Cá Chép Lai V1 - Ban Ca Giong

Trung tâm giống & dịch vụ nghề cá Thái Sơn chuyên cung cấp Cá Chép Lai V1 số lượng lớn, chất lượng cao, giá cạnh tranh nhất miền Bắc

Loài cá mang 3 dòng máu của 2 châu lục

Cá chép chọn giống V1 là thế hệ chọn lọc thứ 6 của những cá lai 3 máu (hay còn gọi là con lai kép) giữa cá chép Việt nam (V), Hungary (H) và Indonesia (I) tạo ra cá dòng Hung, dòng Việt, dòng Indo được Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 tiến hành từ năm 1984-1995. Hiện nay cá chép V1 được nuôi phổ biến ở Việt nam, được đánh giá rất cao về giá trị kinh tế.

Cá chép V1 tập hợp được những đặc điểm di truyền quý như chất lượng thịt thơm ngon, khả năng chống chịu bệnh tốt của cá chép Việt Nam; thân ngắn và cao cùng tốc độ tăng trưởng nhanh của cá chép Hungary; đẻ sớm và trứng ít dính của cá chép Indonesia.

Cá chép V1 được tạo chọn lọc theo mô hình sau

Cá chép V1 sống ở tầng đáy, ăn tạp, thức ăn chủ yếu là nhuyễn thể cỡ nhỏ như trai, ốc, mùn bã hữu cơ… Nguồn thức ăn tự nhiên này trong ao bị cạn kiệt theo thời gian vì thế khi nuôi ghép với các loại cá khác trong ao phải bổ sung thêm thức ăn tự chế biến nếu không cá sẽ chậm lớn.

Mô tả hình thái – Cá chép V1 đã tập hợp được những đặc điểm di truyền quý của 3 loại cá thuần chủng: Chất lượng thịt thơm ngon, sức sống cao, khả năng chống chịu bệnh tốt của cá chép Việt nam.– Thân ngắn và cao, đầu nhỏ, ngoại hình đẹp cùng tốc độ tăng trọng nhanh của cá chép Hungary.– Trứng ít dính của cá chép Indonesia.– Nói chung, cá có giá trị kinh tế cao, phù hợp với đặc điểm nuôi trồng tại Việt nam. Đặc điểm hình thái – Cá chép V1 dòng Việt có ngoại hình thiên về dạng hình cá chép trắng Việt Nam do trong hệ gen của chúng có 50% cơ cấu di truyền của cá chép trắng Việt nam.– Cá chép V1 dòng Vàng (Indo) có ngoại hình thiên về cá chép Hung thuần vì kiểu gen của chúng mang 50% cơ cấu di truyền của cá chép Indonesia.– Cá chép V1 dòng Hung có ngoại hình thiên về cá chép Hung thuần vì chúng mang 50% cơ cấu của cá chép dòng Hungary.– Tuy nhiên khi tái sản xuất trong phạm vi từng dòng chép lai để thu F2, F3… thì sự khác biệt về sinh trưởng và hình thái ở F2, F3 không còn rõ rệt nữa. Cũng không tìm thấy sự khác biệt có tính chất quy luật giữa 3 dòng cá đó về mặt hình thái.

Dễ nuôi như cá lai

Cá chép V1 có khả năng chịu đựng tốt hơn so với cá trắm cỏ, rô phi, mè, trôi. Cá chép V1 có thể sống được ở ngưỡng ôxy hòa tan là 3mg/l nhưng không nên thả nuôi với mật độ cao. Mật độ thả nuôi vừa thường là 1-1,5 con/m2, ao nuôi cần có độ sâu từ 0,8-1,2m là tốt nhất, vì ao sâu hơn cá sẽ chậm lớn. Bờ ao nuôi cần được gia cố chắc chắn, tránh bị rò rỉ, mất nước, thậm chí là vỡ bờ gây thất thoát cá.

Trong giai đoạn đầu thả cá giống, người nuôi cần chú ý bón phân cho ao (phân chuồng + phân xanh, dùng 20-30kg/100m2) để gây màu nước kích thích các sinh vật trong ao phát triển làm gia tăng thức ăn tự nhiên cho cá. Thả cá giống có kích cỡ từ 4 - 6cm là tốt nhất, chọn cá không bị dị hình, cụt râu, rách đuôi, vây; cá khỏe mạnh bơi lội tốt và không bị ký sinh trùng bám như trùng mỏ neo, rận cá… Có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép với cá mè, cá trắm… để tận dụng diện tích và nguồn thức ăn.

