Ca Dao Tục Ngữ Về Cá Chạch

Những bài ca dao - tục ngữ về "cá chạch":
  • Một chạch chẳng đầy đầm

    Một chạch chẳng đầy đầm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • cá chạch
    • Người đăng: Phan An
    • 13 March,2022
  • Nghe chàng đọc sách Kinh Thi

    Nghe chàng đọc sách Kinh Thi Con cá nằm dưới cỏ cá chi rứa chàng? – Anh đây chẳng đọc sách Kinh Thi Cá nằm dưới cỏ anh nghi con cá tràu

    Dị bản
    • Nghe chàng đọc sách Kinh Thi Con cá nằm dưới cỏ cá chi rứa chàng? – Cá nằm dưới cỏ chỉ có chạch với lươn Em mà đơm đó, hắn trườn hắn vô.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
      • Khác
    • Thẻ:
      • lươn
      • cá tràu
      • đối đáp
      • Kinh Thi
      • cá chạch
    • Người đăng: Phan An
    • 9 April,2016
  • Nói lộn chạch lộn lươn

    Nói lộn chạch lộn lươn

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • cá chạch
      • lươn
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 19 August,2015
  • Dưa leo em hái về nhà

    Dưa leo em hái về nhà Bắt thêm cá chạch mẹ già nấu canh

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
    • Thẻ:
      • dưa leo
      • ẩm thực
      • cá chạch
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 20 December,2014
  • Chạch bỏ giỏ cua

    Chạch bỏ giỏ cua

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • con cua
      • cá chạch
    • Người đăng: Phan An
    • 29 September,2014
  • Đêm khuya anh thức dậy xem trời

    Đêm khuya anh thức dậy xem trời Thấy sao Nguyệt Bạch Ngó xuống lòng rạch Thấy con cá chạch đỏ đuôi Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược Nước chảy ngược con cá nược rượt theo Anh than với em rằng số phận anh nghèo Đũa tre đâu dám sánh đèo với đũa mun

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Than thân trách phận
    • Thẻ:
      • cá chạch
      • cá nược
      • cá buôi
      • than thở
    • Người đăng: Phan An
    • 10 September,2014
  • Đất sỏi chạch vàng

    Đất sỏi chạch vàng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • cá chạch
    • Người đăng: Phan An
    • 10 September,2013
  • Anh ngó lên trời thấy đám mây bạch

    Anh ngó lên trời thấy đám mây bạch Anh ngó xuống lòng lạch thấy con cá chạch đỏ đuôi Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược Anh mảng thương nàng biết được hay không?

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • cá buôi
      • cá chạch
    • Người đăng: Phan An
    • 7 September,2013
  • Sá gì một lỗ cẳng trâu

    Sá gì một lỗ cẳng trâu Một con cá nhét, anh câu mấy cần?

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • cá chạch
      • công lao
      • câu cá
    • Người đăng: Phan An
    • 27 July,2013
  • Xin đừng ra dạ bắc nam

    Xin đừng ra dạ bắc nam Ðừng chê lươn ngắn, chớ tham chạch dài

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • xa cách
      • con lươn
      • kinh nghiệm sống
      • Bắc Nam
      • cá chạch
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 21 June,2013
  • Đầu gành có con ba ba

    Đầu gành có con ba ba Kẻ kêu con chạch, người la con rùa

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • ghềnh
      • cá chạch
      • con rùa
      • ba ba
    • Người đăng: Phan An
    • 1 June,2013
  • Người ta bắt chạch đằng đầu

    Người ta bắt chạch đằng đầu Mẹ em tham giàu, bắt chạch đằng đuôi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
      • Than thân trách phận
    • Thẻ:
      • cưới hỏi
      • tham giàu
      • cá chạch
    • Người đăng: Phan An
    • 27 March,2013
  • Đêm đêm vuốt bụng thở dài

    Đêm đêm vuốt bụng thở dài Thở ngắn bằng chạch, thở dài bằng lươn

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • con lươn
      • cá chạch
    • Người đăng: Phan An
    • 14 March,2013
  • Bao giờ cho chuối có cành

    Bao giờ cho chuối có cành Cho sung có nụ, cho hành có hoa Bao giờ chạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình Bao giờ cây cải làm đình Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta

    Dị bản
    • Bao giờ cho chuối có cành Cho sung có nụ, cho hành có hoa Con chim bay vụt qua nhà Mà biết đực cái thì ta lấy mình

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Khác
    • Thẻ:
      • chim sáo
      • sung
      • cây đa
      • hành
      • gỗ lim
      • cây chuối
      • ta và mình
      • cây cải
      • làm cao
      • cá chạch
    • Người đăng: Tuệ Nương
    • 23 February,2013
  • Hãy cho bền chí câu cua

    Hãy cho bền chí câu cua, Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai

    Dị bản
    • Phải chi bền chí câu cua, Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • con cua
      • con rùa
      • bền chí
      • cá chạch
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 13 February,2013
  • Con chó chê khỉ lắm lông

    Con chó chê khỉ lắm lông Khỉ lại chê chó ăn dông ăn dài Lươn ngắn lại chê chạch dài Thờn bơn méo miệng, chê chai lệch mồm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • thờn bơn
      • chó mèo
      • khỉ
      • cá chạch
      • thói đời
      • lươn
    • Người đăng: Phan An
    • 11 February,2013
Chú thích
  1. Cá chạch Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...

