Ca Dao Tục Ngữ Về Mẹ Chồng Nàng Dâu

Những bài ca dao - tục ngữ về "mẹ chồng nàng dâu":
  • Ớ con kia mày đừng chót mỏ nói rân

    Ớ con kia mày đừng chót mỏ nói rân Tao không có luỵ có cần mày đâu Mày làm dâu tao không có chắc ăn đâu mà mừng.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • mẹ chồng nàng dâu
    • Người đăng: Phan An
    • 21 March,2022
  • Cơm nhà ăn ngon, con nhà dễ khiến

    Cơm nhà ăn ngon, con nhà dễ khiến Ba bà bốn truyện kháo chuyện nàng dâu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • cơm
      • mẹ chồng nàng dâu
    • Người đăng: Phan An
    • 6 March,2019
  • Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào

    Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
    • Thẻ:
      • mẹ chồng nàng dâu
    • Người đăng: Phan An
    • 26 March,2018
  • Mẹ anh dữ lắm em ơi

    Mẹ anh dữ lắm em ơi Nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn lời mẹ cha Nhịn cho nên cửa, nên nhà Nên kèo, nên cột, nên xà tầm vông

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • mẹ chồng nàng dâu
      • nhường nhịn
    • Người đăng: Phan An
    • 28 November,2017
  • Bắt chấy cho mẹ chồng, thấy bồ nông dưới bể

    Bắt chấy cho mẹ chồng, thấy bồ nông dưới bể

    Dị bản
    • Bắt chí cho mụ gia, chộ ba ba ngoài bể

    • Bắt chí cho mụ gia, chộ đa đa trên động

    • Con dâu bắt chí mẹ chồng Ngó ra ngoài đồng thấy ổ le le

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • mẹ chồng nàng dâu
    • Người đăng: Phan An
    • 6 September,2017
  • Trước làm nàng dâu, sau mới làm mẹ chồng

    Trước làm nàng dâu, sau mới làm mẹ chồng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • mẹ chồng nàng dâu
    • Người đăng: Phan An
    • 13 August,2016
  • Muốn nói không làm mẹ chồng mà nói

    Muốn nói không làm mẹ chồng mà nói

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Đấu tranh, phản kháng
      • Khác
    • Thẻ:
      • mẹ chồng nàng dâu
    • Người đăng: Phan An
    • 13 August,2016
  • Rau muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn

    Rau muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • rau muống
      • mẹ chồng nàng dâu
    • Người đăng: Phan An
    • 3 September,2015
  • Bà già mặc áo bông chanh

    Bà già mặc áo bông chanh Ngồi trong đám hẹ nói hành nàng dâu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Khác
    • Thẻ:
      • chơi chữ
      • mẹ chồng nàng dâu
    • Người đăng: Phan An
    • 23 August,2015
  • Làm dâu cha mẹ chồng có chừng, có đỗi

    Làm dâu cha mẹ chồng có chừng, có đỗi Làm dâu em chồng có nhiều nỗi đắng cay

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
    • Thẻ:
      • mẹ chồng nàng dâu
      • làm dâu
      • em chồng
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 17 June,2015
  • Chả tham nhà ngói ba tòa

    Chả tham nhà ngói ba tòa Chỉ tham một nỗi mẹ cha rộng mồm Tối về rức lác i om Trống chầu chả có, lấy mồm cầm canh

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • vợ chồng
      • mẹ chồng nàng dâu
      • trống chầu
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 8 June,2015
  • Ham chi bó ló quan tiền

    Ham chi bó ló quan tiền Mụ gia dễ ở, chồng hiền là hơn

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
    • Thẻ:
      • vợ chồng
      • mẹ chồng nàng dâu
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 4 June,2015
  • Má đừng khắc bạc con dâu

    Má đừng khắc bạc con dâu Còn để cái đức về sau cho con má nhờ

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
    • Thẻ:
      • mẹ chồng nàng dâu
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 25 March,2015
  • Thế gian đã có lời ca

    Thế gian đã có lời ca Nàng dâu khéo ở, mụ gia hết ngầy

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • mẹ chồng nàng dâu
    • Người đăng: Phan An
    • 4 July,2014
  • Trồng tre ngả ngọn xuống mương

