Ca Dao Tục Ngữ Về Khoai Lang - Page 2 Of 3

Những bài ca dao - tục ngữ về "khoai lang":
  • Em thấy anh tương tư bệnh chắc

    Em thấy anh tương tư bệnh chắc, em rước ông thầy thuốc Bắc, em sắc hai chục chén còn lại một phân, bỏ thêm một lát gừng sống, một đống gừng lùi, một nùi chuối hột, một hộp đương quy, một ky trái táo, năm sáu chục trái cà na, thần sa một lượng, khoai sượng một chục, măng cụt một trăm, rau răm một đám, cám một bao, con gái lao rao mười hai đứa, sứa lửa vài trăm, lại thêm huỳnh liên, huỳnh bá, huỳnh cầm. Uống ba thang mà anh không mạnh, thì em đào hầm chôn luôn!

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • măng cụt
      • gừng lùi
      • cà na
      • thầy thuốc
      • chuối hột
      • thuốc Bắc
      • đương quy
      • thần sa
      • sắc thuốc
      • gừng
      • huỳnh liên
      • tương tư
      • huỳnh bá
      • khoai lang
      • huỳnh cầm
    • Người đăng: Phan An
    • 4 November,2013
  • Khoai lang củ sượng, củ trân

    Khoai lang củ sượng, củ trân Siêng ăn nhác mần mà lựa củ to

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • lười biếng
      • khoai lang
    • Người đăng: Phan An
    • 2 November,2013
  • Mặn mà nước mắm Tiên Châu

    Mặn mà nước mắm Tiên Châu Khoai lang Bàu Súng, rau câu Xuân Đài

    Dị bản
    • Mặn mà nước mắm Tiên Châu Khoai lang Bàu Súng, Sông Cầu dừa tươi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Xuân Đài
      • sông Cầu
      • Tiên Châu
      • Bàu Súng
      • sản vật
      • nước mắm
      • khoai lang
      • Phú Yên
    • Người đăng: Phan An
    • 14 October,2013
  • Anh trèo lên cây táo

    Anh trèo lên cây táo Anh sang qua cây gạo Mồ hôi chưa ráo Áo cụt chưa khô Tai nghe em rớt xuống ao hồ Tay anh bưng bát thuốc cam lồ cứu em Hai tay cầm bốn củ khoai lang Thiếp nói với chàng đến mai hãy nướng Cực chẳng đã mới ra thân làm mướn Một ngày ba bốn mươi đông, không sướng chút chi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • khoai lang
      • cây gạo
      • làm mướn
      • cây táo
    • Người đăng: Quỳnh Mai
    • 11 October,2013
  • Bắt chân chữ ngũ

    Bắt chân chữ ngũ Đánh củ khoai lang Hỡi cô nhà hàng Cho tôi bát nước

    Dị bản
    • Bắt chân chữ ngũ, đánh củ khoai lang Bớ mụ hàng! Cho ta bát nước.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • khoai lang
    • Người đăng: Phan An
    • 5 October,2013
  • Tôi ở Cao Lãnh, tôi nghèo quá xá

    Tôi ở Cao Lãnh, tôi nghèo quá xá Tôi chèo vô Cà Mau, Rạch Giá Tôi mua ít giạ khoai lang Tôi bán một giạ lời được một cắc Tôi trở về thấy anh ngồi sòng tứ sắc Thời tôi kể chắc ảnh thua rồi Trời ơi, nhà nghèo con dăm bảy đứa Gạo tôi kiếm từng nồi anh có biết không?

    Dị bản
    • Tôi ở Trà Vinh nghèo quá Tôi chèo chiếc ghe vô Cà Mau, Rạch Giá Tôi mua ít tạ khoai lang Tôi đi thẳng Trà Bang Tôi bán một tạ lời mấy cắc Tôi trở về nhà thấy anh ngồi sòng tứ sắc Tôi kể chắc ảnh thua rồi. Úy trời đất ôi! Con đùm con đeo năm bẩy đứa, Gạo em kiếm từng nồi anh có thấy không?

