Cá Chép Có Nguồn Gốc Từ đâu?
Có thể bạn quan tâm
Cá chép hiện nay đang là một món ăn bổ dưỡng, vậy đã có ai từng thắc mắc với suy nghĩ cá chép sinh ra từ đâu và có nguồn gốc từ nơi nào chưa? Các bạn hãy cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về loài cá bổ dưỡng này nhé!
Cá chép (tên khoa học là Cyprinus carpio, từ cá chép trong tiếng Hy Lạp nghĩa là mắn con) là một loài cá nước ngọt phổ biến rộng khắp có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và chúng có khả năng lai giống với nhau. Tên gọi của nó cũng được đặt cho một họ là họ Cá chép (Cyprinidae).
Đặc điểm :
Có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á, loài cá này đã được đưa vào các môi trường khác trên toàn thế giới. Nó có thể lớn tới độ dài tối đa khoảng 1,2 mét (4 ft) và cân nặng tối đa 37,3 kg (82,2 pao) cũng như tuổi thọ cao nhất được ghi lại là 47 năm. Những giống sống trong tự nhiên hoang dã có xu hướng nhỏ và nhẹ hơn khoảng từ 20 - 33% các kích cỡ và khối lượng cực đại.
Koi trong tiếng Nhật, (bính âm: lĭ yú -lý ngư) trong tiếng Trung) là giống được nuôi làm cá cảnh có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được thế giới phương Tây biết đến thông qua con đường Nhật Bản. Tại một số địa phương ở Việt Nam, cá chép còn được gọi là cá gáy.
Mặc dù cá chép có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng nói chung nó thích môi trường nước rộng với dòng nước chảy chậm cũng như có nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu).
Là một loại cá sống thành bầy, chúng ưa thích tạo nhóm khoảng từ 5 cá thể trở lên. Chúng sinh trưởng ở vùng ôn đới trong môi trường nước ngọt hay nước lợ với pH khoảng 7,0 - 7,5, độ cứng của nước khoảng 10,0 - 15,0 dGH và khoảng nhiệt độ lý tưởng là 3-24 °C (37,4 - 75,2 °F.
Cá chép, cũng giống như các biến thể khác của nó, như cá chép kính (không vảy, ngoại trừ một hàng vảy lớn chạy dọc theo thân; có nguồn gốc ở Đức), cá chép da (không vảy, trừ phần gần vây lưng) và cá chép nhiều vảy, là những loại cá ăn tạp và chúng ăn gần như mọi thứ khi chúng bơi ngang qua, bao gồm các loại thực vật thủy sinh, côn trùng, giáp xác (bao gồm cả động vật phù du) hoặc cá chết.
Tại một số quốc gia, do thói quen sục sạo dưới bùn của chúng để tìm mồi nên chúng bị coi là nguyên nhân gây ra sự phá hoại thảm thực vật ngầm cũng như sự phá hủy môi trường sinh thái của nhiều quần thể thủy cầm và cá bản địa.
Tại Úc có các chứng cứ mang tính giai thoại và các chứng cứ khoa học cho thấy việc đưa cá chép vào đây là nguyên nhân gây ra nước đục vĩnh cửu và giảm sút thảm thực vật ngầm trong hệ thống sông Murray-Darling, với hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái của sông, chất lượng nước và các loài cá bản địa. Do điều này, nó được những người đánh cá trong những khu vực này gọi là 'pig' (lợn) của cá nước ngọt.
Tuy nhiên, ở những nơi khác nó được những người câu cá đánh giá cao do kích thước và chất lượng thịt. Ngoài ra, loài cá này cũng được dùng rộng khắp trên thế giới như một loại thực phẩm. Người ta hiện nay đánh bắt chúng cả trong tự nhiên lẫn trong môi trường nuôi thả.
Là loài cá đẻ trứng nên một con cá chép cái trưởng thành có thể đẻ tới 300.000 trứng trong một lần đẻ. Cá bột bị nhiều loài cá ăn thịt khác săn bắt, chẳng hạn cá chó (Esox lucius) và cá vược miệng to (Micropterus salmoides). Tại Cộng hòa Czech, cá chép là một món ăn truyền thống trong bữa ăn tối vào dịp lễ Nô en.
Phân loại
Cá chép châu Âu, được tìm thấy ở Đông Âu (đặc biệt là sông Donau và sông Volga).
