Cá Chép Lai V1 - Zaidap
Có thể bạn quan tâm
- Bài viết
- Hỏi đáp
- Cá chép lai V1 là giống cá được tập hợp được những đặc điểm di truyền quý của 3 loại cá thuần chủng: + Chất lượng thịt thơm ngon , sức sống cao , khả năng chống chịu bệnh tốt của cá chép Việt Nam. + Thân ngắn và cao , đầu nhỏ , ngoại hình đẹp cùng tốc độ tăng trọng ...
- Cá chép lai V1 là giống cá được tập hợp được những đặc điểm di truyền quý của 3 loại cá thuần chủng: + Chất lượng thịt thơm ngon , sức sống cao , khả năng chống chịu bệnh tốt của cá chép Việt Nam. + Thân ngắn và cao , đầu nhỏ , ngoại hình đẹp cùng tốc độ tăng trọng nhanh của cá chép Hungary. + Đẻ sớm và trứng ít dính của cá chép Indonesia.- Nói chung , giống cá có giá trị kinh tế cao , phù hợp với đặc điểm nuôi trồng tại Việt nam.- Cá chép V1 dòng Việt có ngoại hình thiên về dạng hình cá chép trắng Việt Nam do trong hệ gen của chúng có 50% cơ cấu di truyền của cá chép trắng Việt nam.- Cá chép V1 dòng Vàng ( Indo ) có ngoại hình thiên về cá chép Hung thuần vì kiểu gen của chúng mang 50% cơ cấu di truyền của cá chép Indonesia.- Cá chép V1 dòng Hungary có ngoại hình gần giống cá chép Hungary thuần vì chúng mang 50% cơ cấu của cá chép dòng Hungary.- Do vậy khồn thể bất kỳ một cơ sở nào có thể sản xuất được giống cá chép lai 3 máu.- Giống cá chép này có tốc độ sinh trưởng nhanh , sau 1 năm nuôi cá có thể đạt từ 0.8 – 1.5kg/con.Hướng dẫn nuôi cá Chép lai V1:
1. Chuẩn bị ao nuôi:
- Diện tích 500m 2 .- Dọn ao , vệ sinh ao: Sau mỗi vụ nuôi , đáy ao rất dơ cần phải sên vét đáy ao thật kỹ , hút bỏ những thức ăn thừa , phân cá và những chất lắng tụ.- Phơi đáy ao 3 – 5 ngày ( ao không có phèn tiềm tàng ).- Nếu ao nuôi có nhiều phèn tiềm tàng thì nên tháo nước còn 3 cm trên đáy ao rồi sau đó bón vôi.- Bón vôi: Lượng vôi bón theo độ pH của đất và nước.- Lấy nước vào ao lúc thủy triều cao nhất , nước qua cống hoặc ống bọng phải được lọc kỹ bằng lưới.- Nhiệt độ của nước: 20 – 28 o C. - Kiểm tra môi trường nuôi: pH đạt 5 - 9 , O 2 hòa tan dưới 2mg/l.2. Chăm sóc:
- Cá giống: + Cá không bị sây sát , các vi không bị rách + Màu sắc tươi sáng: Lưng xanh đen , bụng màu trắng bạc. + Cá có nguồn gốc rõ rang. + Nhiều nhớt , bơi lội nhanh nhẹn. + Cá đồng đều , cùng ngày tuổi.- Đối với ao nuôi: + Nếu cho cá ăn thả với mật độ 20 -25con/100m 2 . + Nếu không cho cá ăn thả với mật độ 5 – 7con/m 2 .- Nuôi ở ruộng trũng 1 vụ lúa chiêm: mật độ 5000 con/ha , thả ghép cùng với cá khác để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên , như cá rô phi đơn tính.- Thức ăn: + Hàng ngày cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp: cám gạo 70 – 80% , bột cá nhạt 3 – 5% , bột đậu tương 10 – 15%. + Trong 2 tháng đầu cho ăn với lượng thức ăn bằng 7 - 10% khối lượng cá trong ao. + Từ tháng thứ 3 thì cho ăn với lượng thức ăn bằng 5% khối lượng cá trong ao.- Nuôi từ tháng 2 – 3 dương lịch , sau tháng 4 – 5 tháng nuôi thì đáng tỉa cá lớn và thả bù cá nhỏ.Các bệnh thường gặp trên cá Chép Lai V1:
1. Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.