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
      • Than thân trách phận
    • Thẻ:
      • buôn bán
      • khoai lang
      • Cà Mau
      • Rạch Giá
      • Sóc Trăng
      • nghèo đói
      • bài bạc
      • Trà Vinh
      • Trà Bang
      • Cao Lãnh
    • Người đăng: Kim Khương
    • 5 October,2013
  • Khoai lang chặt bỏ hai đầu

    Khoai lang chặt bỏ hai đầu Lấy chồng thầy thuốc hôi dầu xạ hương

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • khoai lang
      • thầy thuốc
      • xạ hương
    • Người đăng: Phan An
    • 30 September,2013
  • Khoai lang tốt củ, xấu dây

    Khoai lang tốt củ, xấu dây Bề ngoài anh xấu, nhưng lòng đầy tình thương

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • khoai lang
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 18 September,2013
  • Ai đem chú ủi sang sông

    Ai đem chú ủisang sông Cho nên chú ủi ủi vồng khoai lang

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • khoai lang
      • con heo
    • Người đăng: Phan An
    • 9 September,2013
  • Rắn đi còn dằm

    Rắn đi còn dằm Rồng nằm còn dấu Sấu lội qua mương Ễnh ương trườn bãi Sán lãi bò ngang Rau lang bò xuống Rau muống cuốn ngọn rau dừa Em lấy ai có chửa đổ thừa cho anh.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • rau muống
      • con rắn
      • khoai lang
      • cá sấu
      • con rồng
      • rau dưa
      • sán lãi
    • Người đăng: Phan An
    • 2 September,2013
  • Vè bài tới

    Nghe vẻ nghe ve, Nghe vè bài tới Cơm chưa lập xới Trầu chửa kịp têm Tao đánh ba đêm Thua ba tiền rưỡi Về nhà chống chửi: “Thằng Móc, thằng Quăn, Đánh sao không ăn Mà thua lắm bấy?” Tui lấy tiền cấy Cho đủ mươi ngày Bảy Thưa, Bảy Dày Cùng là Ngạt kéo

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • dâu
      • Đồng Nai
      • khoai lang
      • Bảy Thưa
      • bài bạc
      • bài chòi
      • sương sa
      • bài tới
      • Bảy Dày
      • cá nhám
    • Người đăng: Phan An
    • 29 August,2013
  • Tĩn ve chai năm nay sụt giá

    Tĩn ve chai năm nay sụt giá Tôi bán không khá Tôi trở về Rạch Giá, mua một giạ khoai lang

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • khoai lang
      • Rạch Giá
      • ve chai
    • Người đăng: Phan An
    • 29 August,2013
  • Đối đáp

    – Trọc gì ? – Trọc đầu. – Đầu gì? – Đầu tàu. – Tàu gì? – Tàu hoả. – Hoả gì? – Hoả tốc. – Tốc gì? – Tốc hành. – Hành gì? – Hành củ. – Củ gì? – Củ khoai. – Khoai gì? – Khoai lang. – Lang gì? – Lang trọc. – Trọc gì? – Trọc đầu.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • khoai lang
      • củ hành
      • xe lửa
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 26 August,2013
  • Nắng đổ chang chang

    Nắng đổ chang chang Thấy mặt con bán khoai lang Tui bàng hoàng muốn làm cữ rét Trời mưa sấm sét Thấy mặt con bán bánh tét Tui muốn hét rụng rời

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • khoai lang
      • bánh tét
    • Người đăng: Phan An
    • 25 August,2013
  • Thiếu chi hoa lý hoa lài

    – Thiếu chi hoa lý hoa lài, Mà anh đi chọn hoa khoai trái mùa – Hoa khoai chịu nắng chịu mưa, Hoa lài hoa lý chưa trưa đã sầu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • hoa lài
      • khoai lang
      • đối đáp
      • thiên lý
    • Người đăng: Quỳnh Mai
    • 7 August,2013
  • Muối hột Cầu Ngang, dưa gang Bảo Thạnh

    Muối hột Cầu Ngang Dưa gang Bảo Thạnh

    Dị bản
    • Muối hột Cầu Ngang Khoai lang ở Gảnh

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • dưa gang
      • nghề truyền thống
      • Cầu Ngang
      • Bảo Thạnh
      • xóm Gảnh
      • muối
      • khoai lang
      • Bến Tre
      • Ba Tri
    • Người đăng: Phan An
    • 30 July,2013
  • Thương ai rồi lại nhớ ai

