Cá Cầu Vồng - Loài Cá Tuyệt đẹp Dân Mê Cá Không Thể Bỏ Qua
Có thể bạn quan tâm
Cá Cầu Vồng chưa cần chia sẻ nhiều chắc bạn cũng có thể hình dung ra được màu sắc ngoại hình sặc sỡ của nó. Ngoài ra với tính cách hiền lành, không phá thủy sinh, cá Cầu Vồng được đông đảo dân chơi cá lựa chọn để nuôi chung với các loài cá thủy sinh hiền tính khác. Cùng Cá Cảnh As tìm hiểu đặc điểm đặc điểm, cách nuôi cũng như các loại cá cầu vồng phổ biến nhất hiện nay.
Tổng quan cá cầu vồng
Cá cầu vồng hay còn gọi là Rainbow Fish, được biết với cái tên khoa học là Melanotaeniidae, có nguồn gốc từ nước Úc, Papua New Guinea và một số vùng của Indonesia, chúng chủ yếu sống ở các dòng suối, sông, hồ và đầm lầy.
Hiện nay một số loài cá cầu vồng hoang dã đã và đang bị đe dọa bỡi các hoạt động săn bắt của con người, cũng như sự du nhập của các loài xâm lấn khác. Tuy nhiên tin vui là các loài cá Cầu vồng đang được thuần hóa nuôi dưỡng bỡi con người đã có thể sinh sản trong môi trường nhân tạo.
Cá cầu vồng là loài hiền tính, có tập tính sống theo bầy đàn, vì vậy trong môi trường bể thủy sinh người ta thường nuôi theo đàn từ vài con đến vài chục con (với bể cá lớn). Tuổi thọ của chúng cũng khá cao, trong môi trường tự nhiên cá có thể sống lên đến 6 năm.
Ngoại hình cá cầu vồng
Con trưởng thành có kích thướt chiều dài lên đến 12cm, nhìn bề ngoài có hình dáng khá dị khi phần đầu nhọn liền với phần thân bo tròn cao hơn hẳn lộ rõ sự chênh lệch. Nhưng bù lại phần thân kéo dài giúp cho tổng thể cá Cầu vồng trông cân đối.
Phần vây, mang, đuôi không khác gì các loài cá thông thường khác (nếu không muốn nói là thô kệch, không đặc sắc). Nhưng điểm nổi bật của chúng chính là màu sắc.
Loài cá cảnh đẹp này rất đa dạng màu, có con đơn sắc, có con đa sắc, những con có màu sắc vàng, đỏ, cam, tím, xanh thì trông rất sặc sỡ. Những con có màu nâu hơi vàng thì không sặc sỡ bằng. Vảy cá óng ánh khi gặp ánh sáng, vì vậy hầu hết các dòng cá cầu vồng đều có nét đẹp riêng. Có con thì màu sặc sỡ, có con ít màu thì vảy nổi bật óng ánh, làm cho tính đa dạng của loài cá này rất cao.
Kỹ thuật nuôi cá Cầu Vồng
Nhìn chung cách nuôi cá Cầu Vồng tương đối dễ, giống với đa số các loài cá cảnh khác, nhưng để cá lên màu đẹp, sống khỏe mạnh bạn cũng nên lưu ý đến các đặc điểm chăm sóc sau.
Môi trường nước
Điều kiện tiên quyết khi nuôi cá cảnh nói chung là phải có hệ thống lọc chuyên dụng, đảm bảo môi trường nước luôn sạch, đủ oxy. Kèm theo đó là ánh sáng phải đầy đủ, đảm bảo cho cá và các loài cây thủy sinh phát triển tốt. Với cá Cầu Vồng có thể trồng cây thủy sinh trong bể hoặc không cần cây thủy sinh, đơn giản chỉ cần lũa, hoặc đá.
