Ca Dao Tục Ngữ Về Lười Biếng - Page 4 Of 5

Những bài ca dao - tục ngữ về "lười biếng":
  • Vè thằng nhác

    Lẳng lặng mà nghe Cái vè thằng nhác Trời đà phó thác Tính khí anh ta Buổi còn mẹ cha Theo đòi thư sự Cho đi học chữ “Nhiều chữ ai vay?” Cho đi học cày Rằng “Nghề ở đợ!” Cho đi học thợ Nói “Nghề ấy buồn” Cho đi tập buôn “Ấy nghề ngồi chợ!”

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • cha mẹ
      • lười biếng
      • tu hú
      • thói hư tật xấu
      • cò hương
      • cò ma
    • Người đăng: Phan An
    • 15 June,2013
  • Đất đâu đất lạ đất lùng

    Đất đâu đất lạ đất lùng Đi làm lại có thổ công ngồi bờ Thổ công không có người thờ Cho nên mới phải vẩn vơ ngoài đồng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Đấu tranh, phản kháng
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • lười biếng
      • thói hư tật xấu
      • thổ địa
    • Người đăng: Phan An
    • 13 June,2013
  • Tóc dài những búi mà trưa

    Tóc dài những búi mà trưa Ham chi người đẹp mà thưa việc làm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • lười biếng
      • mái tóc
    • Người đăng: Phan An
    • 2 June,2013
  • Em têm trầu, têm cho anh một miếng

    Em têm trầu, têm cho anh một miếng Anh có vợ nhà làm biếng quên têm

    Dị bản
    • – Bạn ăn trầu cho ta một miếng Chớ vợ ta ở nhà lười biếng không têm – Bạn có ăn trầu để khoan đó đã Để ta ăn rồi ta nhả bã ta cho

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
      • Trào phúng, phê phán đả kích
      • Khác
    • Thẻ:
      • trầu cau
      • vợ chồng
      • lười biếng
    • Người đăng: Kim Khương
    • 25 May,2013
  • Nẫu giàu nẫu ngủ ban đêm

    Nẫu giàu nẫu ngủ ban đêm Còn tôi nghèo khổ ngủ thêm ban ngày

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • lười biếng
      • giàu nghèo
    • Người đăng: Quỳnh Mai
    • 23 May,2013
  • Tháng năm đau máu

    Tháng năm đau máu Tháng sáu đau chân Tháng tám ngồi dưng Ăn cơm trá bữa Cơm ăn, cơm dỡ Mẹ ngỡ đi đâu Tắm táp, gội đầu Đi xem voi ỉa!

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • lười biếng
      • con voi
    • Người đăng: Phan An
    • 18 May,2013
  • Ngán thay cái kiếp lợn xề

    Ngán thay cái kiếp lợn xề Ăn bèo với cám, nằm lê trong chuồng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • lười biếng
      • con lợn
      • lợn xề
    • Người đăng: Phan An
    • 15 May,2013
  • Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng

    Việc nhà thì nhác Việc chú bác thì siêng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • lười biếng
      • siêng năng
      • công việc
    • Người đăng: Lê Tư
    • 15 May,2013
  • Vốn tôi có máu đau hàm

    Vốn tôi có máu đau hàm Cơm ăn thì đỡ, việc làm thì đau

    Dị bản
    • Người sao có bệnh đau hàm Lúc ăn thời khỏi, lúc làm thời đau

    • Vốn tôi có máu đau hàm, Hễ ăn thì được, hễ làm thì đau

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • lười biếng
    • Người đăng: Phan An
    • 14 May,2013
  • Làm thân con gái chẳng lo

    Làm thân con gái chẳng lo Ngủ trưa đứng buổi dậy đo mặt trời Quần áo thì rách tả tơi Lấy rơm mà túm mỗi nơi mỗi đùm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • lười biếng
      • con gái
      • bài chòi
    • Người đăng: Lê Tư
    • 24 April,2013
  • Ngồi mát ăn bát vàng

    Ngồi mát ăn bát vàng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • may mắn
      • lười biếng
    • Người đăng: Lê Tư
    • 24 April,2013
  • Ruộng gần bỏ cỏ chẳng cày