Cá chép Deniz, được tìm thấy tại Tiểu Á, Thổ Nhĩ Kỳ (đặc biệt là xung quanh Çorum) và Victoria, Úc (xung quanh lạch Merri và hồ Coburg).
Cá chép Amur, có nguồn gốc ở miền đông Á. Chúng có họ hàng với cá vàng thông thường, và có thể tạo ra con lai.
Nhập cư vào Bắc Mỹ Cá chép, có nguồn gốc từ khu vực Á - Âu, được đưa vào Bắc Mỹ với một sự quảng cáo rùm beng như là "loài cá tuyệt hảo nhất thế giới" năm 1877. Chuyến đầu tiên chở 345 cá chép sống được thả xuống ao hồ ở công viên đồi Druid thuộc Baltimore, Maryland. Sau này, lượng cá dư thừa được thả ở các hồ Babcock tại Công viên Đài tưởng niệm, Washington, D.C..
Kết quả của việc giới thiệu loài ngoại lai này cho thấy cá chép nhanh chóng thích ứng với môi trường mới, chúng nhanh chóng chiếm lĩnh các khu vực sinh sống. Chúng ăn các loại rong trong ao hồ, nhưng với số lượng không nhiều như người ta vẫn đồn đại. Người ta cũng cho rằng chúng ăn trứng của các loại cá khác. Đây chỉ là điều ngụy tạo do không có chứng cứ chính xác về điều này. Cá chép làm vẩn đục các ao hồ là đúng, tuy nhiên, vẫn còn đáng ngờ về việc chúng làm đục nước đến mức đủ để làm tổn hại đến các loại cá khác.
Thịt của chúng có vị thơm ngon khi nuôi trong môi trường nước sạch, nhưng vẫn có lẫn xương. Thịt cá chép rất mềm, ngọt và thơm, các món ăn từ cá chép chẳng những có hương vị ngon lành mà còn vô cùng bổ dưỡng. Giá trị dinh dưỡng trong cá chép được xếp ngang hàng với cá hồi và lươn, các món ngon từ cá chép là bài thuốc quý giá giúp bổ máu, sắc mặc hồng hào hơn, đặc biệt phù hợp với trẻ em và mẹ bầu. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân Gout, người bệnh về gan, thận, xuất huyết, chảy máu thì không nên ăn thực phẩm này.
Ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy.
Không chỉ ngon miệng trong lĩnh vực ẩm thực, cá chép còn là biểu tượng cho tài lộc luôn mang tới may mắn trong phong thủy. Cá Chép còn là hiện diện của sự thăng tiến, công danh thành đạt. Đối với những ai đang trên con đường công danh sự nghiệp mà mong ước mau chóng được thăng tiến, lương thưởng gia tăng không ngừng thì nên rước ngay 1 bức tượng cá chép về để cầu được ước thấy.
>> Xem thêm ý nghĩa phong thủy của Cá Chép.
https://dogophongthuy.com.vn/
Từ khóa » Cá Chép Vàng Sống ở Môi Trường Nào
-
Cá Chép – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cá Chép, Những điều Chưa Biết
-
Môi Trường Sống Của Cá Vàng Là Gì?
-
Nuôi Cá Chép Vàng để đo ô Nhiễm Môi Trường - Tiền Phong
-
Nắm Bắt 7 Bí Mật Thú Vị Về Loài Cá Chép Vàng - Thegioidongvat.Co
-
Nắm Bắt Những Bí Mật Thú Vị Về Loài Cá Chép Vàng
-
Cá Chép, 8 Lưu ý Trước Khi Nuôi Cá Chép Trong Ao, Phân Biệt Từng Loại
-
Cá Chép Sống ở Môi Trường Nào?
-
Câu 1. Cá Chép Sống ở Môi Trường Nào?A. Môi Trường Nước LợB ...
-
Cá Vàng Sống được Bao Lâu? 5 Cách để Tăng Tuổi Thọ Cho Chúng
-
Những điều Cần Biết Khi Nuôi Cá Chép Vàng
-
Các Loại Cá Chép Phổ Biến ở Việt Nam - Bách Hóa XANH
-
Cá Chép Sống ở Môi Trường Nào? A. Môi Trường Nước Lợ B ... - Hoc24
-
Cá Và Môi Trường Sống - Tài Liệu Text - 123doc