    Trồng tre ngả ngọn xuống mương Hai dâu về tới, má thương dâu nào? – Dâu nào dâu nấy cũng thương Dâu cũ tầm thường, dâu mới má thương hơn

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • tre
      • mẹ chồng nàng dâu
      • thiên vị
      • đa thê
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 20 June,2014
  • Tới nơi đây lỡ chợ, lỡ đò

    Tới nơi đây lỡ chợ, lỡ đò Xẻo cẳng tay nuôi mẹ, giả thịt bò mẹ xơi Mẹ thương con sa rơi nước mắt Nghĩ tới dâu hiền ruột thắt tận da Thôi hỡi con ơi, cháo rau cho qua bữa, thịt với thà làm chi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
    • Thẻ:
      • hiếu thảo
      • mẹ chồng nàng dâu
    • Người đăng: Tuệ Nương
    • 22 November,2013
  • Mẹ anh như con khái đen

    Mẹ anh như con khái đen Em bước chân vào đó như ngồi bên miệng hùm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • mẹ chồng nàng dâu
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 22 November,2013
  • Mẹ chồng là mẹ chồng tôi

    Mẹ chồng là mẹ chồng tôi Cái tôm bóc nõn, tôi nuôi mẹ chồng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
    • Thẻ:
      • hiếu thảo
      • mẹ chồng nàng dâu
    • Người đăng: Tuệ Nương
    • 9 November,2013
  • Chó béo đẹp mặt chủ nhà

    Chó béo đẹp mặt chủ nhà Nàng dâu rách rưới, mụ gia thẹn thùng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
    • Thẻ:
      • mẹ chồng nàng dâu
    • Người đăng: Tuệ Nương
    • 9 November,2013
  • Chồng thương chẳng sợ chi ai

    Chồng thương chẳng sợ chi ai Đũa bếp cho dài kẹp cổ mụ gia

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
    • Thẻ:
      • mẹ chồng nàng dâu
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 1 November,2013
Chú thích
  1. Nói rân Nói nhiều, nói liên hồi.
  2. Bà gia Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
  3. Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào Khi chồng giận dữ thì nên tránh đi, còn khi mẹ chồng la mắng thì nên biết chịu đựng làm lành.
  4. Kèo Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.

    Kèo

    Kèo

  5. Xà gồ Cũn gọi là đòn tay, thanh cứng (ngày xưa thường làm bằng gỗ hoặc tre) được đặt nằm ngang để đỡ các bộ phận bên trên của một công trình xây dựng (nhà cửa, đền chùa...).

    Xà gồ chạm hoa văn

    Xà gồ chạm hoa văn

  6. Tầm vông Một loài cây thuộc họ tre, có khả năng chịu khô hạn khá tốt, ưa ánh sáng dồi dào. Thân cây gần như đặc ruột và rất cứng, không gai, thường dùng trong xây dựng, sản xuất chiếu và làm hàng thủ công mỹ nghệ. Ngoài việc sử dụng làm vật liệu xây dựng như những loài tre khác, do độ bền cao, đặc biệt là khả năng dễ uốn cong nên tầm vông còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác.

    Bụi tầm vông

    Bụi tầm vông

  7. Bồ nông Một loài chim săn cá, có chiếc mỏ dài và túi cổ họng lớn đặc trưng để bắt con mồi.

    Bồ nông

    Bồ nông

  8. Bắt chấy cho mẹ chồng, thấy bồ nông dưới bể Con dâu ít khi quan tâm đến mẹ chồng. Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công: “[nàng dâu] tay thì rẽ tóc nhưng mắt lại ngóng nhìn tận đẩu tận đâu; nhìn thấy cả những thứ chẳng liên quan gì đến công việc của mình.”
  9. Chộ Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  10. Ba ba Động vật họ rùa mai mềm, thường có kích cỡ nhỏ hơn rùa, sống ở các vùng nước ngọt (hồ, ao, sông ngòi, đầm, v.v.). Ở nước ta có 5 loài rùa mai mềm: ba ba Nam Bộ, ba ba gai, giải, ba ba trơn, và giải sin hoe. Ba ba có bốn chân, không có đuôi, đầu có vẩy nhỏ, miệng nhiều răng.