    Ruộng gần bỏ cỏ chẳng cày Chợ xa quà rẻ mấy ngày cũng đi

    Dị bản
    • Ruộng gần thì bỏ chẳng cày Chợ xa nhiều gạo mấy ngày cũng đi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • lười biếng
      • Ham chơi
    • Người đăng: Lê Tư
    • 17 April,2013
  • Há miệng chờ sung

    Há miệng chờ sung

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • lười biếng
    • Người đăng: Lê Tư
    • 14 April,2013
  • Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa

    Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày

    Dị bản
    • Giàu đâu những kẻ ngủ trưa Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • giàu sang
      • say sưa
      • chăm chỉ
      • lười biếng
    • Người đăng: Tuệ Nương
    • 14 April,2013
  • Chú ăn rồi chú lại ngồi

    Chú ăn rồi chú lại ngồi Chú bắt người ở dọn nồi dọn niêu Chú giỏi sao chú chẳng đi thi Cứ ăn xó bếp ngủ khì chuồng trâu Chú ơi tôi chẳng ưng đâu Trạng không xứng trạng, có hầu cũng uổng công

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • lười biếng
      • hầu hạ
    • Người đăng: Lê Tư
    • 14 April,2013
  • Nhàn cư vi bất thiện

    Nhàn cư vi bất thiện

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • lười biếng
      • rảnh rỗi
      • nhàn hạ
    • Người đăng: Tuệ Nương
    • 13 April,2013
  • Mồm miệng đỡ chân tay

    Mồm miệng đỡ chân tay

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • lười biếng
    • Người đăng: Tuệ Nương
    • 13 April,2013
  • Của đời cha mẹ để cho

    Của đời cha mẹ để cho Làm không ăn có của kho cũng rồi.

    Dị bản
    • Của đời ông mệ để cho, Mần không ăn có, của kho cũng rồi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • lười biếng
      • của cải
    • Người đăng: Lê Tư
    • 13 April,2013
  • Từ ngày em về nhà này

    Từ ngày em về nhà này Tưởng ngày một khá, hóa ngày một hư Đi chợ ăn những quà trừ Đi tắm mất váy khư khư chạy về Nấu cơm trên sống dưới khê Đủ cả tứ bề như thể cháo hoa Bữa ăn nồi bảy nồi ba Quanh năm ngày tháng chẳng ra đồng nào Rửa bát ngủ gật cầu ao Ngủ trưa chồng gọi kêu sao nhức đầu Ăn nói cảu nhảu càu nhàu Sai em rinh nước đổ vào tàu khoai Việc ăn em chẳng kém ai Hễ mó đến gánh thì vai sứt hờ Việc làm chểnh mảng thờ ơ Lại thêm một chút làm thơ với chồng.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • lười biếng
      • tham ăn
      • tật xấu
      • cháo hoa
    • Người đăng: Phan An
    • 29 March,2013
  • Cô gái Sơn Tây, yếm thủng tày giần

    Cô gái Sơn Tây, yếm thủng tày giần Răng đen hạt nhót, chân đi cù nèo Tóc rễ tre cô chải lược bồ cào Xù xì da cóc, hắc lào tứ tung Trên đầu chấy rận như sung Rốn lồi quả quít, má hồng trôn niêu Cô tưởng mình cô ái ố mỹ miều Chồng con chả lấy, để liều thân ru Hai nách cô thơm như ổ chuột chù Mắt như gián nhấm, lại gù lưng tôm Trứng rận bằng quả nhãn lồng Miệng cười tủm tỉm như sông Ngân Hà

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • bánh đúc
      • xay thóc
      • mít
      • cháo hoa
      • lẳng lơ
      • Ngân Hà
      • tham ăn
      • chuột chù
      • cái niêu
      • Sơn Tây
      • hắc lào
      • người phụ nữ
      • ba ba
      • lười biếng
      • giã gạo
    • Người đăng: Phan An
    • 29 March,2013
Chú thích
  1. Thư sự Chuyện sách vở, học hành (chữ Hán).
  2. Thổ Công Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.

    Một hình ảnh về Thổ Công

    Một hình ảnh về Thổ Công

  3. Têm trầu Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.

    Têm trầu

    Têm trầu

    Trầu têm cánh phượng

    Trầu têm cánh phượng

  4. Nậu Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). 

Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” 

Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. 

Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
  5. Ngồi dưng Ngồi không, không làm việc gì.
  6. Dỡ Gói ghém mang theo.
  7. Nhác Lười biếng.
  8. Có bản chép: lẳng lơ.
  9. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ngủ Trưa.
  10. Niêu Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  11. Trạng nguyên Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)
  12. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Lục Trạng.
  13. Ông mệ Ông bà (phương ngữ Trung Bộ).
  14. Mần Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  15. Cơm khê Cơm nấu quá lửa, có mùi khét.
  16. Cháo hoa Cháo loãng, chỉ nấu bằng gạo, ninh nhừ cho đến khi hạt gạo nở bung hết cỡ.

    Cháo hoa

    Cháo hoa

  17. Nồi bảy, nồi ba Cách phân loại độ lớn của nồi thời xưa. Nồi bảy nấu được bảy lon gạo, nồi ba nấu được ba lon.
  18. Có bản chép: số thờ (số vai để thờ, không phải để gánh gồng, làm việc).
  19. Bài này có nhiều câu tương tự với bài "Cô gái Sơn Tây yếm thủng tày giần."
  20. Sơn Tây Một địa danh ở Bắc Bộ, nay là thị xã trực thuộc thủ đô Hà Nội. Vào thế kỉ 15, đây là trấn sở Sơn Tây, đổi thành tỉnh Sơn Tây vào năm Minh Mệnh thứ hai (1832). Sơn Tây nổi tiếng có làng Đường Lâm, quê hương của hai vị vua Ngô Quyền và Phùng Hưng, nên gọi là đất hai vua.

    Cổng vào làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây)

    Cổng vào làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây)

  21. Tày Bằng (từ cổ).
  22. Giần Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.

    Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó (Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)

    Xay, giã, giần, sàng

    Xay, giã, giần, sàng

  23. Nhót Một loại cây rất quen thuộc ở các vùng quê miền Bắc, thường được trồng lấy quả. Quả nhót hình trứng, khi chín có màu đỏ, có vị chua hoặc ngọt, dùng để nấu canh. Rễ, thân, lá còn được dùng làm thuốc.

    Quả nhót

    Quả nhót

  24. Có bản chép: hạt nhãn.
  25. Cù nèo Gậy dài thường làm bằng tre, có móc hoặc mấu ở đầu để hái trái cây. Có vùng gọi là cây cù quèo.
  26. Bồ cào Đồ vật nhà nông có cán dài (thường bằng tre), một đầu có nhiều răng thưa, dùng để làm tơi đất, dọn cỏ, hoặc cào phơi nông sản. Động tác sử dụng bồ cào gọi là cào.

    Bồ cào

    Bồ cào

  27. Hắc lào Một loại bệnh ngoài da do nấm. Dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh là ngứa, nổi mẩn đỏ, có mụn nước, vùng có nấm thường tròn như đồng tiền; vùng da bị tổn thương ngứa ngáy rất khó chịu.
  28. Sung Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.

    Cây và quả sung

    Cây và quả sung

  29. Trôn Mông, đít, đáy (thô tục).
  30. Ru Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
  31. Chuột chù Một giống chuột ăn thịt, thức ăn chủ yếu là côn trùng, chim non, ếch, chuột nhắt... Chuột chù có mùi rất hôi.

    Chuột chù

    Chuột chù

  32. Nhấm Gặm (thường dùng cho các loại sâu bọ, chuột, gián...)
  33. Nhãn lồng Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.

    Nhãn lồng Hưng Yên

    Nhãn lồng Hưng Yên

  34. Ngân Hà Tên gọi của thiên hà bao gồm Trái Đất của chúng ta. Trên bầu trời đêm, Ngân Hà trông như một dải sáng trắng vắt ngang bầu trời, nên được hình tượng hóa thành một dòng sông trên thượng giới. Trong thần thoại Trung Quốc, Ngưu Lang và Chức Nữ bị sông Ngân Hà chia cách, nên sông Ngân còn tượng trưng cho sự ngăn cách lứa đôi.

    Nguồn: Rick Whitacre.

    Dải Ngân Hà. Nguồn: Rick Whitacre.

Phân trang
  1. «
  2. 1
  3. 2
  4. 3
  5. 4
  6. 5
  7. »

Từ khóa » Thơ Về Con Gái Lười Biếng