Cá Cánh Buồm Nuôi Thế Nào để Màu đẹp, Phân Loại Cá ... - Cá Cảnh AS
Có thể bạn quan tâm
Cá cánh buồm còn được biết đến với cái tên cá Hắc Quần, đây là một trong những loài cá cảnh đẹp thường được nuôi trong các bể cá thủy sinh vừa và lớn. Điểm đặc biệt ở loài cá cánh buồm là những màu sắc tươi đẹp và ngoại hình nhỏ xinh như những cánh buồm mini đang lượn trong nước.
Không những thế chúng còn rất dễ nuôi, tuổi thọ tương đối lâu, thích hợp cho các bạn mới tập nuôi cá cảnh cần một loại cá đẹp nhưng không quá khó nuôi.
Tổng quan về cá cánh buồm
Cá cánh buồm có tên khoa học là Gymnocorymbus Ternetzi, chúng được biết đến khoảng những năm 1930-1935 ở vùng Nam Mỹ và sống chủ yếu dọc Paraguay đến Argentina.
Con trưởng thành có chiều dài khoảng 5-6cm rất hiền, hầu như không cắn nhau với cá khác, tuổi thọ cao nên rất được người chơi hồ thủy sinh ưa chuộng. Tổng quan thân hình cá cánh buồm có hình oval, cá trống có thân thon và vây dài hơn so với cá cái, ngoài ra màu sắc của con cái nhạt hơn với với con trống. Bằng mắt thường rất dễ nhận ra con trống và mái dựa vào những đặc điểm này.
Cá cánh buồm sống ở tầng giữa và có đặc tính đi theo bầy đàn nên khi nuôi bạn nên nuôi từ 3-5 con tùy vào kích thước hồ. Chúng sẽ đi theo từng đàn rất đẹp và rất ít khi đi lẻ trừ lúc ăn hoặc nước động.
Phân loại cá cánh buồm
Cá cánh buồm dạ quang
Đây là loại phổ biến nhất hiện nay với đa dạng màu: vàng, cam đỏ, tím,… đặc biệt chúng có thể ánh xạ óng ánh khi gặp ánh sáng.
Cá cánh buồn phượng hoàng
Tuy màu sắc không đẹp, sặc sỡ như loại dạ quang, nhưng cá cánh buồm phượng hoag2 nổi bật với bộ vây dài thướt tha kéo dài mềm mại ở cuối vây, khi cá di chuyển có thể thấy được sự mềm mại uyển chuyển. Ngoài ra trên thân chúng còn có 2 đường sọc đen nằm song song trên thân như là điểm nhấn độc đáo cho cá cánh buồm phượng hoàng.
Cá cánh buồm trắng
Màu trắng hồng trong suốt đặc trưng lộ rõ các cơ quan nội tạng bên trong kèm theo đôi mắt đen tuyền khiến cá cánh buồm trắng thực sự đẹp lạ mắt, gây ấn tượng đối với bất cứ người chơi cá khó tính nào.
Cách chăm sóc cá cánh buồm
Môi trường sống
Như đã nói cá cánh buồm tương đối dễ nuôi, dễ thích nghi môi trường vì vậy môi trường sống lý tưởng cho nó cũng không khác nhiều so với các loài cá thủy sinh phổ biến khác. Nhiệt độ tốt nhất để cá phát triển tốt nằm trong khoảng 22-28 độ C, độ Ph khỏang 6-7, lượng oxy mức trung bình không cần cung cấp thường xuyên hoặc nếu có hệ thống sục khí oxy thì càng tốt.
Trong môi trường thủy sinh nên trồng các loại cây có lá bảng to, thấp như là nơi cho cá cánh buồm ẩn nấp và đẻ trứng. Nếu nuôi từ 5-7 con thì nên chọn bể có kích thước khoảng 90cm, đủ không gian cho cá di chuyển thoải mái.
Thức ăn cho cá cánh buồm
Cá cánh buồm là loài ăn tạp nên có thể ăn được hầu hết các loại thức ăn của các loài cá khác như rong rêu, vi sinh, thực phẩm chuyên dụng cho cá.