    Thương ai rồi lại nhớ ai Mặt buồn rười rượi như khoai mới trồng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • thương nhớ
      • tương tư
      • khoai lang
      • nỗi buồn
    • Người đăng: Phan An
    • 24 July,2013
  • Khoai lang củ sượng, củ trân

    Khoai lang củ sượng, củ trân Ưng anh đánh bạc, cỡi kỳ lân về trời

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • kỳ lân
      • cờ bạc
      • khoai lang
    • Người đăng: Phan An
    • 21 July,2013
  • Củ lang nấu với củ mì

    Củ lang nấu với củ mì Chờ cho mì chín, còn gì là lang

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • khoai lang
      • khoai mì
    • Người đăng: Phan An
    • 19 July,2013
  • Họa hổ họa bì nan họa cốt

    Họa hổ họa bì nan họa cốt, Tri nhân tri diện bất tri tâm, May không chút nữa em lầm, Khoai lang khô xắt lát, tưởng nhân sâm bên Tàu.

    Dị bản
    • Hoạ hổ hoạ bì nan hoạ cốt, Tri nhơn tri diện bất tri tâm Ở xa không biết nên lầm Bây giờ rõ lại vàng cầm cũng buông

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • nội tâm
      • tri tâm
      • nhân diện
      • tướng người
      • nhân tâm
      • con hổ
      • khoai lang
      • nhân sâm
      • con cọp
    • Người đăng: Mai Huyền Chi
    • 5 July,2013
Chú thích
  1. Thuốc bắc Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.

    Một số vị thuốc bắc

    Một số vị thuốc bắc

  2. Sắc thuốc Sắc nghĩa là làm cho keo, đậm lại. Sắc thuốc là đun thuốc Bắc hoặc thuốc Nam với lượng nước lúc đầu khoảng ba chén, sau khi sôi thật lâu để thuốc ra hết chất và nước chỉ còn khoảng một chén, vừa uống.
  3. Lùi Nướng bằng cách ủ (khoai, mía, bắp...) vào tro nóng cho chín.
  4. Chuối hột Một loại chuối dại bản địa của vùng Đông Nam Á, quả có nhiều hạt, là một trong những tổ tiên của các loại chuối hiện đại. Ở ta, chuối hột non (chuối chát) được chế biến thành nhiều món ăn phong phú, ngoài ra chuối hột còn được dùng làm vị thuốc.

    Chuối chát (Chuối hột non)

    Chuối chát (Chuối hột non)

  5. Đương quy Tên một loại cây thân thảo, cho rễ sấy khô là một vị thuốc Bắc có tác dụng chữa các chứng đau đầu, đau lưng do thiếu máu.

    Đương quy

    Đương quy

  6. Ki Một loại giỏ đan bằng nan tre (tương tự như cần xé) thường gặp ở Trung và Nam Bộ, dùng để đựng trái cây, nông sản.
  7. Trám Người Nam Bộ gọi là cà na từ cách phát âm của người Triều Châu, âm Hán Việt là cảm lãm, một loại cây thân gỗ thường đươc trồng để lấy gỗ và nhựa. Quả trám căng tròn màu xanh nhạt, dài hơn một lóng tay, vị chua chua hơi chát, dùng kho cá hoặc muối dưa.

    Trái cà na

    Trái trám

  8. Chu sa Thể bột được gọi là chu sa, thể cục gọi là thần sa, một loại khoáng thạch có màu đỏ (chu sa có nghĩa là cát đỏ) được dùng trong Đông y, có tác dụng an thần.

    Thần sa

    Thần sa

  9. Măng cụt Một loại cây nhiệt đới cho quả khi chín có màu tím đậm, vỏ dày, ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt rất thơm ngon, ngày xưa còn được dùng để tiến vua. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Thái-Khmer mangkut.

    Quả măng cụt

    Quả măng cụt

  10. Rau răm Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.

    Rau răm

    Rau răm

  11. Sứa lửa Một loại sứa có màu hồng nhạt, trong xúc tu có nhiều tế bào gai chứa chất độc có thể gây nguy hiểm cho người nếu chạm phải.
  12. Huỳnh liên Còn có tên là so đo bông vàng, một loại cây cao từ 2-4m, có hoa to màu vàng tươi, rễ được dùng làm thuốc.

