Cá Bình Tích Trân Châu Có Những Loại Nào Và Cách Nuôi Cá Khỏe, đẹp

Mục Lục Nguồn gốc của cá Bình Tích Đặc điểm của cá Bình Tích Các loại cá Bình Tích hiện nay Tập tính, sinh sản của cá Bình Tích Cách nuôi và chăm sóc cá Bình Tích Cá Bình Tích có thể nuôi chung với con gì? Một số sự thật thú vị về cá Bình Tích

Nguồn gốc của cá Bình Tích

Cá Bình Tích còn được gọi là cá bình trà, cá Trân Châu, cá Molly,... Đây là giống cá nước ngọt rất phổ biến chủ yếu được tìm thấy ở ao, sông, hồ. Cá Bình Tích có tên khoa học là Poecilia Latipinna, thuộc chi Poecilia, hiện nay có khoản 39 loài cá nữa cũng thuộc chi này.

Cá Bình Tích Trân Châu có những loại nào và cách nuôi cá khỏe, đẹp - 1

Hình ảnh cá Bình Tích vàng

Cá Bình Tích vốn có nguồn gốc từ khu vực Nam Hoa Kỳ kéo dài đến Trung Mỹ. Chúng phát triển chủ yếu trong môi trường nước ngọt, số ít có thể mạo hiểm mà tồn tại trong môi trường nước biển.

Đặc điểm của cá Bình Tích

- Chủng loài: Thuộc họ Poeciliidae

- Nguồn gốc: Trung Mỹ, Mexico

- Tính cách: Hòa bình, ôn hòa

- Mức độ chăm sóc: Dễ - Trung Bình

- Chế độ ăn: Là loài ăn tạp

- Môi trường sống: Nước ngọt, thủy sinh

- Khả năng thích nghi: Cao, dễ dàng

- Kích thước: từ 4-5 inches (10-12cm)

Các loại cá Bình Tích hiện nay

Có rất nhiều loài cá Bình Tích trên thế giới ngày nay. Điểm khác biệt giữa các loài này đó là về màu sắc và họa tiết hoa văn trên cơ thể. Sau đây là một số loại cá Bình Tích phổ biến:

1. Phân loại cá theo chủng loại

- Cá Bình Tích thường: Giống với hầu hết các loại Bình Tích khác, chúng không có đặc điểm nào nổi trội về vây lưng hoặc đuôi mà chỉ có hình dạng tương tự như các giống cá đơn thuần.

Cá Bình Tích Trân Châu có những loại nào và cách nuôi cá khỏe, đẹp - 2

- Cá Bình Tích Sailfin: Đây là giống cá Trân Châu được con người lai tạo nên, điểm độc đáo nhất của giống cá này đó là vây lưng to lớn bất thường kéo dài từ phần đầu cho đến tận đuôi.

Cá Bình Tích Trân Châu có những loại nào và cách nuôi cá khỏe, đẹp - 3

- Cá Bình Tích Lyretail: Tương tự như Sailfin, điểm nổi bật nhất của chúng chính là phần vây đuôi trông giống như cánh buồm. Phần trên và dưới của vây thu hẹp lại và tạo thành các điểm nằm gọn về phía sau của đuôi trông rất độc đáo.

Cá Bình Tích Trân Châu có những loại nào và cách nuôi cá khỏe, đẹp - 4

- Cá Bình Tích Balloon: Giống như tên gọi, giống cá Trân Châu này có phần bụng phình to ra trông giống như là cá đang mang bầu.

Cá Bình Tích Trân Châu có những loại nào và cách nuôi cá khỏe, đẹp - 5

2. Phân loại cá theo màu sắc

- Cá Bình Tích đen: Là giống cá Trân Châu có màu đen tuyền đặc trưng. Giống cá này khá hiếm xuất hiện tại Việt Nam nhưng lại được nhiều người ưa chuộng và săn đón.

Cá Bình Tích Trân Châu có những loại nào và cách nuôi cá khỏe, đẹp - 6

Dòng cá Black Molly

- Cá Bình Tích trắng: Có nguồn gốc từ Amazon, trái ngược với màu đen tuyền của giống cá màu đen, giống cá này có màu trắng toàn thân.

