Cà Chua Kỵ Ăn Chung Với Những Thực Phẩm Nào ? - Thuốc Thang

Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.

Cà Chua Kỵ Ăn Chung Với Những Thực Phẩm Nào ?Cà Chua Kỵ Ăn Chung Với Những Thực Phẩm Nào ? Tuy dễ ăn, dễ chế biến lại tốt cho sức khỏe nhưng có những thực phẩm mà bạn tuyệt đối không nên nấu cùng cà chua bởi có thể làm mất đi dưỡng chất hay thậm chí là ảnh hưởng tới sức khỏe.

1. Cà Chua Và Cá Như Cá Chép, Cá Chình, Cá Trích Và Cá Khô

Món cá sốt cà chua hay canh cá là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Tuy nhiên có một số loại cá thật sự không phù hợp để ăn cùng cà chua như cá chép, cá trích,... Khi cà chua và những loại cá này được ăn cùng nhau, vitamin C trong cà chua sẽ giải phóng đồng từ cá.

Điều này không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của protein trong cá mà còn tạo ra các chất acid tannic có thể kích thích sự hình thành niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.

2. Cà Chua Và Khoai Lang

Cà chua và khoai lang là những loại rau phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hai loại rau quả này có thể sẽ gây ra một số triệu chứng không mong muốn nếu ăn cùng nhau như hình thành sỏi, buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy.

3. Cà Chua Và Dưa Chuột

Cà chua thường được chế biến làm salad, do đó việc kết hợp với dưa chuột là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên không nhiều người biết rằng một trong những món "đại kỵ" của cà chua chính là loại quả này. Lý do là dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua có chứa số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa chuột, khiến chúng chẳng còn bổ béo gì với sức khoẻ.

4. Cà Chua Và Cà Rốt

Một số gia đình có thói quen hầm cà rốt cùng cà chua nhưng đây cũng không phải là sáng tạo hay ho. Vì cà rốt chứa enzym phân giải vitamin C có trong cà chua; đồng thời khi dùng chung hai loại thực phẩm này sẽ làm giảm các thành phần dinh dưỡng của nhau, không tốt như bạn nghĩ.

5. Cà Chua Và Gan Heo

Đồng và sắt chứa trong gan heo có thể oxy hóa vitamin C thành acid dehydroascorbic và làm mất giá trị dinh dưỡng của cà chua. Vì thế nếu muốn hấp thụ được toàn bộ hàm lượng vitamin C trong cà chua, bạn không nên nấu chung với gan.

6. Cà Chua Và Khoai Tây

Khoai tây sản xuất một lượng lớn axit clohiđric trong đường tiêu hóa của cơ thể. Cà chua thì tạo ra một chất kết tủa không tan trong môi trường axit mạnh, do đó nếu kết hợp cà chua với khoai tây có thể gây ra chứng khó tiêu.

7. Không Ăn Cà Chua Kèm Rượu Bia

Sử dụng cà chua cùng bia rượu sẽ gây ra bệnh khó tiêu hóa trong dịch dạ dày. Bởi trong cà chua có chứa hàm lượng axit tannic dễ gây tắc nghẽn đường ruột nên cần tránh sử dụng cùng các loạt thực phẩm có nhiệt lượng cao. Các loại thức ăn có nhiệt lượng cao khi kết hợp cùng cà chua sẽ làm tăng hàm lượng calo hấp thụ vào cơ thể và gây tăng cân.

8. Không Nên Nấu Cà Chua Với Tôm

Tôm là thực phẩm giúp bổ thận tráng dương, có tác dụng phòng trị rất nhiều đối với bệnh thận hư liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, đau lưng mỏi gối, tứ chi mệt mỏi, thiếu sữa sau khi sanh, lở da, mụn độc... Nếu ăn chung tôm với cà chua sẽ sinh ra hợp chất asen (thạch tín) rất nguy hiểm.

NGOÀI RA, BẠN CẦN LƯU Ý MỘT SỐ CẤM KỴ KHÁC VỚI CÀ CHUA:

  • Không ăn cà chua xanh

Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố "alkaloid" nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là "alkaloid" sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.

  • Không Ăn Cà Chua Khi Đói

Chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với axít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng.

  • Không Nên Ăn Nhiều Hạt Cà Chua

Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, không tiêu hoá được. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa. Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại nhiều giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khoẻ.

  • Không Ăn Quá Nhiều Cà Chua

Ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí. Triệu chứng của hiện tượng này ở mỗi người là khác nhau. Nếu cơ thể không hấp thụ khoai tây, ớt hay hạt tiêu thì cũng không dung nạp cà chua.

  • Không Dùng Cà Chua Nấu Chín Hoặc Cà Chua Để Lâu

Khi bạn sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu bạn ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Mrs Kỳ Duyên

Từ khóa » Cá Chép Kỵ Quả Gì