với nước mới. Khi thay nước cá rất dễ đẻ. Vì thế nhiều bạn mua cá mới về có thể đẻ luôn.

Nuôi cá bình tích con

Cá bình tích con có khả năng bơi ngay sau khi vừa đẻ nhưng do hơi yếu nên các con khác tưởng là loăng quăng, ấu trùng nên đã ăn cá con. Để tránh điều đó xảy ra thì các bạn nên chăm sóc cá đẻ như sau:

+ Khi các con cá cái có cái bụng to và sắp đẻ các bạn phải vớt cá mẹ ra một hồ cá nhỏ riêng, một môi trường riêng yên tĩnh, không có bất kỳ điều gì tác động.

+ Sau khi cá mẹ đẻ xong thì bạn lại phải vớt cá mẹ ra một môi trường khác nữa hoặc trả lại vào bể để tránh tình trạng một số cá mẹ ăn cá con. Sau một vài ngày khi cá con cứng cáp và có khả năng ăn được lòng đỏ trứng gà hoặc bobo, tuy nhiên các bạn không nên cho nhiều quá vì dễ làm bẩn môi trường nước.

Chọn giống lai của Cá bình tích trên thị trường

Cá bình tích là một trong những giống cá cảnh dễ nuôi và sinh sản nhất hiện nay, các bạn có thể dễ dàng lai tạo được những chú cá bình tích có màu khác nhau để cho ra đời sau có màu sắc độc nhất.

Thông thường thì một con cá bình tích mái sau khi mua ở cửa hàng về (Biết cách chọn giống) thì chỉ trong vòng 1-2 ngày là chúng sẽ đẻ ngay.

Tương tự như cá bảy màu, cá bình tích cũng sinh sản theo hình thức đẻ con. Đặc biệt khi chúng được nuôi trong một môi trường sống phù hợp, cá bình tích sẽ sinh sản và phát triển cực kỳ nhanh chóng.

Cá bình tích giá bao nhiêu

Giá của những con cá bình tích rất rẻ, chỉ khoảng 2000 – 3000đ một con và được bày bán rất nhiều ở các khu bán cá cảnh hay ở các cổng trường, nó thích hợp để nuôi ở cả những bình thủy sinh nhỏ nhắn đáng yêu dành cho giới trẻ.

Mua cá bình tích giá rẻ ở đâu

Để tạo không gian sạch sẽ, đẹp mắt và môi trường sống tốt cho cá bình tích, bạn cần lựa chọn bể cá phù hợp.

Bạn có thể dễ dàng tìm mua Cá Bình Tích yến ở các đại lý, cửa hàng cung cấp cá cảnh trong khu vực TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về các ình tích. Chắc chắn ngoài các thông tin cơ bản về em nó, bạn cũng đã học được cách nuôi và chăm sóc cá bình tích đúng chuẩn rồi phải không? Những thông tin này dù là cơ bản nhưng mình tin nó sẽ giúp bạn có được bể cá đẹp và khỏe mạnh.

Xem thêm: Các loại cá thủy sinh

Từ khóa » Cá Bình Tích Vàng đen