a. Triệu chứng:- Cá bệnh bị sẫm màu từng vùng ở bụng.- Xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể.- Hoại tử đuôi , vây , xuất hiện các vết thương trên lưng , các khối u trên bề mặt cơ thể , vảy dễ bị rơi rụng.- Mắt lồi , mờ đục và phù ra.- Xoang bụng chứa dịch , nội tạng hoại tử.b. Phòng và điều trị:- Tránh tạo ra các tác nhân cơ hội như nhiễm ký sinh trùng ( Nhóm nguyên sinh động vật ) , tránh làm xây xát cá , vệ sinh không đúng qui định , nước giàu chất hữu cơ ( môi trường nuôi nhiễm bẩn ) , mật độ nuôi quá dày , hàm lượng ôxy thấp , ô nhiễm từ các nguồn nước thải công nghiệp...- Dùng thuốc tím ( KMnO 4 ) tắm cá , liều dùng là 4 ppm ( 4g/ m3 nước ) đối với cá nuôi ao và 10 ppm ( 10g/ m3 nước ) đối với cá nuôi bè. Xử lý lập lại sau 3 ngày , định kỳ tắm cá một tuần , hai tuần hoặc một tháng/lần tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá.- Dùng thuốc trộn vào thức ăn: + Oxytetracyline: 55-77 mg/kg thể trọng cá nuôi , cho ăn 7-10 ngày ( nên hạn chế sử dụng. + Enrofloxacin: 20 mg/kg thể trọng cá nuôi , cho ăn 7-10 ngày. + Streptomycin: 50-75 mg/kg thể trọng cá nuôi , cho ăn 5-7 ngày. + Kanamycin: 50 mg/kg thể trọng cá nuôi , cho ăn 7 ngày. + Nhóm Sulfamid: 100-200 mg/kg , cho ăn 10-20 ngày.2. bệnh nhiễm khuẩn do Pseudomonas ( bệnh đốm đỏ ).
a. Triệu chứng:- Xuất huyết từng đốm nhỏ trên da , chung quanh miệng và nắp mang , phía mặt bụng.- Bề mặt cơ thể có thể chảy máu , tuột nhớt nhưng không xuất huyết vây và hậu môn.- Pseudomonas spp gây nhiễm khuẩn huyết thường liên quan đến các stess , các thương tổn da , vẩy do các tác nhân cơ học , nuôi với mật độ cao , dinh dưỡng kém , hàm lượng ôxy giảm.- Pseudomonas spp xâm nhập vào cơ thể cá qua các thương tổn ở mang , da.b. Phòng và điều trị:- Dùng vaccin phòng bệnh.- Giảm mật độ nuôi.- Cung cấp nguồn nước tốt.- Tắm 3-5 ppm ( KMnO 4 ) không qui định thời gian.- Có thể dùng các loại kháng sinh để điều khi như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.3. Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Edwardsiella ( Edwarsiellosis ).
a. Triệu chứng:- Xuất hiện những vết thương nhỏ trên da ( phía mặt lưng ) , đương kính khoảng 3-5mm , những vết thương này sẽ phát triển thành những khối u rỗng bên trong thớ cơ và làm da bị mất đi sắc tố.- Cá mắc bệnh sẽ mất khả năng vận động vì vây đuôi bị rách do quá trình viêm. Có thể xuất hiện những vết thương bên dưới biểu bì cơ , khi ấn vào sẽ phát ra khí có mùi hôi , các vết thương này sẽ gây hoại tử vùng cơ chung quanh.- Bệnh thường xảy ra trên cá lớn.- Trong ruột một vài loài rắn , cá và một vài loài bò sát , ếch nhái có thể là nguồn lây nhiễm mầm bệnh E. tarda.- Bệnh xuất hiện khi chất lượng nước trong môi trường nuôi xấu , nuôi với mật độ dày , nhiệt độ thích hợp để bệnh phát triển khoảng 30 độ. Tuy nhiên bệnh cũng xuất hiện khi nhiệt độ nước thấp hơn và dao động bất thường.b. Phòng và điều trị:- Cải tiến chất lượng nước trong môi trường nuôi.- Giảm thấp mật độ nuôi.- Dùng vaccin phòng bệnh.- Có thể dùng các loại kháng sinh để điều trị như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.4. Bệnh trên các loài cá nuôi nước mặn do nhóm Vibrio ( Vibriosis ).