    Huỳnh liên

    Huỳnh liên

  13. Gáo vàng Còn gọi là cây huỳnh bá, một loại cây lớn, gỗ màu vàng, mọc nhiều ở các kênh rạch miền Tây Nam Bộ. Trái gáo có vị hơi chua, thường ăn với muối ớt. Gỗ được dùng để làm sàn và vách nhà. Vỏ cây được dùng để trị tiêu chảy, kiết lị, làm thuốc bổ.

    Gáo vàng

    Gáo vàng

  14. Hoàng cầm Cũng gọi là huỳnh cầm, một loại cây nhỏ, lá nhọn, rễ sắc vàng, dùng làm thuốc hạ huyết áp, kháng sinh, giảm sốt, lợi tiểu...

    Xuyên hoàng cầm

    Xuyên hoàng cầm

  15. Thang thuốc Một gói gồm các vị thuốc có một tác dụng chung nào đó (trị bệnh, bồi bổ cơ thể...). Một thang thuốc thường chia sắc uống làm hai lần hoặc ba lần, tùy đơn kê của thầy thuốc.
  16. Trân (Khoai) luộc chưa chín. Đồng nghĩa với sượng.
  17. Mần Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  18. Tiên Châu Tên một cửa biển thuộc xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nằm ở hạ lưu sông Cái, sát bên bờ biển. Tiên Châu là vùng đất có phong cảnh đẹp, đồng thời là một cảng biển sầm uất từ thế kỉ 17.
  19. Khoai lang Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.

    Thu hoạch khoai lang

    Thu hoạch khoai lang

  20. Bàu Súng Tên một bàu nước có diện tích độ 2,5 km2 thuộc xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Bàu mọc nhiều hoa súng nên có tên gọi như vậy. Xung quanh bàu, người dân trồng nhiều khoai lang, dưa gang, mướp...

    Vớt bông súng trên Bàu Súng

    Vớt bông súng trên Bàu Súng

  21. Rau câu Một loại rong biển, là nguyên liệu chính để làm các món rau câu, thạch, xu xoa... Người dân ven biển những vùng có nhiều rau câu thường vớt rau câu bán.

    Rau câu

    Rau câu

  22. Xuân Đài Hoặc Sơn Đài, tên một ngọn đèo nay thuộc xã Xuân Thọ 2, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, là ranh giới tự nhiên giữa xã An Dân (huyện Tuy An) và xã Xuân Thọ (huyện Sông Cầu) trước đây. Tại đây có một vịnh biển dài khoảng 50 cây số, với nhiều gành đá, bãi cát rất đẹp, cũng tên là vịnh Xuân Đài.

    Vịnh Xuân Đài

    Vịnh Xuân Đài

  23. Sông Cầu Một địa danh thuộc tỉnh Phú Yên, nay là thị xã cực bắc của tỉnh. Tại đây trồng rất nhiều dừa và có nhiều sản vật từ dừa. Sông Cầu cũng có nhiều lễ hội tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hoá địa phương như lễ hội cầu ngư, lễ hội Sông nước Tam Giang được tổ chức vào mồng 5 và mồng 6 tháng Giêng âm lịch...

    Vịnh Xuân Đài, thuộc thị xã Sông Cầu

    Vịnh Xuân Đài, thuộc thị xã Sông Cầu

  24. Táo Loại cây thân gỗ, tán rộng, lá hình trứng thuôn dài, mặt dưới có lông. Hoa táo nhỏ màu vàng nhạt, mọc thành cụm ở nách lá. Quả có hình trứng, vỏ trơn, thịt quả màu trắng, giòn, khi chín thì xốp và có vị ngọt, chứa một hạt cứng. Quả táo để ăn tươi, ngâm rượu, ngâm nước uống, làm mứt. Lá, quả và nhân hạt táo dùng làm thuốc chữa một số bệnh.

    Quả táo

    Quả táo

  25. Gạo Loại cây thân mộc, có hoa đỏ thường nở vào tháng 3 âm lịch, thời điểm hết xuân sang hè. Cũng như cây đa, cây hoa gạo là một nét bản sắc quen thuộc của làng quê Việt Nam, thường mọc ở đầu làng, cạnh đình, bến sông... Hoa gạo còn có tên Hán Việt là mộc miên, người Tây Nguyên gọi là hoa pơ-lang.