Nhiệt độ nước lý tưởng giao động khoảng 23-25 độ C, độ pH từ 7.0-8.0. Cần chừa khoảng trống để cá bơi lội – không nên nuôi cá cầu vồng với mật độ quá dày đặc vì có thể gây ra triệu chứng stress cho cá khi thiếu không gian hoạt động.
Cá cầu vồng ăn gì
Khi nuôi cá Cầu vồng, ngoài đảm bảo sức khỏe, cá sinh trưởng tốt thì người ta đặc biệt chú trọng đến màu sắc. Vì vậy các loại thức ăn chuyên dụng cho cá Cầu vồng là sự lựa chọn tối ưu. Ở đây loại thức ăn được đông đảo dân chơi cá Cầu vồng chuyên nghiệp lựa chọn là TetraColor và TetraPro (loại thức ăn khô). Đây là loại thức ăn chuyên dụng giúp cá sinh trưởng phát triển tốt và đặc biệt là hỗ trợ cá lên màu rực rỡ hơn.
Ngoài ra hàng tuần khoảng 1-2 ngày/tuần bổ sung cho cá Cầu vồng ăn thêm các loại đồ ăn tươi như thịt bò bằm, tôm bằm,… cũng hỗ trợ lên màu cho cá và tăng cường dinh dưỡng. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lạm dụng các loại thức ăn tươi khi nuôi cá Cầu vồng. Vì chúng có thể gây ra tính hung hăng và kích ứng đường ruột ở cá Cầu vồng.
Cá cầu vồng sinh sản
Cá cầu vồng trưởng thành (khoảng 6-10 tháng tuổi) là có thể bắt đầu sinh sản. Việc nhận biết cá Cầu vồng đực và cái tương đối dễ. Con đực thường có màu sắc sặc sỡ hơn con mái, bộ phận sinh dục của con cái nằm dưới dụng và sau hậu môn, nhấn nhẹ vào bụng sẽ thấy rất rõ. Trong khi đó bộ phận sinh dục con cái cũng nằm sau hậu môn nhưng rất nhỏ, khó nhìn thấy hơn, nhấn vào bụng sẽ thấy tinh dịch màu trắng đục tiết ra.
Cho cá Cầu vồng cái và đực vào một chiếc bể riêng có hệ thống sục khí oxy liên tục, trồng cây thủy sinh dương sỉ hoặc các loại cây thủy sinh lá kim, mọc từng khóm tương tự. Đặt thêm các đoạn lũa bên cạnh cây thủy sinh để làm chỗ ẩn nấp cho cặp cá bố mẹ.
Sau khoảng 3-5 ngày nhất cây lũa lên và quan sát dưới chân cây thủy sinh sẽ thấy trứng cá. Trong khoảng 7 ngày quan sát trứng cá nở con con thì tắt hệ thống sục oxy đi để đảm bảo cá con không bị tổn thương.
Giao đoạn cá cầu vồng con vừa sinh cho cá ăn lòng đỏ trứng gà, sau khoảng 5 ngày là cá có thể ăn bo bo hoặc ấu trùng Artemia.
Phân loại cá cầu vồng
Hiện nay cá Cầu vồng có rất nhiều loại với các màu sắc khác nhau. Dưới đây là những loại cá Cầu vồng phổ biến nhất hiện nay, được đông anh em chơi cá cảnh ưa chuộng và nuôi trong bể thủy sinh.
Cá Cầu vồng Boesemani
Điểm nhận biết cá Cồng vồng dòng Boesemani đó chính là sự phân mãng màu rõ rệt màu vàng từ giữa thân đến đuôi và màu xám từ giữa thân đến đầu. Ngoài ra ở một số con có thể nhìn thấy 3-4 vệt dạ quang màu vàng chạy dọc theo thân
Cá cầu vồng Dwarf Neon
Bạn có nhận thấy màu đỏ chạy dọc thân cá ở vây và đuôi không? đấy chính là đặc điểm trên thân cá Neon, kèm thêm đặc điểm toàn thân hơi xanh với vảy ánh màu trông rất giống ánh đèn neon. Nếu đây là lần đầu tiên chiêm ngưỡng giống cầu vồng này chắc chắn bạn sẽ rất bất ngờ bỡi vẻ đẹp ngoại lai rất độc đáo.
