CÁ CƠM VÀ CÁ NỤC LÀM MẮM CÓ GÌ KHÁC BIỆT?

CÁ CƠM VÀ CÁ NỤC LÀM MẮM CÓ GÌ KHÁC BIỆT?

Nước mắm truyền thống từ bao đời nay được biết tới chủ yếu là được làm từ cá biển, đặc biệt là cá cơm. Vậy, nước mắm truyền thống cá nục thì có gì khác biệt? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. CÁ CƠM

Cá cơm là một họ các loài cá chủ yếu sống trong nước mặn và có kích thước nhỏ. Cá cơm được sử dụng nhiều bởi vì chúng có độ đạm tự nhiên cao và vị ngon, ngọt, đậm đà.  

Có nhiều loại cá cơm được dùng làm nguồn nguyên liệu để làm nước mắm như cá cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì, cơm lép… nhưng ngon nhất và được sử dụng nhiều nhất luôn là cá cơm than và sọc tiêu.

Cá cơm than 

>>>>> TỔNG QUAN VỀ CÁ CƠM 

2. CÁ NỤC 

Bên cạnh cá cơm, cá nục cũng là loài cá thường được các làng nghề đánh bắt và sử dụng làm nguyên liệu chế biến loại nước mắm truyền thống. Đây là loại món mắm thơm ngon của miền biển, được ưa chuộng nhiều nhất ở những vùng nông thôn, miền núi. Chẳng cần cầu kỳ, cao sang, chỉ một dĩa rau lang, rau muống hoặc cà rốt, bông cải chấm với chén mắm cá nục dằm ớt cũng đủ làm no bụng, ấm lòng bao người.

Cá nục 

>>>>>>> QUY TRÌNH LÀM NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG

3. CÁ CƠM VÀ CÁ NỤC LÀM MẮM CÓ GÌ KHÁC BIỆT?

Nước mắm là một sản phẩm do thịt cá ngâm dầm trong nước muối mặn, phân giải từ protein phức tạp đến protein đơn giản và cuối cùng là các axit amin dưới tác dụng của enzyme có sẵn trong thịt và hệ tiêu hóa của cá, làm cho nước mắm có mùi vị đặc trưng.

Bảng thành phần hóa học cá biển 

Nhìn vào bảng thành phần các loại cá, có thể thấy Protein trong cá Nục là vượt trội. Vì vậy nước mắm cá Nục thường “chắc vị” và có mùi vị đặc trưng riêng.

Tuy nhiên so với cá cơm thì việc sử dụng cá Nục làm mắm có một số bất lợi về cảm quan do đặc tính tự nhiên của cá. Cá cơm cho ra nước mắm có hương vị thơm ngon bởi vì: 

  • Cá cơm là loài cá ăn nổi, hoạt động mạnh nên thành phần của cá ít mỡ
  • Cá có hoạt tính enzym Protease trong ruột và thịt cao hơn các loại cá khác nên quá trình thủy phân xảy ra nhanh hơn. Cùng một thời gian sản xuất thì việc thủy phân của các cơm diễn ra hoàn toàn, triệt để. Cá cơm có kích thước nhỏ hơn các  các khác nên dễ thủy phân hơn. 
  • Cá Nục có kích cỡ to hơn cá cơm, với phương pháp nén gài thì đòi hỏi thời gian ủ lâu cùng với kỹ thuật cầu kỳ mới cho ra được nước mắm vị thanh, mùi dịu. Vì thời gian ủ lâu, cùng với bản chất nguyên liệu làm cho nước mắm cá Nục có màu đậm (sậm) hơn nước mắm cá cơm cùng loại.
  • Màu của nước mắm cá Nục có thể không đẹp như cá cơm nhưng hương vị đậm đà, đặc trưng cùng với vị ngọt tự nhiên của đạm cá là trị nổi bật của nước mắm cá Nục.

Nước mắm cá nục Lê Gia 

Từ cá Nục tươi ủ với muối hạt tinh trong thùng gỗ Bời Lời, đặt dưới nhà tôn kín, theo phương pháp truyền thống, sau 18-24 tháng, lên men tự nhiên, những dòng nước mắm, nguyên bản, tự nhiên, đỏ tươi màu hổ phách, đậm đà hậu vị được đóng chai tạo nên nước mắm cá Nục Lê Gia  

  • *) Sản phẩm nước mắm truyền thống thuần khiết, tự nhiên 100%. Cá Nục giàu đạm, nhiều thịt, được được ủ trong thùng gỗ bời lời, trong nhà tôn kín, lên men hoàn toàn tự nhiên với thời gian từ 18-24 tháng, được kéo cho ra nước mắm đậm đà mùi vị truyền thống.
  • *) Nước mắm vị đậm đà – mùi thơm dịu, đặc trưng.
  • *) Sản phẩm được đóng chai thủy tinh, nắp chai được thiết kế tiện lợi cho nhu cầu sử dụng.

Nước mắm, các sản phẩm mắm  Lê Gia được bán tại hệ thống siêu thị Vinmart  và hệ thống Vinmart+, Mega Market, Big C; AEON, Co.op Mart (MB), hệ thống cửa hàng mẹ và bé (Concung, Bibomart, Kidplaza…) các hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch và đại lý tại HN và các tỉnh phía trên toàn quốc.   

? Hiểu thêm về nước mắm Lê Gia hơn tại:

? Website: https://nuocmamlegia.com Hoặc http://nuocmamchobe.vn

⏯ Page: https://facebook.com/mamlegia

☎️ Hotline: 0971.978.786 / 0868.298.786

☎️ email: info@mamlegia.com

Từ khóa » Cách Làm Mắm Từ Cá Nục