    Cây hoa gạo

    Cây gạo

  26. Cam lộ Cũng gọi là cam lồ. Theo nghĩa đen, cam nghĩa là ngọt, lộ là sương, nên "cam lộ" nghĩa là giọt sương ngọt. Theo nghĩa rộng, cam lộ là một thứ rượu ngon ngọt. Trong Phật giáo, cam lộ là thứ nước thơm tho, linh diệu, làm đồ uống của các vị tiên phật, hễ rưới lên mình ai là người đó hết bệnh tật, thậm chí sống lại.

    Hình ảnh phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, tay cầm bình nước cam lồ

    Hình ảnh phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, tay cầm bình nước cam lồ

  27. Chi Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  28. Vắt chân chữ ngũ Vắt (bắt) chéo chân nọ qua chân kia như hình chữ ngũ 五, có vẻ khệnh khạng.
  29. Cao Lãnh Thành phố đồng thời là tỉnh lị của tỉnh Đồng Tháp. Cao Lãnh cũng là tên một huyện của tỉnh Đồng Tháp, cách thành phố Cao Lãnh 8 km về hướng Đông-Nam.
  30. Cà Mau Tỉnh ven biển ở cực Nam nước ta, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Tên gọi Cà Mau có gốc từ tiếng Khmer “Tưk Kha-mau” có nghĩa là nước đen - màu nước đặc trưng ở đây là màu đen do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh rụng xuống. Cà Mau là xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dã, hệ thống sông ngòi chằng chịt, và có nguồn dự trữ sinh thái phong phú.

    Phong cảnh Cà Mau

    Phong cảnh Cà Mau

  31. Rạch Giá Địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang. Có ý kiến cho rằng tên "Rạch Giá" có nguồn gốc từ việc vùng đất này có rất nhiều cây giá mọc hai bên bờ rạch. Vào thời vua Gia Long, Rạch Giá là một vùng đất chưa khai khẩn, còn hoang vu, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Khmer. Dưới thời kháng chiến chống Pháp, Rạch Giá là căn cứ địa của người anh hùng Nguyễn Trung Trực. Thành phố Rạch Giá ngày nay có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á.
  32. Giạ Đồ đong lúa đan bằng tre (có chỗ ghép bằng gỗ), giống cái thúng sâu lòng, thường đựng từ 10 ô trở lại, thường thấy ở miền Trung và Nam (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Một giạ ta tùy địa phương lại có giá trị khác nhau, từ 32 cho tới 45 lít, giạ tây (thời Pháp đô hộ) chứa 40 lít. Đến giữa thế kỉ 20 xuất hiện loại giạ thùng được gò bằng tôn, chứa 40 lít.

    Giạ đong lúa

    Giạ đong lúa bằng gỗ

  33. Cắc Cách người Nam Bộ gọi đồng hào. Theo học giả An Chi, đây là biến âm của 角 giác, nghĩa là hào.
  34. Tứ sắc Tên một trò chơi bài lá phổ biến ở Trung và Nam Bộ. Bộ bài tứ sắc có 28 lá khác nhau, chia thành 4 màu (đỏ, vàng, xanh, trắng) và 7 cấp bậc: Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã, Tốt.

    Bài tứ sắc

    Bài tứ sắc

  35. Trà Vinh Tên một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Cửu Long, có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer: chữ viết, lễ hội, đền chùa... Tại đây cũng có nhiều đặc sản như cốm dẹp trộn dừa kiểu Khmer; các món đuông như đuông chà là, đuông đất và đuông dừa; mắm rươi; rượu Xuân Thạnh, bánh tét, bánh tráng ba xe, mắm kho, bún nước lèo...