Đọc thêm:

Phòng bệnh do virus gây ra trên cá chép

Chọn và thả cá giống– Chọn cá giống: Chọn mua giống ở các cơ sở sản xuất có uy tín. Cá giống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng: Cỡ cá 4 – 6cm, cá thả nuôi phải đồng đều kích cỡ, cá giống khoẻ, hoạt động nhanh nhẹn, nhìn ngoài màu sắc sáng đẹp, không bị lở loét, không mất nhớt vây, vẩy hoàn chỉnh, không bị dị hình.– Mật độ thả: Nuôi bán thâm canh 0,5 – 1 con/m2; nuôi thâm canh 1 – 1,5 con/m2.– Mùa vụ thả: Từ tháng 3 đến tháng 4 hàng năm.– Thả giống: Thả cá giống vào sáng sớm từ 6 – 9 giờ hoặc chiều tối khi trời mát, thả đầu hướng gió, không thả vào buổi trưa hoặc trời nắng gay gắt. Trước khi thả cá giống chép cần cân bằng nhiệt độ của nước trong túi chứa cá và nhiệt độ nước ao bằng cách ngâm cả bao chứa cá xuống ao nuôi từ 15 – 20 phút để cân bằng nhiệt độ trong túi và ao nuôi sau đó cho nước vào túi từ từ đến khi nước đầy túi thì thả cá ra nhằm tránh gây sốc cho cá.

Quản lý ao nuôi– Hàng ngày kiểm tra ao vào buổi sáng sớm phát hiện kịp thời trường hợp cá nổi đầu, thiếu ôxy, màu nước quá đặc, cá bị bệnh…. Đồng thời quan sát bờ ao, cống để khi có sự cố xảy ra thì xử lý kịp thời.– Đối với phương thức nuôi thâm canh sử dụng hệ thống quạt nước tăng cường lượng oxy trong ao nuôi.– Cho cá ăn hàng ngày đảm bảo đủ lượng và chất (không thừa để tránh lãng phí và ô nhiễm). Trong nuôi thâm canh sử dụng hệ thống máy bắn thức ăn để cá ăn được đồng đều.– Không sử dụng phân tươi bón xuống ao, không cho cá ăn thức ăn mốc, thối…Không dùng thuốc, hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm vào phòngtrừ bệnh cho cá.– Ðịnh kỳ 15 ngày khử trùng 1 lần nước ao bằng vôi bột với lượng 2 kg/100m2 nước ao.– Thường xuyên treo túi vôi bột cạnh sàng cho cá ăn với lượng 2 – 4 kg/túi/sàn. Sử dụng chế phẩm sinh học, vitamin để tăng cường sức đề kháng, khả năng hấp thụ thức ăn.* Đối với nuôi thâm canh cần chú ý:– Máy sục khí: Do nuôi cá ở mật độ cao, lượng oxy hoà tan từ không khí vào nước do sóng gió tự nhiên và lượng oxy do tảo quang hợp tạo ra không đủ cho cá hô hấp, đặc biệt là vào ban đêm. Máy sục khí được sử dụng nhằm tăng cường thêm sự hoà tan oxy từ không khí vào nước. Chế độ vận hành máy sục khí trong ao nuôi thâm canh được điều chỉnh theo thời gian nuôi như sau:+ Tháng nuôi 1 – 2: Không sục khí.+ Tháng nuôi 3 – 4: Sục khí 4 – 5 giờ/ngày, từ 2 giờ – 5 giờ sáng.+ Tháng nuôi 5 – 6: Sục khí 6 -7 giờ/ngày, từ 0 giờ – 7 giờ sáng.+ Chú ý sục khí vào những ngày thay đổi thời tiết, không có nắng. Những ngày trời mưa to, nhiều gió giảm thời gian quạt khí.– Chế độ thay nước: Trong quá trình nuôi chất thải của cá làm cho nước ao bẩn nhanh chóng, có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học hoặc thay nước tích cực nhằm cải thiện môi trường ao nuôi. Chế độ thay nước tích cực bắt đầu từ tháng nuôi thứ 3 đến hết chu kỳ nuôi, lượng thay từ 30% lượng nước trong ao.

Thu hoạch– Sau khi nuôi 5-6 tháng, cá đạt trọng lượng 1.5 - 1.7kg/ccon, có thể thu hoạch cá thịt. Trước khi thu hoạch 1 – 2 ngày ngưng cho cá ăn.– Thu hoạch: Giảm mực nước từ 1/3 – 1/2 lượng nước trong ao, dùng lưới kéo, tránh để cá sặc bùn. Sau đó tháo cạn bắt hết số cá còn lại

Hiện tại, Trung tâm Thủy Sản Thái Sơn hàng năm cung cấp ra thị trường hàng triệu con. Phân phối chủ yếu tại 1 số tỉnh như:

Bán cá chép lai V1 tại Hải Phòng Bán cá chép lai V1 tại Yên Bái

Bán cá chép lai V1 tại Hải Dương Bán cá chép lai V1 tại Thái Nguyên

Bán cá chép lai V1 tại Quảng Ninh Bán cá chép lai V1 tại Nam Định

Bán cá chép lai V1 tại Lào Cai Bán cá chép lai V1 tại Tuyên Quang

Bán cá chép lai V1 tại Nghệ An Bán cá chép lai V1 tại Sơn La

Với tiêu chí UY TÍN - CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT

Liên hệ: 0986.34.9798

Từ khóa » Cá Chép Hungary Có Những đặc điểm Gì