* Khi bệnh bùng nổ , có thể gây chết cá đến 50% hoặc cao hơn ở cá nhỏ và tỷ lệ này sẽ giảm đối với cá lớn , tuy nhiên cá mắc bệnh sẽ bỏ ăn và kém tăng trưởng.a. Triệu chứng:- Cá thường có biểu hiện bỏ ăn hoặc ăn kém.- Từng vùng trên lưng cá hoặc toàn bộ biến màu sẫm.- Xuất huyết điểm trên từng vùng của cơ thể , hoại tử vây.- Mắt đục , lồi.- Trong những trường hợp cấp tính cá có thể chết khi chưa có biểu hiện bệnh lý , ngoài trừ bụng trướng to.- Cá nhiễm bệnh một thời gian dài thì mang cá bị bạc màu , xuất hiện những vết thương có thể ăn sâu vào trong cơ thể.- Ở trại giống thì khi thấy cá trong bể ương xuất hiện những đốm đỏ thì đó là dấu hiệu của nhiễm Vibrio.b. Phòng và điều trị:- Dùng vaccin.- Quản lý chất lượng nước tốt.- Giảm mật độ nuôi.- Có thể dùng OTC với liều 77 mg/kg thể trọng cá , duùg trong 10 ngày ( nên hạn chế sử dụng ).- Flumequine: 6mg/kg thể trọng cá nuôi , dùng trong 6 ngày.- Kanamycine: 50 mg/kg thể trọngcá nuôi , dùng trong 7 ngày.- Nhóm Sulfamid: 100 - 200 mg/kg thể trọng cá nuôi , dùng từ 10-20 ngày.5. Bệnh do trùng mỏ neo. a. Triệu chứng:- Cá nhiễm bệnh kém ăn , gầy yếu , chung quanh các chỗ trùng bám viên và xuất huyết. Vị trí trùng mỏ neo bám tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.- Tác hại và phân bố bệnh:- Bệnh gây tác hại lớn cho cá giống và cá hương.- Đối với cá lớn , trùng mỏ neo làm thành vết thương tạo điều kiện cho các tác nhân khác gây bệnh như: nấm , ký sinh trùng , vi khuẩn xâm nhập.- Trùng thường ký sinh ở da , mang , vây , mắt trên các loài cá như: cá lóc bông , cá bống tượng , cá chép , cá mè , cá tai tượng.b. Phòng và điều trị:- Kiểm tra cá trước khi thả nuôi , nếu phát hiện ra có xuất hiện trùng mỏ neo ký sinh dùng thuốc tím 10-25g/ m3 tắm trong một giờ.- Trị bệnh có thể dùng lá xoan liều lượng 0 , 3-0 , 5kg/ m3 nước.6. Bệnh rận cá. a. Triệu chứng:Trùng ký sinh bám trên da cá hút máu cá đồng thời phá huỷ da , làm viêm loét tạo điều kiện cho các sinh vật khác tấn công.b. Phòng và điều trị:- Áp dụng cách phòng trị giống như bệnh do trùng mỏ neo hoặc dùng thuốc tím ( KMnO 4 ) với nồng độ 10 g/( m3 ) trong một giờ.7. Bệnh nấm thuỷ mi. a. Triệu chứng- Trên da cá xuất hiện những vùng trắng xám , có những sợi nấm nhỏ nhìn trong nước giống như sợi bông trên thân cá.- Các giai đoạn phát triển của các loài cá nước ngọt, baba, ếch đều có thể nhiễm nấm khi nuôi với mật độ dày.