Tuy nhiên để cá khỏe mạnh, màu sắc lên đẹp ổn định, trong khẩu phần ăn thường xuyên bổ sung đạm bằng cách cho ăn trùng chỉ, bobo đây là các loại đổ ăn cá cánh buồm cũng như đa số các loài cá cảnh khác ưa thích. Ngoài ra bạn cũng có thể cho cá ăn thêm tôm, tép.
Cá cánh buồm sinh sản
Khoảng 8 tháng tuổi là cá cánh buồm đã phát triển hoàn thiện và có thể bắt đầu quá trình sinh sản. Để đảm bảo quá trình sinh sản diễn ra thành công, bước đầu tiên bạn cần chọn chon trống và mái khỏe mạnh qua các đặc điểm như: màu sắc sáng, cá bơi khỏe, trên thân không có các đốm đen/trắng.
Vớt con trống và mái ra bể riêng, trong bể cần thã thêm rong và các loài cây thủy sinh có lá để cá đẻ trứng vào. Quan sát cá trống sẽ bắt đầu đuổi ráp cặp với con mái, khoảng 3-5 ngày cá mái bắt đầu đẻ trứng trên lá cây thủy sinh. Lúc này vớt cá trống mái ra tránh trường hợp chúng ăn trứng (bạn cần quan sát thường xuyên và vớt cặp cá nhanh nhất có thể ngay phi phát hiện cá đã đẻ trứng).
Sau khoảng 1-2 ngày trứng nở ra cá bột, thức ăn quan trọng nhất cho cá cánh buồm bột lúc này là các loại trùng nước nhỏ hoặc bobo. Khoảng 15 ngày cá lớn, bạn có thể cho ăn các loại thức ăn lớn hơn.
Cá cánh buồm nuôi chung với cá gì
Cá cánh buồn là loài cá hiền tính nên có thể nuôi chung với các loài cá hiền tính khác như cá mún, cá bình tích, cá bảy màu,… Trong trường hợp bắt buộc phải nuôi chung với các loài cá dữ như cá la hán hay cá phát tài thì bạn nên trang trí các loại lũa, đá san hô để cá cánh buồm có chỗ ẩn nấp trong trường hợp bị các loài cá dữ tấn công.
Giá bán cá cánh buồm
Tuy màu sắc, hình dáng rất đẹp nhưng cá cánh buồn có giá rất rẻ, khoảng 5-10k/cặp và bạn có thể dễ dàng tìm mua được tại các cửa hàng cá cảnh. Đây thực sự là loài cá đẹp có mức giá quá rẻ dùng để trang trí cho bể thủy sinh.
Trên đây là chia sẻ về giống cá cánh buồm, nếu đang muốn tìm loài cá mini xinh xinh, giá rẻ dễ thương, dễ nuôi, sống dai thì cá cánh buồm là sự lựa chọn quá hợp lý. Chúc các bạn sẽ có được bể cá thủy sinh đẹp, lung linh với sự góp mặt của cá cánh buồm.
Từ khóa » Cá Cánh Buồm Sinh Sản
-
Kỹ Thuật Cách Nuôi Cá Cánh Buồm ăn Gì Sinh Sản Khỏe Mạnh
-
Cá Cánh Buồm Sinh Sản Như Thế Nào? Nuôi Thế Nào? Giá Bao Nhiêu?
-
Cách Chăm Sóc Cá Cánh Buồm Sinh Sản Hiệu Quả Với Chi Phí Thấp
-
Tập 1: Cá Cánh Buồm đẻ Trứng - YouTube
-
Cách Sinh Sản Cá Cánh Buồm P1: Giá Cá - YouTube
-
Cá Cánh Buồm Và Những điều Cần Biết để Có Một Bể Cá Cánh ...
-
Thông Tin Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Cánh Buồm - Bế Cá Mini
-
Thông Tin Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Cánh Buồm Ngũ Sắc
-
CÁ BUỒM DẠ QUANG | CÁ CẢNH THUỶ SINH TRUNG TÍN
-
Cách Nuôi Cá Cánh Buồm Dạ Quang Vừa đẹp Vừa Khỏe ⋆ Cá Cảnh Mini
-
Cá Cánh Buồm, Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Cánh Buồm Lên Màu đẹp Và ...
-
Cá Cánh Buồm - VUAQUA