    Chùa Kompong Ksan tại Trà Vinh

    Chùa Kompong Ksan tại Trà Vinh

    Bún nước lèo - đặc sản Trà Vinh

    Bún nước lèo - đặc sản Trà Vinh

  36. Trà Bang Một địa danh nay thuộc huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
  37. Xạ hương Chất do hươu xạ và một số loại cầy tiết ra, có mùi thơm đặc biệt, thường được khai thác làm hương liệu, nước hoa và các loại dược phẩm.
  38. Chú ủi Con heo, gọi một cách thân mật.
  39. Cá sấu Một loài bò sát ăn thịt, thường sống ở môi trường nước như đầm lầy, sông suối, có bộ hàm rất khỏe. Chữ sấu trong cá sấu bắt nguồn từ phiên âm tiếng Trung 兽 (shou) có nghĩa là "thú." Người Trung Quốc xưa gọi như vậy vì nó vừa sống dưới nước như cá vừa có nanh vuốt giống thú.

    Cá sấu

    Cá sấu

  40. Ễnh ương Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.

    Ễnh ương

    Ễnh ương

  41. Rau dừa Cũng gọi là cây hoa giếng, một loại cây thân thảo mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp màu trắng, kết thành bè như rau muống, thường gặp ở các ao hồ. Trước đây những năm mất mùa, nhân dân ta thường vớt rau dừa về ăn độn.

    Cây rau dừa nước

    Cây rau dừa nước

  42. Têm trầu Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.

    Têm trầu

    Têm trầu

    Trầu têm cánh phượng

    Trầu têm cánh phượng

  43. Tiền Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta, bằng 60 đồng tiền kẽm.
  44. Tên các con bài trong bộ bài tới.
  45. Tĩn Lọ sành phình ở giữa, trên có nắp đậy, thường dụng đựng nước mắm, mật ong, gạo, muối...

    Cái tĩn

    Cái tĩn

  46. Muốn phát lạnh, thấy lạnh cả người (cách nói của người Nam Bộ).
  47. Bánh tét Có nơi gọi là bánh đòn, một loại bánh của miền Trung và miền Nam, tương tự như bánh chưng ở miền Bắc. Bánh làm bằng gạo nếp, hình trụ dài, gói bằng lá chuối, có thể có nhân đậu và thịt mỡ hoặc không có nhân, khi ăn thì cắt thành khoanh tròn. Những dịp giỗ Tết không thể thiếu món bánh này.

    Một dĩa bánh tét

    Một dĩa bánh tét

  48. Thiên lý Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.

    Hoa thiên lý

    Hoa thiên lý

  49. Nhài Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.

    Bông hoa nhài

    Bông hoa lài (nhài)

  50. Hoa khoai lang

    Hoa khoai lang

  51. Cầu Ngang Một địa danh nay thuộc xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Nằm bên bờ biển, khu vực này ngày xưa có nghề làm muối nổi tiếng trong vùng.
  52. Dưa gang Một loại dưa quả dài, vỏ xanh pha vàng cam (càng chín sắc vàng càng đậm), kích thước tương đối lớn.

    Dưa gang

    Dưa gang

  53. Bảo Thạnh Địa danh nay là một xã thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, nằm ngay cửa sông Ba Lai đổ ra biển.
  54. Xóm Gảnh Tên một xóm nằm bên rạch Bà Hiền, còn gọi là xóm Gảnh Bà Hiền, thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
  55. Kỳ lân Một trong tứ linh, trong văn hóa của một số nước Đông Á. Lân có thể đi trên cỏ mà không làm hư hại cỏ, không làm tổn hại các sinh vật nhỏ bé sống trên đó. Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, và sừng là biểu hiện của từ tâm vì không húc ai bao giờ.

    Tượng kỳ lân

    Tượng kỳ lân

  56. Khoai mì Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).

    Khoai mì luộc

    Khoai mì luộc

  57. Vẽ hổ chỉ vẽ da chứ khó vẽ xương, biết người chỉ biết mặt chứ không biết lòng (tục ngữ Hán Việt).
  58. Nhân sâm Loại cây thân thảo, củ và rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á. Gọi là nhân sâm vì củ sâm có hình dáng hao hao giống người (nhân). Nhân sâm là một vị thuốc rất quý, chữa được nhiều loại bệnh, bổ sung trí lực, đôi khi được thần thoại hóa thành thuốc cải tử hoàn sinh.

    Nhân sâm

    Nhân sâm

  59. Nhơn Nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
Phân trang
  1. «
  2. 1
  3. 2
  4. 3
  5. »

Từ khóa » Thơ Vui Về Củ Khoai Lang