- Nhiệt độ nước 18-25oC, thích hợp cho nấm phát triển.- Nhìn bằng mắt thường có thể thấy các sợi nấm nhỏ như sợi bông , mềm , tua tủa.b. Phòng và điều trị:- Áp dụng các giải pháp phòng bệnh tổng hợp.- Dùng Potassium dichromate 20-24g/m3 .- Nếu cá có vết thương có thể bôi trực tiếp dung dịch Potassium dichromate 5% hoặc iodine 5% (cá bố mẹ).- Muối: 25 kg/( m3) /10-15 phút hoặc 10 kg/ ( m3) /20 phút , 1-2 kg/ ( m3) không giới hạn thời gian.- Dung dịch (KmnO4) với nồng độ 100g/(m3) thời gian kéo dài cho đến khi cá xuất hiện sốc.- Formalin 0,4 - 0,5 ml/l trong một giờ.- CuSO4 100g/(m3) /10-30 phút. Đối với trứng cá có thể dùng 50 g/ ( m 3 ) / 1 giờ.- Griseofulvin 10ppm/m3 do thuốc này có thời gian tồn dư trong nước ngắn nên không giới hạn thời gian dùng. Bình luận về bài viết này Chia sẻ tin đăng đến bạn bè Lưu tin Gửi Messenger Copy link
Trần Bảo Ngọc
227 chủ đề
44292 bài viết
Có thể bạn quan tâm- 1 Cua Đồng
- 2 Bê Beetal
- 3 Thỏ Califorlia
- 4 HOA PĂNG XÊ
- 5 Giống Nai
- 6 Nghêu Xanh
- 7 Cá Phượng Hoàng
- 8 THỏ đen Việt Nam
- 9 Giống Hươu Sao
- 10 ĐẬU BẮP CAO SẢN
Đăng ký nhận thông báo
Các bài học hay sẽ được gửi đến inbox của bạn
HỖ TRỢ HỌC VIÊN
- Các câu hỏi thường gặp
- Điều khoản sử dụng
- Chính sách và quy định
- Chính sách bảo mật thanh toán
- Hỗ trợ học viên: hotro@zaidap.com
- Báo lỗi bảo mật: security@zaidap.com
VỀ ZAIDAP
- Giới thiệu Zaidap
- Cơ hội nghề nghiệp
- Liên hệ với chúng tôi
HỢP TÁC VÀ LIÊN KẾT
- Đăng ký giảng viên
- Giải pháp e-learning
- Chương trình đại lý
- Chương trình Affiliate
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
Zaidap.com - Giải đáp mọi thắc mắc, mọi câu hỏi
© Copy right 2018 - 2024
Từ khóa » Cá Chép Indonesia Có đặc điểm
-
Cá Chép Vàng Indonesia
-
Cá Chép Lai 3 Dòng Máu - Tạp Chí Thủy Sản
-
Cá Chép Lai V1 - Ban Ca Giong
-
1998, 2001, 2004. 3. Mô Tả Hình Thái Cá Chép V1 đã Tập ... - Facebook
-
Top 20 Cá Chép Vàng Indonesia Có đặc điểm Hay Nhất 2022
-
Cá Chép V1 - Cá Chép F1 - Thủy Sản Quang Vinh
-
Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cá Chép Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Giống Cá Chép V1
-
Thông Tin Về Cá Chép V1 - TaiLieu.VN
-
[Top Bình Chọn] - Cá Chép Hungary Có đặc điểm - Trần Gia Hưng
-
Sản Xuất Giống Và Nuôi Cá Chép Chọn Giống V1 | Việt Phương Hà Nam
-
Cá Chép Lai 3 Dòng Máu Là Gì? - NAVIFEED.VN
-
Ưu Thế Giống Cá Chép Lai V1 - Sở Khoa Học Và Công Nghệ