Cá Bình Tích Trân Châu có những loại nào và cách nuôi cá khỏe, đẹp - 7

Dòng cá Trân Châu trắng

- Cá Bình Tích vàng cam: Đây là giống cá rất phổ biến trong giới cá cảnh hiện nay với hai màu chủ đạo là vàng và cam. Màu sắc bắt mắt và hình dạng quyến rũ khiến rất nhiều người ưa chuộng và tìm mua.

Cá Bình Tích Trân Châu có những loại nào và cách nuôi cá khỏe, đẹp - 8

Dòng cá vàng cam hay Golden Molly

- Cá Bình Tích Dalmatian: Đây là giống cá Trân Châu được lai tạo nên, tạo ra màu đen muối tiêu vô cùng nổi bật.

Cá Bình Tích Trân Châu có những loại nào và cách nuôi cá khỏe, đẹp - 9

Dòng cá Dalmatian

- Cá Bình Tích Golden Doubloon: Hay còn gọi là giống cá Gold Dust, cơ thể của chúng có màu vàng óng ánh ở nửa thân trên và có màu đen bóng ở nửa thân dưới rất đặc trưng.

Cá Bình Tích Trân Châu có những loại nào và cách nuôi cá khỏe, đẹp - 10

Dòng cá Gold Dust

Tập tính, sinh sản của cá Bình Tích

1. Khả năng sinh sản

Loài cá Trân Châu là loài đẻ trứng, trứng sẽ nằm trong cơ thể con cái cho đến ngày sinh nở thì sẽ được phóng thích. Trong quá trình giao phối, con cá cái sẽ lựa chọn những con đực khỏe mạnh và to lớn nhất. Kết thúc quá trình thụ tinh, từ 35-45 ngày sau thì cá con sẽ nở ra từ trứng. Những con cái có thể sản sinh ra tới 100 con non trong một lần đẻ.

2. Cách nhận biết cá Bình Tích đực và cái

Cá Bình Tích đực sẽ có kích thước lớn hơn con cái một chút. Phần vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn cũng lớn hơn so với con cái. Còn cá Bình Tích cái sẽ có vây thấp, dáng người nhỏ, vây hơi tròn và phần bụng phình to hơn so với con đực.

Cá Bình Tích Trân Châu có những loại nào và cách nuôi cá khỏe, đẹp - 11

Con đực và con cái có nhiều điểm khác biệt

3. Tuổi thọ cá Bình Tích

Tuổi thọ trung bình của loài cá này khá ngắn, chỉ từ 2-3 năm. Tuy nhiên một vài giống cá Bình Tích đặc biệt được chăm sóc tốt có thể sống đến 5 năm.

Cách nuôi và chăm sóc cá Bình Tích

1. Môi trường sống

Đây là điều kiện quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của loài cá. Bạn cần phải chuẩn bị nguồn nước thật sạch đã được khử trùng đầy đủ. Trong quá trình nuôi, hãy đảm bảo cá có đủ oxy để hít thở và thường xuyên dọn sạch bể cá định kỳ. Ngoài ra cá Bình Tích ưa sống với những loài cây thủy sinh, do đó bạn có thể trồng thêm một ít thực vật ở trong bể cho phù hợp.

2. Điều kiện bể chứa

Bể chứa cần đủ rộng nếu như bạn nuôi nhiều con cá, bởi cá Bình Tích khá hiếu động và chúng có chiều dài không phải là nhỏ. Đảm bảo bể cá có sục oxy đầy đủ, duy trì độ pH của nước từ 7,5-8,5; nhiệt độ nước khoảng 25-26 độ C; độ cứng của nước từ 20-30 KH.

3. Thức ăn cho cá

Cá Bình Tích là loài vật ăn tạp, do đó bạn có thể cho chúng ăn uống kết hợp giữa thịt và rau, chủ yếu là các động vật giáp xác, ấu trùng, côn trùng, tảo, rong,...

4. Chăm sóc cá con mới ra đời

Cá con khi mới ra đời phải được tách khỏi những con cá trưởng thành khác. Bởi nếu không chúng sẽ bị ăn thịt bởi chính đồng loại của mình. Để chắc chắn hơn, khi cá cái đang mang thai sắp đẻ, bạn nên tách cá cái ra riêng một bể. Sau khi đẻ xong, bạn lại tách cá mẹ ra khỏi cá con để tránh cá con bị mẹ ăn thịt. Sau vài ngày cá con sẽ trở nên cứng cáp và bắt đầu ăn được nhiều hơn.

