Cá Chình điện Và Khả Năng Tự Cách điện
Có thể bạn quan tâm
- f
- 1,54
- 2.316
Cá chình điện phóng điện để bắt mồi và tránh kẻ thù, nhưng khả năng này không khiến chúng bị thương khi ở dưới nước.
>> Video: Xem cá chình phóng điện giết chết cá sấu
>> Cá giết mồi bằng điện
Khả năng tự cách điện của cá chình điện
Một con cá chình điện.(Ảnh: Wikipedia)
Cá chình điện (hay còn gọi là lươn điện) sống ở vùng Amazon, với đặc trưng là các cơ quan đặc biệt chuyên phóng điện. Ngoài ra, chúng còn sử dụng xung điện yếu hơn để xác định vị trí của con mồi, tương tự cách định vị tiếng vang của dơi và cá heo.
Một con cá chình điện có thể dài 2,4 m và nặng gần 23 kg, lớn hơn nhiều so với con mồi của chúng dưới nước. Do đó, dòng điện với hiệu điện thế lên tới 650 V được phóng ra có thể ít tác động đến chính loài cá này hơn so với con mồi.
Tuy nhiên, khi không ở môi trường nước, một con cá chình điện có thể nhạy cảm hơn với sức mạnh của chính nó. Nhà nghiên cứu Jason Gallant của Đại học bang Michigan, Mỹ từng nghe đến các trường hợp chúng có biểu hiện co giật khi bị kéo lên từ dưới nước. Nhiều khả năng dòng điện của chúng không dễ dàng biến mất qua không khí, mà thay vào đó di chuyển qua lớp da ướt và gây sốc hơn.
Nhóm của Gallant còn phát hiện rằng nhiều loài cá điện biểu hiện gene giống nhau, có chức năng mã hóa các protein cấu trúc có thể cách điện đối với cơ quan đặc biệt chuyên phóng điện.
Mặc dù vậy, theo Popsci, tất cả những điều này hiện chỉ là suy đoán. Trên thực tế, các nhà khoa học chưa thực sự tìm ra nguyên nhân cá chình điện không chịu ảnh hưởng trước chính dòng điện chúng phóng đi.
Theo VnExpress- 1,54
- 2.316
- Xe máy điện có khả năng tự cân bằng
- Kính mắt có khả năng dịch tự động
- Vi khuẩn có khả năng tạo ra điện năng
- Thuốc lá điện tử kiêm chức năng điện thoại
Khám phá
-
Trở về từ Thành phố Trắng, nhóm thám hiểm mắc bệnh đáng sợ
-
Truyền thông Mỹ đăng tải video tên lửa bắn trúng “đĩa bay” gây xôn xao
-
Rồng Komodo: Những cuộc gặp gỡ đầy nguy hiểm với "vua thằn lằn"
-
Bạn có biết: Hạt giống đầu tiên đến từ đâu?
-
Lỡ ăn nhiều chất béo, hãy uống ngay thứ này
-
Vô tình chụp CT, chuyên gia phát hiện bí mật của 3 xác ướp nằm trong nhau gây tò mò từ 115 năm trước
Thế giới động vật
-
Nhờ cấy gene não người, chuột học nhanh và ghi nhớ lâu hơn
-
Quái vật nước ngọt được tìm thấy sau tuyên bố bị tuyệt chủng
-
Bê giống gấu trúc chào đời ở Mỹ
-
Trí nhớ kỳ lạ của chim ruồi
-
Tại sao đom đóm lại phát sáng?
-
Giải cứu sơn dương dính bẫy trong rừng sâu
Tiêu điểm
-
Cách phân biệt rắn cạp nong và rắn cạp nia
-
Sư tử đực lĩnh đòn khi bạn đời tấn công tê giác
-
Đào đường, công nhân đụng độ trăn Anaconda khổng lồ có "khối u kỳ dị"!
-
Lý do vẹt là ngoại lệ của quy luật tiến hóa
-
Những động vật đang “đối mặt” với nguy cơ tuyệt chủng
-
13 loài vật thông minh nhất hành tinh
-
Cách phân biệt rắn hổ mang chúa, hổ mang thường và hổ trâu
Bài viết liên quan
-
Nhà khoa học giật bắn người khi hứng cú chích của lươn điện
-
Loài cá Bắc bán cầu được tìm thấy ở Việt Nam
-
Cá chình uốn lượn như đám tóc dưới đáy biển
-
Tình cờ chứng minh được giả thuyết kinh dị 200 năm tuổi về loài lươn điện
-
Phát hiện loài cá Chình mới thuộc họ cá Chình giả (Chlopsidae)
Trang chủ .
Bảo mật .
Liên hệ .
Facebook .
Copyright © 2024 KhoaHoc.tvTừ khóa » Cá Chình điện ở Việt Nam
-
Cá Chình Điện Có ăn được Không? Sống ở đâu? Giật Có Sao Không?
-
Vì Sao Cá Chình điện Có Thể Tạo Ra Dòng điện Lên đến 600 V
-
Cá Chình điện - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Thủy Quái Amazon ăn Gì, Sao Phóng điện Giết được Cả Cá Sấu?
-
Lươn Phát Ra điện 860 Volt, Sao Không Nuôi để Thắp Sáng Trong Nhà?
-
Cá Chình Điện Có ăn được Không? Sống ở đâu? Giật Có Sao
-
600 Volt Cho 1 Cú Phóng điện Của Loài Cá Chình Điện Sông Amazon ...
-
Cá Chình Điện ở Việt Nam ăn được Không [5] - RUNGASIA.COM
-
Tìm Hiểu Về Khả Năng Tự Phát điện Của Một Số Loài Cá điện!
-
Cá Chình điện Sống ở đâu? Giật Có Sao Không? Có ăn được Không?
-
Cá Chình điện Nguy Hiểm đến Mức Nào? - Điện Lực 247
-
Cá Chình Điện Và 10+ Thông Tin Cơ Bản Cần Biết - Thegioidongvat.Co