Cá Cóc Là đại điện Của Nhóm động Vật Nào Sau đây? - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Cá cóc là đại điện của nhóm động vật nào sau đây?” cùng với những kiến thức tham khảo về động vật lưỡng cư là tài liệu đắt giá môn Sinh học 7 dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.
Mục lục nội dung Trắc nghiệm: Cá cóc là đại điện của nhóm động vật nào sau đây?Kiến thức tham khảo về động vật lưỡng cư1. Tìm hiểu chung về động vật lưỡng cư2. Đặc điểm của động vật lưỡng cư3. Đa dạng về thành phần loài4. Sinh sản5. Vai trò của lương cưTrắc nghiệm: Cá cóc là đại điện của nhóm động vật nào sau đây?
A. Cá.
B. Lưỡng cư.
C. Bò sát,
D. Thú.
Trả lời:
Đáp án đúng: B. Lưỡng cư
Cá cóc là đại điện của nhóm động vật lưỡng cư.
Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về động vật lưỡng cư nhé!
Kiến thức tham khảo về động vật lưỡng cư
1. Tìm hiểu chung về động vật lưỡng cư
Động vật lưỡng cư là một lớp động vật có xương sống máu lạnh. Tất cả các loài lưỡng cư hiện đại đều là phân nhánh Lissamphibia của nhóm lớn Amphibia này. Động vật lưỡng cư phải trải qua quá trình biến thái từ ấu trùng sống dưới nước tới dạng trưởng thành có phổi thở không khí, mặc dù vài loài đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau để bảo vệ hoặc bỏ qua giai đoạn ấu trùng ở trong nước dễ gặp nguy hiểm. Da được dùng như cơ quan hô hấp phụ, một số loài kỳ giông và ếch thiếu phổi phụ thuộc hoàn toàn vào da. Động vật lưỡng cư có hình dáng giống bò sát, nhưng bò sát, cùng với chim và động vật có vú, là các loài động vật có màng ối và không cần có nước để sinh sản. Trong những thập kỷ gần đây, đã có sự suy giảm số lượng của nhiều loài lưỡng cư trên toàn cầu.
Các động vật lưỡng cư đầu tiên phát triển trong giai đoạn từ kỷ Devon từ cá vây tay với phổi và vây chân, đây là đặc điểm hữu ích trong việc thích nghi với đất khô. Chúng phát triển đa dạng và trở thành nhóm thống trị trong suốt kỷ Cacbon và kỷ Permi, nhưng sau đó đã được thay thế bằng các loài bò sát và động vật có xương sống khác. Theo thời gian, động vật lưỡng cư đã giảm kích thước và mức độ đa dạng, chỉ để lại lớp hiện đại Lissamphibia.
2. Đặc điểm của động vật lưỡng cư
Lưỡng cư là những động vật có xương sống có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:
- Da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng bốn chi.
- Hô hấp bằng phổi và da
- Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha
- Là động vật biến nhiệt
- Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.
3. Đa dạng về thành phần loài
- Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. Ở Việt Nam đã phát hiện được 147 loài.
- Đặc điểm:
+ Chúng đều có da trần (thiếu vảy), luôn luôn ẩm ướt và dễ thấm nước.
+ Sinh sản thường lệ thuộc vào môi trường nước ngọt.
- Lưỡng cư được chia làm 3 bộ: bộ Lưỡng cư có đuôi, bộ Lưỡng cư không đuôi, bộ Lưỡng cư không chân.
a. Bộ Lưỡng cư có đuôi
- Đại diện: cá cóc Tam đảo.
- Đặc điểm: có thân dài, đuôi dẹp hai bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau.
- Hoạt động chủ yếu vào ban đêm.
b. Bộ Lưỡng cư không đuôi
- Có số lượng loài lớn nhất trong lớp lưỡng cư.
- Đại diện: ếch đồng, ếch cây, ễnh ương và cóc nhà.
- Đặc điểm: có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước.
- Đa số hoạt động ban đêm.
c. Bộ Lưỡng cư không chân
- Đại diện: ếch giun.
- Đặc điểm: thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng có răng và có kích thước lớn hơn giun.
- Hoạt động cả ban đêm lẫn ban ngày. Sống chiu luồn trong hang.
4. Sinh sản
Việc sinh sản của hầu hết lưỡng cư cần nước ngọt mặc dù một số đẻ trứng trên đất và dùng nhiều cách để giữ ẩm. Số ít (ví dụ Fejervarya raja) có thể sống ở nước lợ nhưng không có lưỡng cư biển thật sự. Có các báo cáo về những quần thể lưỡng cư đột nhiên xâm lấn vùng nước mặn. Như vụ xâm lấn Biển Đen của loài lai tự nhiên của Pelophylax esculentus báo cáo năm 2010.
5. Vai trò của lương cư
- Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp.
+ Lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng về ban đêm.
+ Lưỡng cư còn tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh như ruồi muỗi…
Lưỡng cư bắt rất nhiều động vật có hại cho nông nghiệp
- Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, làm thuốc, là động vật thí nghiệm
+ Thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản
+ Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em
+ Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật.
+ Ếch đồng là vật thí nghiệm trong lí sinh học
- Hiện nay số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt để làm thực phẩm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.
Từ khóa » Cá Cóc Tam đảo Có đặc điểm Nào Sau đây
-
Cá Cóc Tam Đảo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đặc điểm Nào Có ở Cá Cóc Tam Đảo? - Hoc247
-
Đặc điểm Nào Sau đây Không Có ở Cóc Tam Đảo? - Hoc247
-
Đặc điểm Của Cá Cóc Tam đảo Là
-
Đặc điểm Nào Có ở Cá Cóc Tam Đảo? - Selfomy Hỏi Đáp
-
Đặc điểm Nào Sau đây Không Có ở Cóc Tam Đảo?
-
Đặc điểm Nào Sau đây Không Có ở Cóc Tam Đảo? Tim Ba Ngăn
-
Vì Sao Cá Cóc Tam đảo được Xếp Vào Lớp Lưỡng Cư
-
Đặc điểm Nào Sau đây Không Có ở Cóc Tam Đảo?A. Tim Ba Ngăn;
-
Cá Cóc Tam Đảo Thuộc Bộ Nào?...
-
Đặc điểm Nào Sau đây Không Có ở Cóc Tam Đảo?
-
Cá Cóc Tam Đảo Thuộc Bộ Nào? Lưỡng Cư Có đuôi...
-
Cá Cóc Tam Đảo
-
Trắc Nghiệm Bài 37: Đa Dạng Và đặc điểm Chung Của Lớp Lưỡng Cư