Cá cầu vồng Turquoise
Nếu như Boesemani có màu sắc được phân ngang giữa phần đuôi và đầu thì Cá cầu vồng Turquoise có 2 mảng màu sắc phân tầng giữa phần bụng và lưng. Từ giữa thân đến lưng có màu xanh ngọc, trong khi giữa thân đến bụng là một màu trắng sữa.
Cá cầu vồng Salmon-Red
Đây là một giống cá cầu vồng đơn sắc với màu đỏ nhung chủ đạo. Tuy nhiên phần giữa thân lại ánh lên các mảng màu trắng như kim tuyến trông khá giống các hoa văn trên thân cá La Hán. Nhưng phần màu trắng này lại có độ phản quang khá tốt giúp cá Cầu vồng đỏ trở nên độc đáo hơn khi có ánh đèn rọi thẳng vào.
Cá cầu vồng Parkinsoni
Đến đây chắc bạn đã thực sự choáng ngợp với sự đa dạng màu sắc của cá Cầu vồng rồi chứ? chưa đâu dòng Parkinsoni sẽ làm bạn bất ngờ hơn khi phần thân được chia thành 2 mảng màu cam và xám. Phần cam được phủ đều từ đuôi đến giữa thân như những nét cọ tô màu một cách ngẫu nhiên. Sự liên kết màu này là khác nhau giữa từng con cá cầu vồng Parkinsoni – như là đặc điểm nhận dạng từng con.
Lời kết
Như vậy Cá Cảnh As đã chia sẻ đến bạn các thông tin cực kỳ chi tiết và hữu ích về loài cá Cầu vồng đầy màu sắc như đúng tên gọi của nó. Hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm mua được cá Cầu vồng tại các cửa hàng bán cá cảnh lớn, và việc chăm sóc tương đối dễ nếu bạn đã là dân chơi cá, thủy sinh lâu năm. Chúc các bạn sẽ có được những chiếc bể cá cầu vồng đặc sắc, rực rỡ màu.
Từ khóa » Cá Cầu Vồng Thích ăn Gì
-
Cá Cầu Vồng Rainbow - Dòng Cá Cảnh Vạn Người Mê - Thủy Sinh 4U
-
Cách Nuôi Cá Cầu Vồng Khỏe Mạnh đầy Sắc Màu
-
Cá Cầu Vồng Ăn Gì?
-
Cách Nuôi Cá Cầu Vồng Neon Ngũ Sắc Sinh Sản Khỏe Mạnh | Pet Mart
-
Cách Nuôi Và Chăm Sóc Cá Cầu Vồng - Chơi Cá Cảnh
-
Đặc điểm Sinh Thái Và Cách Chăm Sóc Cá Cầu Vồng Tốt Nhất
-
Thông Tin Và Kỹ Thuật Nuôi Cá Cầu Vồng Rainbow - Kinh Nghiệm Quý
-
Cá Cầu Vồng | Diễn Đàn Cá Cảnh
-
Cá Cầu Vồng - Boesemani Rainbowfish - Wildrium
-
Cách Nuôi Và Chăm Sóc Cá Cầu Vồng Xanh - Bế Cá Mini
-
Cá Cầu Vồng – Boeseman's Rainbowfish – Cá Thạch Mỹ Nhân
-
CÁC DÒNG CÁ CẦU VỒNG HOT HIỆN NAY - Mayaqua
-
Cá Cầu Vồng Neon Sinh Sản Và Những điều Cần Lưu ý | Yêu Thú Cưng
-
Cá Cầu Vồng Táo Đỏ Gù Cách Nuôi Và Chăm Sóc ⋆ Cá Cảnh Mini