    Con ba ba

    Con ba ba

    Hướng dẫn định dạng các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam (Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, 2010)

  11. Đa đa Còn gọi là gà gô, một loài chim rừng, thường sống trên cây hoặc trong các bụi rậm trên núi cao, ăn sâu bọ, đuôi ngắn. Đa đa thường bị săn bắt để lấy thịt.

    Chim đa đa

    Chim đa đa

  12. Le le Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.

    Con le le

    Con le le

  13. Rau muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng Rau muống tháng 9 là đã hết mùa nên toàn cọng già, còi, ăn vừa xơ vừa chát. Câu này mỉa mai mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu.
  14. Hẹ Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.

    Bông hẹ

    Bông hẹ

  15. Bài này có sự chơi chữ: Chanh, hành, hẹ, dâu đều là tên những loại cây.
  16. Đỗi Độ, chừng, mức (quá đỗi, đỗi đường).

    Tình ý theo người đi một đỗi Một đỗi, dài hơn bốn chục năm (Nhớ có lần, trên Bắc khuya, nghe một lão đàn hát - Tô Thùy Yên)

  17. Ngày xưa nhà thường lợp bằng tranh, rơm rạ, chỉ có những nhà khá giả mới được lợp ngói. "Nhà ngói ba tòa" tức là nhà rất giàu.
  18. Rức lác Nói chuyện ồn ào, rầm rĩ.

    Quận Châu mới sợ, mở ngay cửa ra. Các quân chen vai nhau mà vào. Bấy giờ Quận Huy đã cỡi voi ra giữa sân, cầm gươm trỏ ra nói rằng: - Ba quân bay không được rức lác, phải đâu về đấy, không thì tao chém đầu chúng bay! Các quân vẫn sợ thanh thuế Quận Huy, coi thấy cưỡi voi dữ dội, đều ngồi xuống cả, không dám nói gì. (Hoàng Lê nhất thống chí)

  19. Trống chầu Loại trống lớn thường được đặt trên giá gỗ, đánh bằng dùi lớn trong các buổi hát bội, lễ hội đình chùa. Lưu ý: phân biệt với loại trống chầu gõ trong các buổi hát ả đào ở miền Bắc.

    Trống chầu

    Trống chầu

  20. Canh Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  21. Ló Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  22. Khắc bạc Khe khắt và ác nghiệt.
  23. Ngầy Phiền nhiễu, bực mình.
  24. Sa Rơi xuống (từ Hán Việt).
  25. Khái Con hổ.
  26. Hổ Còn gọi là cọp, hùm, dân gian còn gọi là ông ba mươi hay chúa sơn lâm, một loài động vật có vú, ăn thịt sống, có tuổi thọ khoảng 20 năm. Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ, kém leo trèo nhưng đa số bơi lội giỏi, hay đi săn đơn lẻ. Thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươu, nai, lợn rừng, trâu, v.v., ngoài ra chúng cũng săn bắt và ăn thịt các loại mồi to hay nhỏ hơn nếu cần. Một con hổ trung bình có thể ăn tới 27 kg một ngày và có thể nhịn ăn khoảng 2 hoặc 3 ngày.

    Loài hổ thường thấy ở Việt Nam là hổ Đông Dương. Tuy nhiên, ở nước ta, gần 3/4 lượng hổ đã bị giết. Năm 2010, số lượng hổ ở Việt Nam chỉ còn vỏn vẹn 30 con. Hổ thường bị săn bắt để lấy da, xương, hay các bộ phận khác. Nạn săn bắt, buôn bán hổ khiến số lượng loài động vật quý hiếm này giảm 95% so với đầu thế kỷ 20. Ngày nay trên thế giới chỉ còn khoảng 5.000 - 7.000 cá thể hổ hoang dã, trong đó có khoảng 200 ở Việt Nam và 1.500 ở Ấn Độ. Loài hổ đã được đưa vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm.

    Hổ Đông Dương

    Hổ Đông Dương

  27. Nõn Mịn, mượt, láng lẩy.
Phân trang
  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. »

Từ khóa » Thơ Chăm Biếm Mẹ Chồng Nàng Dâu