Cá Bình Tích Trân Châu có những loại nào và cách nuôi cá khỏe, đẹp - 12

Tách con cái ra khỏi bầy để sinh riêng

5. Phòng bệnh

Cá Bình Tích cũng như nhiều loài cá cảnh nước ngọt khác đều có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Các bệnh chủ yếu do nguồn nước bị ô nhiễm sẽ khiến cho cá của bạn gặp phải một số vấn đề như bơi chậm hơn, khó thở, màu sắc nhợt nhạt, không chịu ăn,... Do đó bạn cần quan sát thường xuyên đàn cá của mình để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị.

Cá Bình Tích có thể nuôi chung với con gì?

Với tính cách hiền lành, thân thiện, hòa đồng, cá Bình Tích có thể phù hợp với hầu hết các loại cá cảnh khác mà bạn nuôi. Tuy nhiên bạn hãy nuôi chúng với những giống cá cảnh có tính cách ôn hòa tương tự, tránh nuôi những con cá có tính cách hung dữ và hiếu chiến. Một số giống cá có thể nuôi cùng với cá Trân Châu mà bạn có thể tham khảo: cá 7 màu, cá neon, cá phượng hoàng,...

Một số sự thật thú vị về cá Bình Tích

1. Vô cùng nhạy cảm với chất lượng nước

Không như nhiều giống cá cảnh khác, cá Bình Tích cực kỳ nhạy cảm với những sự thay đổi dù nhỏ nhất từ nguồn nước trong bể. Do đó nếu bạn đột nhiên thấy những con cá của mình có động thái lạ, rất có thể nguồn nước nuôi đang gặp vấn đề. Có thể là do nguồn nước bị nhiễm bẩn, hoặc nhiệt độ nước không phù hợp,...

2. Khả năng sinh sản rất nhanh

Tương tự như cá 7 màu, cá Trân Châu có tốc độ sinh sản đáng kinh ngạc. Đặc biệt, cá cái có thể lưu trữ tinh trùng của con đực rồi tiếp tục sinh sản cá con nhiều lần sau này. Do đó bạn nên nuôi chỉ một con cá đực và nhiều con cá cái ở trong bể để giảm sự sinh sôi quá đà cũng như giảm căng thẳng cho những con cá cái khi mà có quá nhiều con đực theo đuổi.

3. Không nuôi con sau khi sinh

Không như nhiều loài cá cảnh khác, sau khi sinh con xong thì cá Bình Tích không hề nuôi hay bảo vệ con non. Trái lại chúng có xu hướng ăn thịt con non khiến cho số lượng con non được sinh ra giảm sút. Do đó khi bạn nuôi cá Bình Tích trong thời gian sinh nở, hãy tách cá mẹ riêng ra bể khác, sau đó lại tách cá mẹ ra khỏi con non sau khi sinh xong.

4. Rất thèm ăn

Cá Bình Tích có sự háu ăn khủng khiếp. Chúng là loài cá ăn tạp và rất năng động, tuy nhiên chúng lại ăn khá nhiều và không ngừng nghỉ. Do vậy khi nuôi bạn không được cho ăn quá nhiều mà nên có sự điều chỉnh theo thời gian. Ngoài ra bạn không nên trồng cây thủy sinh là món ăn ưa thích của chúng trong bể, bởi chỉ sau một thời gian ngắn chúng sẽ ăn hết tất cả.

5. Phá hoại hệ sinh thái

Cá Bình Tích mặc dù không thuộc dạng “ăn tàn phá hại” như một số loài cá khác. Thế nhưng món ăn ưa thích của chúng vẫn là tảo và rong biển, điều đó có thể gây hại nhất định cho hệ sinh thái nếu như số lượng cá quá lớn. Trong các loài cá Trân Châu thì giống cá màu đen tuyền là giống ăn tảo nhiều nhất.

Cá Koi giá bao nhiêu và cách nuôi, chăm sóc tốt nhất Cá Koi giá bao nhiêu và cách nuôi, chăm sóc tốt nhất Ngày nay cá Koi ngày càng phổ biến bởi giá trị phong thủy và hình dáng đẹp mắt, cho nên được rất nhiều người tìm nuôi. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp... Bấm xem >>

Từ khóa » Cá Cảnh Nửa Vàng Nửa đen