    Cá chạch

    Cá chạch

  2. Kinh Thi Một trong Ngũ Kinh, gồm 311 bài thơ vô danh được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời.
  3. Chi rứa Gì thế (phương ngữ Trung Bộ).
  4. Cá lóc Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.

    Cá lóc

    Cá lóc

  5. Lươn Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.

    Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...

    Con lươn

    Con lươn

  6. Đó Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.

    Cái đó

    Cái đó

  7. Chạch bỏ giỏ cua Địa vị khó tránh khỏi nguy hiểm, cũng như con chạch bỏ giỏ cua thì bị cua cắp tứ phía, không tránh đâu cho thoát.
  8. Sao Nguyệt Bạch Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Sao Nguyệt Bạch, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  9. Rạch Sông nhỏ chảy ra sông lớn.
  10. Cá buôi Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của giảng: Cá buôi là "thứ cá sông tròn mình, nhỏ con mà có nhiều mỡ." Đó là một loại cá có tập tính sống thành bầy đàn. Khi đàn cá trưởng thành, chúng tách ra sống thành từng cặp. Và người đi bắt cá buôi thường bắt một lần được cả cặp, do con cá đi cùng cứ lẩn quẩn bên người bạn tình vừa bị bắt. Cá buôi có đặc điểm là chỉ ăn bọt nước và phiêu sinh vật nhỏ trong nước phù sa nên ruột rất sạch. Người ta chỉ có thể đánh bắt, chứ không câu được.
  11. Cá nược Một tên gọi dân gian ở miền Nam của cá heo.
  12. Đất sỏi chạch vàng Ở nơi tầm thường có khi vẫn sinh ra những người tài.
  13. Mảng Mải, mê mải (từ cũ).
  14. Bắc nam Phương bắc và phương nam. Thường dùng để nói về sự xa cách, phân li.
  15. Ghềnh Cũng gọi là gành, chỗ lòng sông hoặc biển có đá lởm chởm nằm chắn ngang làm nước dồn lại, chảy xiết. Ở nước ta có nhiều địa danh có chữ Gành hoặc Ghềnh như Gành Son, Gành Hào, Gành Cả, Gành Ráng...

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

  16. Ba ba Động vật họ rùa mai mềm, thường có kích cỡ nhỏ hơn rùa, sống ở các vùng nước ngọt (hồ, ao, sông ngòi, đầm, v.v.). Ở nước ta có 5 loài rùa mai mềm: ba ba Nam Bộ, ba ba gai, giải, ba ba trơn, và giải sin hoe. Ba ba có bốn chân, không có đuôi, đầu có vẩy nhỏ, miệng nhiều răng.

    Con ba ba

    Con ba ba

    Hướng dẫn định dạng các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam (Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, 2010)

  17. Sung Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.

    Cây và quả sung

    Cây và quả sung

  18. Đa Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”

    Cây đa Tân Trào

    Cây đa Tân Trào

  19. Sáo sậu Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.

    Sáo sậu

    Sáo sậu

  20. Có bản chép: rau diếp.
  21. Đình Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

    Đình Tiên Canh (tỉnh Vĩnh Phúc)

  22. Lim Một loại cây cho gỗ rất quý. Gỗ lim là một trong bốn loại gỗ "tứ thiết" (cứng như sắt) của nước ta, gồm đinh, lim, sến, táu. Gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt; có màu hơi nâu đến nâu thẫm, nếu để lâu hay ngâm nước bùn thì mặt gỗ chuyển sang màu đen.

    Cây lim cổ thụ

    Cây lim cổ thụ

    Gỗ lim

    Gỗ lim

  23. Có bản chép là "trạch" nhưng là do nói trại âm. Chạch là một loài cá thân tròn, da mỏng và trơn. Vảy nhỏ, nằm sâu dưới da nên khó thấy, khiến nhiều người tưởng cá chạch là da trơn, không vảy. Cá chạch thường sống trong các môi trường nước ngọt và nước lợ có lớp đáy mềm. Ở nước ta, phổ biến hai loại chạch sông và chạch bùn (chạch đồng). Cá chạch thường được dùng làm thực phẩm hoặc thuốc.

    Cá chạch nằm trên đá

    Cá chạch nằm trên đá

  24. Có bản chép: Chó mèo.
  25. Thờn bơn Còn gọi là cá bơn, một loại cá thân dẹp, hai mắt nằm cùng một bên đầu. Vì vị trí hai mắt như vậy nên khi nhìn chính diện có cảm giác miệng bị méo.

    Cá thờn bơn

    Cá thờn bơn

  26. Cá chai Một loại cá có nhiều ở các vùng biển miền Trung, dài chừng từ 15 đến 20cm, thịt dày, thơm, rất ít xương nhỏ, thường được đánh bắt để làm thức ăn trong gia đình hoặc đãi khách. Cá chai chế biến được nhiều món, nhưng ngon nhất vẫn là nướng hoặc chiên.

    Cá chai chiên mật ong

    Cá chai chiên mật ong

Từ khóa » Cá Chạch Lươn